Giáo án Lớp 9 Môn Công nghệ - Tuần hai

Giáo án Lớp 9 Môn Công nghệ - Tuần hai

.MỤC TIÊU

- Học sinh biết được vị trí của nghề làm vườn ở nước ta

- Học sinh biết được đặc điểm của nghề làm vườn, những yêu cầu của nghề làm vườn.

- Học sinh biết được tình hình và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta.

II.CHUẨN BỊ

GV chuẩn bị một số tư liệu liên quan đến nghề làm vườn ở nước ta và trên thế giới.

 

doc 72 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Công nghệ - Tuần hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết 1+2 
Mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn
I.Mục tiêu
- Học sinh biết được vị trí của nghề làm vườn ở nước ta
- Học sinh biết được đặc điểm của nghề làm vườn, những yêu cầu của nghề làm vườn.
- Học sinh biết được tình hình và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta.
II.Chuẩn bị
GV chuẩn bị một số tư liệu liên quan đến nghề làm vườn ở nước ta và trên thế giới.
III.Tổ chức dạy học
Hoạt động 1:vị trí nghề làm vườn
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em nghề làm vườn ở nước ta có từ khi nào
? nghề làm vườn cung cấp cho con người những sản phẩm gì
HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
-Nghề làm vườn ở nước ta có từ lâu đời
-Cung cấp những sản phẩm của vườn như: rau đậu các loại hoa quả, sữa, trứng.... 
-Nghề làm vườn góp phần làm đẹp thêm cho đời
Hoạt động 2:Đặc điểm của nghề làm vườn
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em đối tượng của nghề làm vườn là gì
 HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
?mục đích lao động làm vườn là gì
? nội dung lao động làm vườn là gì
? nghề làm vườn cung cấp cho con người những sản phẩm gì
HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
1) đối tượng lao động
Là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao ba gồm các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ...
2) mục đích lao động
Sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
3) nội dung lao động
Làm đất ,Gieo trồng
Chăm sóc ,Thu hoạch
Chọn giống,Bảo quản, chế biến
4) Công cụ lao động
5) Điều kiện lao động
6) Sản phẩm
Hoạt động 3:Những yêu cầu đối với nghề làm vườn
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em nghề làm vườn cần những yêu cầu nào
? nghề làm vườn cung cấp cho con người những sản phẩm gì
HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
1) Tri thức-kỹ năng
2) Tâm sinh lí 
3) Sức khoẻ
4) Nơi đào tạo
Hoạt động 3:Những yêu cầu đối với nghề làm vườn
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em nghề làm vườn cần những yêu cầu nào
? nghề làm vườn cung cấp cho con người những sản phẩm gì
HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
1) Tri thức-kỹ năng
2) Tâm sinh lí 
3) Sức khoẻ
4) Nơi đào tạo
Hoạt động 4:Tình hình và phương hướng
 phát triển nghề làm vườn ở nước ta
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: thuyết trình về nội dung trên
HS: lắng nghe
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
1) Tình hình nghề làm vườn
2) Triển vọng phát triển của nghề làm vườn
 Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết 3+ 4 + 5 
Nguyên tắc thiết kế và quy hoạch vườn
I.Mục tiêu
- Học sinh biết được khái niệm về thiết kế và quy hoạch vườn
- Học sinh biết được đặc điểm của một số mô hình vưởn các vùng sinh thái
II.Chuẩn bị
GV chuẩn bị một số tư liệu liên quan đến nghề làm vườn ở nước ta và tranh ảnh một số mô hình vườn một số vùng trong nước.
III.Tổ chức dạy học
Hoạt động 1:Khái niệm về thiết kế, quy hoạch vườn
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?em hãy nêu ý nghĩa của thiết kế và quy hoạch vườn
? em hiểu gì về hệ sinh thái V.A.C
HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
1) ý nghĩa
2) Khái niệm về hệ sinh thái V.A.C
3) Những căn cứ để thiết kế
4) Phương châm
5)Nội dung thiết kế
Hoạt động 2:Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ như thế nào
Đất, nước tưới, khí hậu
 HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, giới thiệu mô hình vườn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
GV: nêu câu hỏi
?theo em đặc điểm của vùng đồng bằng Nam Bộ như thế nào
 HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, giới thiệu mô hình vườn ở vùng đồng bằng Nam Bộ
1) Vùng đồng bằng Bắc Bộ
a) đặc điểm
b) mô hình vườn
2) Vùng đồng bằng Nam Bộ
a) đặc điểm
b) mô hình vườn
3) Vùng đồng bằng trung du, miền núi
a) đặc điểm
b) mô hình vườn
IV, Tổng kết - đánh giá :
- Nhắc lại khái niệm về quy hoạch, thiết kế vườn ; Khái niệm hệ sinh thái V.A.C ; Các mô hình vườn điển hình ở các vùng sinh thái nước ta.
- Về nhà học bài theo vở ghi.
- Liên hệ với thực tế tại địa phương nơi em đang sống
 Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 6+7+8 
Nguyên tắc thiết kế và quy hoạch vườn
I.Mục tiêu
- Học sinh biết được khái niệm về thiết kế và quy hoạch vườn
- Học sinh biết được đặc điểm của một số mô hình vưởn các vùng sinh thái
II.Chuẩn bị
GV chuẩn bị một số tư liệu liên quan đến nghề làm vườn ở nước ta và tranh ảnh một số mô hình vườn một số vùng trong nước.
III.Tổ chức dạy học
Hoạt động 3:Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Vùng ven biển có đặc điểm gì ?
Vậy cần chọn mô hình như thế nào ?
Với đặc điểm gì của vùng ven biển mà chúng ta có thể xây dựng mô hình vườn trang trại ?
Đối với mô hình vườn trang trại ở vùng ven biển có thể thiết kế như sau :
4. Vùng ven biển :
a) Đặc điểm : 
- Đất cát, thường bị nhiễm mặn và tưới nước ngấm nhanh.
- Mực nước ngầm cao.
- Thường có bão, gió mạnh làm di chuyển cát.
b) Mô hình :
- Vườn : Vườn được chia thành các ô có bờ cát bao quanh, trên bờ trồng cây phi lao kết hợp trồng cây mây để bảo vệ và có tác dung phong hộ.
Trong vườn trồng các loại cây ăn quả chịu được gió bão, tán cây thấp như cam, chanh, táo, ... Ngoài ra nên trồng xen các loại cây họ đậu, khoai lang, của đậu, ... có tác dụng che phủ, giữ ẩm góp phần cải tạo đất.
- Ao : Thường được đào cạnh nhà, có thể nuôi cá, tôm... trên bờ ao trồng dừa.
- Chuồng : Được làm cạnh ao để tiện vệ sinh và lấy phân nuôi cá.
* Vườn trang trại :
*1) Đặc điểm : 
- Diện tích rộng từ 3 – 5 ha trở lên.
- Trồng các loại cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ, ...), cây trồng khác (lúa cạn,sắn, ngô, mía, ...) và chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Sản xuất tập trung theo hướng chuyên môn hoá cao gắn với sản xuất hàng hoá.
*2) Mô hình :
Khi thiết kế diện tích để phát triển vườn trang trại có thể bố trí như sau :
- Khu trung tâm gồm có nhà ở, kho tàng, sân phơi, xưởng chế biến, ... làm nơi đầu mối cho mọi hoạt động.
- Quanh nhà có vườn, ao, chuồng được thiết kế theo mô hình V.A.C vùng trung du, miền núi.
- Khu vườn trang trại : Đây là khu sản xuất tập trung cách xa nhà.
Trong vườn thường bố trí trồng các loại cây trồng chính, có thể là cây ăn quả (dứa, chuối, vải, cam, ...), có thể là cây công nghiệp (chè, cà phê), có thể là cây lấy gỗ hoặc cây trồng khác (lúa cạn, ngô, mía ...).
Trong vườn phải thiết kế lối đi lại đảm bảo cho xe cộ ra vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi và thu hoạch sản phẩm được dễ dàng.
Tiến hành trồng xen các loại cây họ đậu vào các khoảng trống giữa các hàng cây trồng chính để che phủ giữ ẩm cho đất.
Ngoài ra, phải trồng hàng rào chắn gió để bảo vệ cây và vật nuôi. Thông thường trồng các loại cây mọc nhanh, chống chịu tốt với mọi điều kiện không thuận lợi, có tác dụng cản lửa, giữ đất, chống xói mòn.
Các loại chuồng nuôi được thiết kế để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm với quy mô hàng nghìn con. Phải có quy hoạch đồng cỏ để chăn thả gia súc và khu trồng thức ăn gia súc.
Có thể đắp đập, ngăn nước ở trên cao hay dưới chân đồi thành hồ chứa nước cung cấp cho cây trồng và chăn nuôi.
V, Tổng kết - đánh giá :
- Nhắc lại khái niệm về quy hoạch, thiết kế vườn ; Khái niệm hệ sinh thái V.A.C ; Các mô hình vườn điển hình ở các vùng sinh thái nước ta.
- Về nhà học bài theo vở ghi.
- Liên hệ với thực tế tại địa phương nơi em đang sống.
 Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 PhạmQuang Vũ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 9+10: 
 Cải tạo và tu bổ vườn tạp
I.Mục tiêu
- Học sinh biết được thực trạng của vườn hiện nay
- Học sinh biết được nguyên tắc cải tạo và tu bổ vườn tạp
- Học sinh biết được những công việc cần làm để cải tạo và tu bổ vườn .
II.Chuẩn bị
GV chuẩn bị một số tư liệu liên quan đến nghề làm vườn ở nước ta và tranh ảnh một số mô hình vườn một số vùng trong nước.
III.Tổ chức dạy học
Hoạt động 1:thực trạng của vườn hiện nay
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?em hãy nêu đặc điểm của vườn nhà em
GV gợi ý về vườn, ao, chuồng
? em hiểu gì về hệ sinh thái V.A.C
HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế 
ở địa phương và một số vùng trong nước.
1) vườn
2) Ao
3) Chuồng
Hoạt động 2:Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em khi cải tạo và tu bổ vườn cần tuân theo nguyên tắc nào
 HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, giới thiệu nguyên tắc cải tạo tạo và tu bổ vườn tạp
1) phải chọn cây có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện địa phương
2) cải tạo và tu bổ vườn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cao và trình độ người làm vườn
 3) tuyệt đối không vì cải tạo tu bổ mà làm giảm hiệu quả kinh tế
Hoạt động 3: Những công việc cần làm để 
cải tạo và tu bổ vườn tạp.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: nêu câu hỏi
?theo em chúng ta cần làm gì khicải tạo và tu bổ vườn
 HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức, giới thiệu mô hình vườn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
GV: nêu câu hỏi
?theo em đặc điểm của vùng địa phương của em
Đất, nước tưới, khí hậu
 HS: lần lượt trả lời theo các câu hỏi của GV, hs khác bổ sung
GV: chốt lại kiến thức.
a) Vườn
 Đánh giá chung thực trạng để cải tạo khắc phục
b) Ao
đánh giá kỹ thuật xây dựng ao, hệ thống dẫn nước và tiêu nước, tình trạng ao giống cá nuôi, mật độ nuôi kỹ thuật nuôi,năng suất hiệu quả kinh tế...
c) Chuồng
chuồng chăn nuôi có đảm bảo vệ sinh hay không, các biện pháp chốn nóng, rét có đảm bảo hay không
d) Xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo vườn
-Xây dựng kế hoạch tu bổ cải tạo chung cho cả hệ thống V.A.C
-Xác định mục tiêu kỹ thuật 
c) Tiến hành tu bổ cải tạo vườn
-vườn
-ao
-chuồng
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Tiết 11 + 12
 Kĩ thuật nhân giống hữu tính
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Nêu được nhiệm vụ của vườn ươm. 
- Biết được các loại vườn  ươm
- Biết cách thiết kế khu vườn  ươm
- Khắc sâu kiến thức trọng tâm trong chương I
II. Các công việc chuẩn bị cho d ... 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 59 +60
Thực hành: làm đất, ươm cây rau hoặc hoa.
I.Mục tiêu
1- Kiến thức:
HS biết rõ kỹ thuật làm làm đất trồng cây rau , hoa
2- Kỹ năng:
Rèn kỹ năng thực hành làm đất ,lên luống để trồng rau ,hoa cho học sinh
3- Thái độ: 
Thông qua thực hành nhằm giáo dục lòng yêu nghề làm vườn cho học sinh.
II. chuẩn bị 
1-Giáo viên:
Chọn khu đất trống trong vườn sinh của trường
2-Học sinh:
Chuẩn bị các loại dụng cụ như: Cào ,cuốc ,ven ,thuổng
Phân bón: Chuẩn bị phân chuồng , phân đạm ,phân lân.
III. tổ chức thực hành
GV: chia HS theo 5 tổ mỗi tổ 10 em học sinh
Sau đó phân chia mỗi tổ theo khu vực riêng 
 GV: bao quát chung cả lớp và hướng dẫn chi tiết cụ thể cho tổ chưa làm đúng kỹ thuật.
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
Mỗi tổ thực hiện các công đoạn như sau
-cuốc cỏ 
-lên luống 
-làm nhỏ đất 
-bón phân chuồng và phân vô cơ theo rãnh , theo luống
IV. Kết thúc thực hành
GV: nhận xét riêng về từng tổ và căn dặn HS chuẩn bị hạt giống để buổi sau đem gieo trồng.
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy 
 Phạm Quang Vũ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 61 +62
Thực hành; làm đất, ươm cây rau, cây hoa.
I.Mục tiêu
1- Kiến thức:
HS biết rõ kỹ thuật gieo ươm một số cây rau ,hoa hàng ngày 
2- Kỹ năng: 
rèn học sinh kỹ năng làm thực hành về gieo ươm các loại cây rau ,hoa
3- Thái độ: 
Thông qua thực hành nhằm giáo dục lòng yêu nghề làm vườn cho học sinh.
II. chuẩn bị 
1-Giáo viên:
Chọn khu đất trống trong vườn sinh của trường
2-Học sinh:
Chuẩn bị các loại dụng cụ như: Cào ,cuốc ,ven ,thuổng
Phân bón: Chuẩn bị phân chuồng , phân đạm ,phân lân.
Giống cây: hạt cà chua , hạt ớt..
III. tổ chức thực hành
Hoạt động 1
Kỹ thuật gieo ươm cà chua
GV: chia HS theo 5 tổ mỗi tổ 10 em học sinh
Sau đó phân chia mỗi tổ theo khu vực riêng mà buổi trước đã làm đất
 GV: bao quát chung cả lớp và hướng dẫn chi tiết cụ thể cho tổ chưa làm đúng kỹ thuật.
GV: lưu ý HS bón phân 1,2 – 2 kg phân chuồng đã ủ mục với 10 - 20 kg Supe lân /1
Hạt trước khi gieo phải được xử lý
Hạt giống 2-4 gam /1
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
Mỗi tổ thực hiện các công đoạn như sau
-lặt cỏ 
-lên luống 
-làm nhỏ đất 
-bón phân chuồng và phân vô cơ theo rãnh , theo luống
-Gieo hạt
-Che phủ bằng rơm hoặc trấu 
-Chăm sóc bằng cách tưới nhẹ nước.
 Hoạt động 2
Kỹ thuật gieo ươm cây ớt
GV: chia HS theo nhóm
Sau đó phân chia mỗi tổ theo khu vực riêng mà buổi trước đã làm đất
 GV: bao quát chung cả lớp và hướng dẫn chi tiết cụ thể cho tổ chưa làm đúng kỹ thuật.
GV: lưu ý HS bón phân 1,2 – 2 kg phân chuồng đã ủ mục với 10 - 20 kg Supe lân /1
Hạt trước khi gieo phải được xử lý
Hạt giống bằng cách ngâm 5 phút với nước vớt ra ngâm ngay với nước lã từ 8-10 giờ trộn lẫn hạt với mùn ẩm ủ cho hạt nứt mầm từ 3-5 ngày.
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
Mỗi tổ thực hiện các công đoạn như sau
-lặt cỏ 
-lên luống 
-làm nhỏ đất 
-bón phân chuồng và phân vô cơ theo rãnh , theo luống
-Gieo hạt
-Che phủ bằng rơm hoặc trấu 
-Chăm sóc bằng cách tưới nhẹ nước.
Hoạt động 3
Dặn dò
GV: nhận xét riêng về từng tổ và căn dặn HS chuẩn bị hạt giống để buổi sau đem gieo trồng.
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ 
_____________________________________________________________ 
Ngày soạn :
Ngày giảng
 Tiết 63+64 + 65: 
Thực hành;trồng cây rau, hoa.
I.Mục tiêu
1- Kiến thức:
HS biết rõ kỹ thuật trồng hoa chăm sóc, bảo quản hoa.
HS biết được kỹ thuật làm đất ,bón phân ,phòng trừ một số loại sâu hại của hoa.học sinh trồng một số loài hoa: hoa cúc ,hồng 
2- Kỹ năng: 
rèn học sinh kỹ năng làm thực hành về trồng các loại hoa
3- Thái độ: 
Thông qua thực hành nhằm giáo dục lòng yêu nghề làm vườn cho học sinh.
II. chuẩn bị 
1-Giáo viên:
Chọn khu đất trống trong vườn sinh của trường
2-Học sinh:
Chuẩn bị các loại dụng cụ như: Cào ,cuốc ,ven ,thuổng
Phân bón: Chuẩn bị phân chuồng , phân đạm ,phân lân.
Giống cây:một số giống hoa hoa hồng ,hoa cúc...
III. tổ chức thực hành
Hoạt động 1
Kỹ thuật trồng hoa hồng
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của sọc sinh đem đến và lưu ý cho học sinh về kỹ thuật cụ thể trồng hoa hồng và một số giống hoa hay trồng
Nêu tình hình sản xuất hoa?
 GV: bao quát chung cả lớp và hướng dẫn chi tiết cụ thể cho tổ chưa làm đúng kỹ thuật.
GV: lưu ý HS bón phân 1,2 – 2 kg phân chuồng đã ủ mục với 10 - 20 kg Supe lân /1
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
a) nhân giống 
bằng giâm ,chiết ,ghép mắt là chủ yếu
b)trồng cây :trồng vào vụ xuân và vụ thu
mật độ cây 40-50cm
c)Chăm sóc thường xuyên tưới nước giệt trừ sâu
d) cắt ngọn ,tỉa cành
e) thu hoạch và bảo quản
- 
 Hoạt động 2
Kỹ thuật trồng hoa cúc
GV: yêu cầu học sinh trình bày kỹ thuật trồng loại giống cây mình chuẩn bị
GV: lưu ý cho học sinh một số loại giống hoa cúc thường trồng
a) Trồng cây con
Bằng cách ươm hoặc giâm
b) Chăm sóc cây, bón phân giệt trừ sâu bệnh tưới nước .
c) thu hoạch và bảo quản
a) chọn lọc giống hoa
chọn những giống tốt có năng suất và chất lượng cao, kháng sâu ,bệnh tốt
b) gây giống, gieo hạt tại vườn ươm hoặc chọn lọc một số giống đã có sẵn, trồng phải đảm bảo mật độ ,khoảng cách quy định ,chăm sóc tốt để cây phát triển
 Hoạt động 3
 Dặn dò
GV: nhận xét và đánh giá buổi thực hành.
Yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ để chăm sóc cây sau khi trồng cho tiết sau như: thùng tưới, bình phun, cào ,cuốc....
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 66: 
Kiểm tra thực hành
I.Mục tiêu	
1- Kiến thức:
Nhằm đánh giá lại các kiến thức đã học về các phương pháp chiết cành giâm cành , các kỹ thuật trồng cây trong vườn và chăm sóc cây sau khi trồng.
2- Kỹ năng:
Rèn cho học sinh thành thạo về kỹ thuật gieo ươm , chiết cành ,và kỹ thuật thực hành một số thao tác khác.
3- Thái độ :
Giáo dục học sinh có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc trong thực hành.
II. chuẩn bị
GV: chuẩn bị đề thực hành 60 phút
HS: chuẩn bị cành ghép mắt ghép, dụng cụ để tiến hành thực hành.
III. tiến hành kiểm tra
 Kiểm tra thực hành ( thời gian 60 phút)
Em hãy thực hiện nhân giống cây bằng phương pháp ghép “ cữa sổ” và ghép “ chữ T”
HS : thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của GV đưa ra.
Thang điểm
HS thực hiện ghép đúng kỹ thuật, kịp thời gian mắt ghép phải chắc chắn và đảm bảo sống ( Mỗi mắt ghép được 5 điểm)
 Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 67 +68: 
Thực hành: chăm sóc cây rau ,hoa sau khi trồng.
I-mục tiêu:
Hs phải hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chăm sóc cây sau khi trồng
Hs chăm sóc cây đã trồng ở tiết trước 
Hs chăm sóc đúng kỹ thuật tránh làm ảnh hưởng đến sức sống của các loại cây đã trồng
Hs phải ý thức tốt đươc việc trồng cây và chăm sóc cây
II-chuẩn bị 
Dụng cụ ;
Thùng tưới , cuốc ,thuổng ..
Phân bón 
Phân hữu cơ,vô cơ( đạm ,lân)
III- tiến hành thực hành 
Hoạt động 1:kiểm tra trước buổi thực hành
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: kiểm tra dụng cụ phân bón trước buổi thực hành
HS: đưa dụng cụ và phân bón cho GV kiểm tra
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
GV: yêu cầu các nhóm tiến hành chăm sóc cây của nhóm mình đã trồng ở buổi trước
HS: các nhóm tiến hành chăm sóc cây
GV: bao quát chung các nhóm và hướng dẫn cho một số nhóm chưa làm tốt
Hoạt động3:Nhận xét và dặn dò
GV: kiểm tra sản phẩm của các nhóm đã chăm sóc
Chấm điểm các nhóm làm tốt , nhắc nhỡ nhóm chưa làm tốt
Căn dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau:
HS về nhà ôn tập lý thuyết và thực hành để chuẩn bị cho tiết ôn tập cuối năm.
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 69: 
ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu:
Qua bài ôn tập học sinh biết được phương pháp hệ thống hoá kiến thức cơ bản,logíc, khoa học, trong kỹ thuật nhân giống cây trồng để ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả.
Kỹ năng khái quát, tư duy logíc, tổng hợp phân tích, đánh giá kiến thức có hệt thống.
Thái độ học tập chuyên cần nghiêm túc.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Kiến thức.
III. tiến trình bài dạy
Tổ chức lớp.
 - ổn định lớp
– - Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- Nêu cách Gieo hạt trên luống, trong bầu.
- nêu cách Ghép mắt.
- Nêu cách Ghép cành.
- Nêu Kỹ thuật trồng một số loại cây cam, quýt và một số cây có múi .
- Nêu Kỹ thuật trồng một số loại cây rau và một số cây hoa .
I. Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả.
1. Nhân giống hữu tính (bằng hạt).
2. Nhân giống vô tính.
 - Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
 - Chiết, ghép cành, ghép mắt.
II. Kỹ thuật trồng cây ăn quả, rau, hoa chủ yếu ở địa phương.
1. Kỹ thuật trồng cây cam, quýt và cây có múi khác.
2. Kỹ thuật trồng cây rau bắp cải.
3. Kỹ thuật trồng cây hoa cúc.
4. Kỹ thuật trồng cây đậu đỗ.
5. Kỹ thuật trồng cây hoa lay 
 * Sơ đồ ôn tập – hệ thống hoá kiến thức.
 + Kỹ thuật nhân giống cây.
 * Nhân giống hữu tính.
 * Nhân giống vô tính.
 Củng cố – luyện tập .
Củng cố lại nội dung ôn tập
 Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà 
Ôn tập cho giờ kiểm tra.
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ
_____________________________________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 70: 
Kiểm tra cuối năm
I.Mục tiêu
1- Kiến thức:
Nhằm đánh giá lại các kiến thức đã học về các phương pháp chiết cành giâm cành , các kỹ thuật trồng cây trong vườn và chăm sóc cây sau khi trồng.
2- Kỹ năng:
Rèn cho học sinh thành thạo về kỹ thuật gieo ươm , chiết cành ,và kỹ thuật thực hành một số thao tác khác.
3- Thái độ :
Giáo dục học sinh có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc trong thực hành.
II. chuẩn bị
GV: chuẩn bị đề kiểm tra lý thuyết với thời gian 30 phút và đề thực hành 60 phút
HS: chuẩn bị ôn tập kiến thức lý thuyết và đưa cành ghép mắt ghép, dụng cụ để tiến hành thực hành.
III. tiến hành kiểm tra
1- Kiểm tra lý thuyết ( thời gian 30 phút)
 GV: phát đề kiểm tra yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện kiểm tra.
đề kiểm tra lý thuyết
( Thời gian làm bài 30 phút không kể thời gian giao nhận đề)
Câu 1:(3,5 điểm)
Em hãy nêu kỹ thuật trồng các loại hoa ?
Câu 2:(6,5 điểm) 
Em hãy cho biết kỹ thuật nhân giống các loại hoa thường gặp ở đia phương và kỹ thuật chăm sóc hoa sau khi trồng?
2- Kiểm tra thực hành ( thời gian 60 phút)
Em hãy thực hiện nhân giống cây bằng phương pháp ghép “ cữa sổ” và ghép “ chữ T”
HS : thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của GV đưa ra.
IV. đáp án và thang điểm
1- Kiểm tra lý thuyết
Câu 1:
HS nêu đúng và đầy đủ kỹ thuật trồng các loại cây hoa theo đúng qui trình trồng hoa( được 3,5 điểm)
Câu 2:
HS nêu đúng và đầy đủ kỹ thuật nhân giống hoa ở trong vườn 
(được 3 điểm)
HS nêu đúng và đầy đủ kỹ thuật chăm sóc cây hoa sau khi trồng ở trong vườn
 (được 4 điểm)
2- Kiểm tra thực hành
HS thực hiện ghép đúng kỹ thuật, kịp thời gian mắt ghép phải chắc chắn và đảm bảo sống ( Mỗi mắt ghép được 5 điểm)
Xét duyệt của BGH Giáo viên dạy
 Phạm Quang Vũ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day nghe.doc