MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa BTB với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước.
- Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng Duyên hải miền Trung. Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích 1 số vấn đề của vùng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV : ĐDDH : l/đ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tranh ảnh về vùng DHNTB
Tuần : 14 Tiết : 27 Ngày soạn : 22.11.2005 Bài 25 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần : - Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa BTB với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước. - Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng Duyên hải miền Trung. Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích 1 số vấn đề của vùng. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : - GV : ĐDDH : l/đ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tranh ảnh về vùng DHNTB. - HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : TG NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ ỔN ĐỊNH LỚP Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài 5’ KIỂM TRA BÀI CŨ - GV hỏi : 1. Xác định trên b/đ sự phân bố sàn xuất nông nghiệp, các TTKT ở BTB. 2. Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp - GV gọi HS sửa bài tập. - HS trả lời : - HS sửa bài tập. 1’ 7’ BÀI MỚI Giới thiệu bài I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Là chiếc cầu nối giữa BTB với ĐNB, giữa tây Nguyên với biển Đông. Giáo viên cho học sinh đọc SGK / 90 đoạn đầu. I. Giáo viên hỏi : -Dựa vào H 25.1, hãy xác định giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Lý Sơn, Phú Quí. -Cho biết ý nghĩa vị trí địa lí của vùng DHNTB. Xác định trên l/đ các tỉnh,TP của vùng. Học sinh đọc SGK. I. Học sinh trả lời : - Bắc giáp BTB, nam giáp ĐNB, đông giáp biển Đông, tây giáp Tây Nguyên. Q/đ Hoàng Sa (TP Đá Nẵng), q/đ Trường Sa (Tỉnh Khánh Hoà). - Là chiếc cầu nối giữa BTB với ĐNB, giữa Tây Nguyên với biển Đông. DHNTB với nhiều đảo và q/đ có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước. 15’ II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Có núi, gò đồi ở phía tây, dải đ/b hẹp ở giữa, phía đông là biển Đông với các đảo, quần đảo, bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh. - Vùng có một số thế mạnh về du lịch và kinh tế biển. - Hằng năm, thiên tai gây thiệt hại lớn. II. Giáo viên hỏi : - Dựa vào H 25.1, hãy so sánh địa hình 2 vùng BTB và DHNTB. - Cho biết sự phân bố sản xuất của vùng theo sự phân bố địa hình. - Dựa vào H 25.1, hãy xác định các mỏ khoáng sản chính của vùng. - Tìm trên H 25.1 các vịnh, các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng. - Cho học sinh xem H 25.2 và H 25.3. - Nêu những khó khăn của vùng. - Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ ? II. Học sinh trả lời : - Địa hình 2 vùng : * Có nét tương đồng : có núi, gò đồi ở phía tây, dải đ/b hẹp ở giữa, phía đông là biển Đông với các đảo, quần đảo. * Có những điểm khác nhau : + BTB chỉ có 1 nhánh núi đâm ra biển, bờ biển tương đối ít khúc khuỷu. + DHNTB có nhiều nhánh núi đâm ra biển, chia cắt đ/b thành nhiều đoạn và làm cho bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh. - Vùng nước mặn ven bờ thích hợp nuôi trồng thuỷ sản. Một số đảo ven bờ thích hợp có nghề khai tác tổ chim yến. Các q/đ Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa lớn về quốc phòng. - Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng. - Vịnh : Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh. Các bãi tắm và địa điểm du lịch : Non Nước, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né, di sản văn hoá thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn. - Khó khăn : hạn hán kéo dài, mưa bão, lũ lụt - Độ che phủ rừng của vùng còn 39%, hiện tượng sa mạc có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, hạn hán kéo dài, lũ lụt khi có mưa bão gây thiệt hại lớn nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ. 10’ III. Đặc điểm dân cư, xã hội Có sự khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồi núi ở phía tây và đồng bằn ven biển ở phía đông. Đời sống các dân tộc cư trú ở vùng núi phía tây còn gặp nhiều khó khăn. III. Giáo viên hỏi : - Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đ/b ven biển với vùng đồi núi ở phía tây. - Căn cứ vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ so với cả nước. - Cho học sinh đọc SGK / 93 đoạn nói về đức tính người dân Nam Trung Bộ. III. Học sinh trả lời : - Tương tự như vùng BTB sự phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự tương phản giữa phía tây là đồi núi, gò đồi và vùng đ/b ven biển ở phía đông. - Một chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng hiện cò thấp so với trung bình cả nước. Tỉ lệ dân thành thị cao TB cả nước. - Học sinh đọc SGK / 93. 5’ CỦNG CỐ - Giáo viên hỏi : 1. Trình bày trên b/đ giới hạn, vị trí địa lí, đặc điểm địa hình của vùng NTB. 2. Trình bày trên b/đ tại sao du lịch là thế mạnh của vùng ? - Học sinh trả lời : 1’ DẶN DÒ Dặn dò HS chuẩn bị bài mới : nghiên cứu kênh hình và kênh chữ và trả lời các câu hỏi giữa bài. HS ghi vào sổ tay
Tài liệu đính kèm: