Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 32: Vùng đông Nam Bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 32: Vùng đông Nam Bộ

- Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định. Hiểu 1 số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất.

- Về kĩ năng, cần kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích, nhận xét 1 số vấn đề quan trọng của vùng. Phân tích so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi dẫn dắt.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 8485Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 32: Vùng đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19 Tiết : 36 Ngày soạn : 9.1.2006 Bài 32 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định. Hiểu 1 số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
- Về kĩ năng, cần kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích, nhận xét 1 số vấn đề quan trọng của vùng. Phân tích so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi dẫn dắt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	- GV : ĐDDH : Lược đồ kinh tế ĐNB, 1 số tranh ảnh.
	- HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS
 Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ %
 Năm
Vùng 
1995
2000
2002
Nông thôn
25,3
16.2
15,6
Thành thị
74,7
83,8
84,4
- GV hỏi :
1. Trình bày trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB ?
- GV gọi HS sửa bài tập.
- HS trả lời :
1.
2.
- HS sửa bài tập.
Nhận xét : tỉ trọng dân số thành thị qua các năm đều cao hơn dân số nông thôn, 2000 cao hơn 1995, 2000 cao hơn 2002
1’
15’
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1. Công nghiệp
- Cơ cấu sản xuất công nhgiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như : khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hoà, Vũng Tàu.
- Khó khăn : cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, công nghệ chậm đổi mới và môi trường đang bị ô nhiễm.
Cho học sinh đọc phần in xanh 116/SGK
IV.
1. Giáo viên hỏi :
- Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐNB và cả nước.
- Dựa vào SGK nhận xét sự thay đổi đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp trước và sau miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975).
- Dựa vào H 32.2, hãy nhận xét sự phân bố SXCN ở ĐNB(Cho học sinh xem H 32.1).
- Vì sao SXCN lại tập trung chủ yếu ở TPHCM (chiếm 50% giá trị CN toàn vùng) ?
- Cho biết những khó khăn ở ĐNB về SXCN ?
Đọc SGK
iV.
1. Học sinh trả lời :
- Công nghiệp – xây dựng ĐNB cao hơn cả nước (cao hơn 20,8%).
- Trước 1975 : CN phụ thuộc nước ngoài, chỉ có 1 số ngành SX hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sàigòn - Chợ Lớn.
Sau 1975 : CN chiếm tỉ trọng lớn, cơ cấu sx cân đối (CN nặng, CN nhẹ, chế biến lương thực phẩm, dầu khí, điện tử, công nghệ cao).
- Sự phân bố CN tập trung ở các TTCN lớn như TPHCM, Biên Hoà, Vũng Tàu.
- Dựa trên lợi thế về vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao, có cơ sở hạ tầng phát triển và nhiều năm luôn luôn đi đầu về chính sách phát triển.
- Khó khăn (dựa vào SGK trả lời).
15’
2. Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp của cả nước.
- Các cây trồng chủ yếu : cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả.
- Chăn nuôi gia súc gia cầm theo phương pháp công nghiệp. Nuôi bò sữa khá phát triển.
- Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
2. Giáo viên hỏi :
- Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp của ĐNB với cả nước và với CN-XD ĐNB.
- Dựa vào H 32.2 và bảng 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất nông lâm ngư nghiệp và sự phân bố 1 số cây trồng ở ĐNB.
- Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng ĐNB ?
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản ở ĐNB có đặc điểm ntn ?
- Quan sát H 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trí An. Nêu vai trò của 2 hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng ĐNB.
- Cho học sinh đọc SGK đoạn cuối.
2. Học sinh trả lời :
- Nông lâm ngư nghiệp (6,2%) : ĐNB chỉ =¼ nông lâm ngư cả nước và gần = 1/10 công nghiệp - xây dựng ĐNB.
- Vùng trồng cây CN chiếm diện tích hơn vùng lúa,lợn gia cầm. Vùng rừng giàu và vùng nông lâm kết hợp phân bố chủ yếu ở phía đông, phía bắc và ven biển.
- Do đất, khí hậu thích hợp (nhiệt đới nóng quanh năm), người trồng cây cao su có tay nghề cao và kinh nghiệm phong phú.
- Dựa vào SGK trả lời.
- Có giá trị về thuỷ lợi, đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp.
- Học sinh đọc SGK.
5’
CỦNG CỐ
- Giáo viên hỏi :
1. Tình hình SXCN ở ĐNB thay đổi ntn từ sau khi đất nước thống nhất ?
2. Nhờ những điều kiện nào mà ĐNB trở thành vùng SX cây công nghiệp lớn của cả nước ?
- Học sinh trả lời :
1.
2.
3’
DẶN DÒ
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3/SGK ở nhà.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới
HS ghi vào sổ tay
	 Bảng xử lí số liệu :
Tổng số
Nông, lâm, 
ngư nghiệp
Công nghiệp – 
xây dựng
Dịch vụ
100,0
1,7
46,7
51,6
Góc ở tâm (độ)
6,12
168,12
185,76
* * 
51,6 46,7
* * * 
* * *
 	 Nông, lâm, ngư nghiệp
	 Công nghiệp
*******
	 Dịch vụ
	Biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 32.doc