Nông nghiệp:
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn của cả nước.
+ Cơ cấu ngành nông nghiệp cây lương thực chiếm ưu thế ( lương thực bình quân đầu người 1066,3 kg, gấp 2,3 lân cả nước năm 2002 ).
+ Đảm bảo anh ninh lương thực và xuất khẩu gạo.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA Câu 1: Tình hình phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long? _ Nông nghiệp: + Là vùng trọng điểm lúa lớn của cả nước. + Cơ cấu ngành nông nghiệp cây lương thực chiếm ưu thế ( lương thực bình quân đầu người 1066,3 kg, gấp 2,3 lân cả nước năm 2002 ). + Đảm bảo anh ninh lương thực và xuất khẩu gạo. + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. + Có tiềm năng về cây công nghiệp. + Khai thác và nuôi thuỷ sản chiếm hơn 50 % cả nước. + Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở: Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng + Rừng ngập mặn có diện tích lớn đang được bảo vệ và chăm sóc tốt. _ Công nghiệp: + Tỷ trọng công nghiệp còn thấp, chiếm 20 % GDP của vùng ( 2002 ). + Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở các thị xã và thành phố. _ Dịch vụ: + Gồm các ngành: Xuất nhập khẩu, vận tải, du lịch. + Giao thông đường thuỷ có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. + Du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo. Câu 2: Nêu đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao phải đặt vấn đề kinh tế đi đôi với mặt bằng dân trí và đô thị đồng bằng sông Cửu Long? _ Đặc diểm về dân cư – xã hội: + Là vùng đông dan có nhiều dân tộc sinh sống như: người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. + Người dân cần cù năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá, với lũ hàng năm, mặt bằng dân trí chưa cao. + Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp. _ Đặt vấn đề kinh tế đi đôi với mặt bằng dân trí và đô thị đồng bằng sông Cửu Long vì đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ người biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị còn thấp so với mức trung bình của cả nước các yếu tố dân số và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công việc đổi mới, đó là công cuộc xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng động lực kinh tế. Câu 3: Đặc điểm vùng biển và đảo Việt Nam ? _ Đặc điểm vùng biển: + Là vùng biển kín, biển nóng thuộc Thái Bình Dương. + Là vùng biển rộng ( 1 triệu km2 ) đường bờ biển dài ( 3260 km ). + Bao gồm các bộ phận: nội thuỷ à lãnh hải à tiếp giáp à vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. _ Đặc điểm đảo và quần đảo: + Vùng biển ven bờ có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, hai quẩn đảo lớn: Quần Sa và Trường Sa. + Vùng biển có tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển. Có nhiều thuận lợi trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế biển thế giới. Câu 4: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? _ Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì: + Để cạnh tranh với các ngành kinh tế trên đất liền. + Tài nguyên biển sẽ được khai thác hợp lí hơn. + Góp phần trong việc bảo vệ môi trường biển. Câu 5: Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển nổi tiếng ở nước ta từ Bắc vào Nam? _ Các bãi tắm: + Bãi Cháy ( Quảng Ninh ). + Sầm Sơn ( Thanh Hoá ). + Cửa Lò ( Nghệ An ). + Non Nước ( Đà Nẵng ). + Nha Trang ( Khánh Hoà ). + Mũi Né ( Phan Thiết ). + Vũng Tàu ( Bà Rịa – Vũng Tàu ). _ Các khu du lịch: + Kì quan Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh ). + Vườn quốc gia Cát Bà ( Hải Phòng ). + Cù Lao Tràm ( Hội An – Quảng Nam ). + Hòn Mun ( Khánh Hoà ). + Trà Cồ đến Vũng Tàu – Hà Tiên gồm nhiều trung tâm du lịch nổi tiếng. Câu 6: Trình bày những hướng chính để bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển đảo? _ Điều tra, đánh giá tài nguyên sinh vật tại các vùng biển sau. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. _ Bảo vệ rừng ngạp mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. _ Bảo vệ rạng san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô với mọi hình thức. _ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. _ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ. _ Vận đồng người dân có ý thức trong việc bào vệ môi trường biển đảo. Câu 7: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu? Ý nghĩa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế, xã hội? _ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: + Nằm trong vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Đồng Nai, Phía Đông Bắc giáp với Bình Thuận, Phía Tây giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Đông Nam giáp với biển Đông. + Diện tích: 2047 km2. _ Ý Nghĩa: + Là cửa ngõ dầu cầu quan trọng nhất hướng ra biển Đông. + Là một trong ba trung tâm của tam giáp công nghiệp mạnh phát triển trong tương lai. Câu 8: Đặc điểm nổi bật các thành phần tự nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu? Ý nghĩa? * Đặc điểm nổi bật các thành phần tự nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu - Địa lý +Tỉnh tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông. -Khí hậu +Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm. Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão. -Địa hình + Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2
Tài liệu đính kèm: