Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết học 31: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết học 31: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946).

- Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp. Đó là đường lối của cuộc chiến tranh nhân dân.

- Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên các mặt trận. Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950).

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết học 31: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31: những năm đầu của cuộc kháng chiến 
toàn quốc chống thực dân pháp (1946-1950)
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946).
- Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp. Đó là đường lối của cuộc chiến tranh nhân dân.
- Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên các mặt trận. Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950).
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho học sinh.
- Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch, các trận đánh.
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Bản đồ chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. 
- Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra: Em hãy trình bày tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám ?
- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19.12.1946)
GV: Cung cấp thông tin: Sau hiệp định sơ bộ 6.3.1945 và tạm ước 14.9.1946, Thcự dân Pháp đã liên tiếp bội ước, phá hoại hiệp định nhằm xâm lược nước ta một lần nữa.
HS đọc thầm SGK từ “Cuối tháng 1.....chúng sẽ hành động” và cho biết Thực dân Pháp đã có những hành động như thế nào?
HS thảo luận nhóm 6 (2 phút)
Điền tiếp vào bảng tổng hợp sau:
HS trình bày nội dung.
HS nhận xét:
GV chiếu đáp án lên so sánh.
H. Hãy tự nhận xét bài làm của nhóm mình và báo cáo lại với thầy giáo.
H. Đánh giá của em về những hành động của Thực Dân Pháp? 
- Pháp tập trung phá hoại liên tục ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
- áp đảo các phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Tỏ rõ khát vọng xâm lược Việt Nam của Pháp.
GV cung cấp thông tin:
GV chiếu Video Hồ Chủ Tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
H. Khi nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến em thấy Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ điều gì?
- Chỉ rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của Thực Dân Pháp. Chứng cứ đó đủ quy trách nhiệm việc gây ra chiến tranh thuộc về phái pháp.
- Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc.
HS đọc tư liệu đã sưu tầm được về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
“... bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo...nhất định về ta”
HS nghiên cứu SGK và cho biết đường lối kháng chiến chống Thực Dân Pháp của ta có điểm gì đáng chú ý?
(Tính chất,nội dung, phươngchâm)
H. Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
- Mọi người Việt Nam đều đứng lên đánh Pháp để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
GV cung cấp thông tin trên lược đồ:
GV phân tích: Với khí thế tiến công nhanh và mạnh, ta đã chiến đấu với địch ở sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu long biên, ga Hàng Cỏ, các đường phố trong nội thành Hà Nội.
GV chiếu Sân bay, Bắc Bộ Phủ, cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ và những bức tường đục thủng ở Hà Nội.
H. Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Hà Nội?
 Cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt theo chủ trương giam chân địch để tiêu diệt từng phần, mở đường cho ta rút lui lên căn cứ an toàn.
HS đọc thầm SGK phần tiếp theo và cho biết H. Các cuộc kháng chiến của quân dân các thành phố khác như thế nào?
H. ý nghĩa của việc giam chân địch tại các thành phố?
HS nghiên cứu SGK và cho biết:
H. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta được chuẩn bị như thế nào ?
H. Em có suy nghĩ gì về việc chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta?
Chủ trương và hành động hợp lý, mang tính lâu dài, bền vững, phù hợp với hoàn cảnh thời chiến và sức lực của ta.
I- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19.12.1946):
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ.
* Thái độ và hành động của Pháp:
+/ Cuối tháng 11/1946 tấn công cơ sở cách mạng ,..
+/ Ngày 20/11/1946 khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+/ Đầu tháng 12/1946 liên tiếp gây xung đột vũ trạng ở Hà Nội.
+/ Ngày 18/12/1946 gửi tối hậu thư.
- Đảng ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
* Chuẩn bị của ta:
- Ngày 18,19.12.1946 BanThường Vụ TW Đảng họp tại Hà Đông quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. 
- Đêm 19.12.1946 Hồ Chủ Tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:
 - Đường lối kháng chiến là cuộc chiến tranh nhân dân:
+/ Tính chất: Toàn dân (3 thứ quân) 
+/ Nội dung: toàn diện. 
 (quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao), 
+/ Phương châm: Trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
II- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
* Tại Hà Nội:
- Diễn biến: Mở đầu cho kháng chiến toàn quốc. 
Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân lực lượng địch.
- Kết quả: Sau gần 2 tháng, quân dân ta đã tiêu diệt được hàng nghìn tên địch, thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. 
* Tại các thành phố khác:
- Ta chủ động tiến công, giam chân địch để chủ lực ta rút lui lên chiến khu.
- Vinh: Ta buộc địch đầu hàng.
 => Tạo điều kiện thuận lợi để chủ lực ta rút lui an toàn lên chiến khu, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài:
- Từ cuối tháng 11.1946 ta tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến:
- Chuẩn bị kháng chiến về mọi mặt:
+/ Chính trị: Chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.
+/ Quân sự: Mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia lực lượng vũ trang.
+/ Kinh tế: Duy trì và phát triển sản xuất thành lập Nha tiếp tế.
+/ Giáo dục: Bình dân học vụ tiếp tục phát triển
4. Củng cố:
Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội ?
5. Hướng dẫn học bài:
Học tiếp theo Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 25 TIET 31.doc