Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 15 - Tuần 16 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 15 - Tuần 16 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

 Những nét chung về + phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á trong những năm 1919 – 1939)

 + Cách mạng Trung Quốc (1919 –1939)

 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng

 - Phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, tổng hợp kiến thức

 - Khai thác kiến thức thông qua các loại tài liệu, đồ dùng dạy học

 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 15 - Tuần 16 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 17 / 11 / 2008 TUẦN 16
Tiết 15	Từ ngày 01 / 12 / 2008
 06 / 12 / 2008
 Bài 13 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được 
 Những nét chung về + phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á trong những năm 1919 – 1939) 
 + Cách mạng Trung Quốc (1919 –1939) 
 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng	
 - Phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, tổng hợp kiến thức
 - Khai thác kiến thức thông qua các loại tài liệu, đồ dùng dạy học
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh
 Nhận thức tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc 
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Của Thầy: 
- Bản đồ Châu Á
- Lược đồ: Cách mạng Trung Quốc (1919 –1939)
 - Tranh ảnh SGK, bảng hệ thống kiến thức 
 - Tư liệu lịch sử 8 trang 82 – 86
 - Tài liệu: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử 
Của Trò:
 + Học sinh học bài cũ, làm bài tập
 + Soạn bài mới theo yêu cầu SGK
 + Sưu tầm tranh ảnh tư liệu, Tìm hiểu về nhân vật M. gan đi
 + Đọc tài liệu: - Tư liệu lịch sử 8 (Sách thư viện, trang 82 - 86)
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
 H: Tại sao sau chiến tranh kinh tế Nhật phát triển không ổn định?
 Trả lời:
 - Công nghiệp: không được cải thiện đáng kể .
 - Nông nghiệp: trì trệ, lạc hậu (vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến cũ)
 - Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt(động đất, bão biển)
 - Nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên(phải nhập khẩu hầu hết các nguồn nguyên, vật liệu cho các ngành sản xuất trong nước)đặc biệt là trận động đất tháng 9. 1923®thủ đô Tôkiô sụp đổ hoàn toàn
 3. Bài mới: 40 phút
 a. Giới thiệu bài mới: 1 phút
 Các em thân mến! Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Vậy Cách mạng tháng Mười Nga sẽ tác động như thế nào tới tình hình Châu Á? Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu 
 b. Giảng bài mới: 39 phút
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
15’
Họat động 1: Tìm hiểu những nét chính về tình hình nước Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Những nét chung
GV nêu vấn đề
 Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ơ û Châu Á phong trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ với tính chất, đặc trưng riêng của mỗi nước.
H1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á diễn ra như thế nào?
H2: Nguyên nhân dẫn Châu Á bước vào thời kỳ phát triển mới như vậy?
GV nhấn mạnh 
- Cách mạng tháng Mười Nga Thắng lợi®cổ vũ to lớn cho nhân dân các nước bị áp bức bóc lột ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới noi theo 
- Chiến tranh thế giới thứ nhất®gây hậu quả nặng nề đối với các nước tư bản®nhân dân càng bị bóc lột nặng nề 
Chính 2 nguyên nhân này nhân dân vùng lên đấu tranh 
GV giới thiệu bản đồ Châu Á
GV yêu cầu 
Xác định 1 số phong trào đấu tranh tiêu biểu ở các nước Châu Á 
GV yêu cầu đọc SGK
Phần chữ nhỏ SGKmục 1 trang 99 
H3: Em hãy giới thiệu những nét chính về một số phong trào đấu tranh tiêu biểu 
GV cung cấp thêm thông tin
 - Phong trào đấu tranh giành độc lập lan rộng khắp các nước Đông Nam Á 
Trong đó Việt nam phát triển mạnh mẽ khắp cả nước 
 - 1919 – 1922 phong trào giải phóng dân tộc ở Thổ nhĩ kỳ kết thúc thắng lợi®thành lập nước cộng hoà Thổ nhĩ kỳ .
GV giới thiệu hình 72 SGK
Yêu cầu: Giới thiệu những hiểu biết của em về nhân vật lịch sử này 
GV giao nhiệm vụ
Hs làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu sau
Yêu cầu: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh có điểm gì mới?
Hs lắng nghe
Hs: Bước vào một thời kỳ phát triển mới: phong trào dâng cao, rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á
Hs: - Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga
 - Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất 
Hs quan sát
Hs chỉ trên bản đồ
Trung Quốc, Aán Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ...
 Hs đọc SGK
 Phần chữ nhỏ SGKmục 1 trang 99 
Hs: - Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc mở đầu cho phong trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở Châu Á .
 - Cách mạng nhân dân Mông cổ (1921 – 1924) giành thắng lợi ®thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ 
 - Phong trào giải phóng dân tộc ở Aán Độ diễn ra nhiều cuộc bãi công với qui mô lớn và sự tham gia của công nhân, nông dân chống thực dân Anh, phát triển kinh tế dân tộc .
Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin
Hs quan sát
Oâng M. Gan-đi lãnh tụ của cách mạng Aán Độ
Hs giới thiệu những nét khái quát về nhân vật này dựa vào tài liệu đã đọc ở nhà
HS THẢO LUẬN NHÓM
Giai cấp công nhân tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở một số nước họ đóng vai trò lãnh đạo cách mạng 
Các Đảng cộng sản được thành lập đóng vai trò lãnh đạo cách mạng :Trung Quốc, Aán Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia ..
* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á bước vào một thời kỳ phát triển mới: phong trào dâng cao, rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á
Nguyên nhân: 
 + Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga 
 + Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất 
- Tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Mông Cổ, Aán Độ, Các nước Đông Nam Aù... 
* Điểm mới của phong trào: 
- Giai cấp công nhân tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở một số nước họ đóng vai trò lãnh đạo cách mạng 
- Các Đảng cộng sản được thành lập đóng vai trò lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Aán Độ, ViệtNam,Lào,Campuchia 
17’
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nét chính phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm(1929 – 1939)
 2. Cách mạng Trung Quốc (1919 – 1939)
GV nêu vấn đề
Phong trào cách mạng Trung Quốc diễn biến rất phức tạp có nhiều sự kiện, là 1 phong trào tiêu biểu nhất, điển hình nhất ở Châu Á 
GV yêu cầu đọc SGK
 SGK trang 100 (từ đầu... Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập)
GV cung cấp thông tin
 Mở đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Trung quốc là phong trào Ngũ tứ
GV treo bảng hệ thống kiến thức
Yêu cầu: Điền các nội dung tương ứng vào bảng
Phong trào
Lực lượng
Mục đích
Diễn biến chính
Kết quả – Ý nghĩa
GV nhấn mạnh
®Trong phong trào Ngũ tứ cho thấy điểm mới nhất là họ mang theo cờ, biểu ngữ với các khẩu hiệu: 
“Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc” . 
(Ngoài: Giành lại chủ quyền đất nước 
Trong: Trừng trị bọn bán nước: 
Tào Nhữ Lâm(Trực tiếp kí hiệp ước 21 điều)Lục Tôn Dư-Chương Tông Đường
ÞĐây là điều khoản qui định về quyền lợi của các nước đế quốc 
ÞTạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mac Lê Nin vào trong nước, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc
 GV giao nhiệm vụ
Hs làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu sau
Yêu cầu: So sánh tính chất, mục đích của phong trào Ngũ tứ với cách mạng Tân Hợi (1911)
H4: Từ 1926 – 1927 nhân dân Trung Quốc tiến hành đấu tranh nhằm mục đích gì?
GV cung cấp thông tin
Đây là bọn quân phiệt( công cụ tay sai của thực dân Pháp) cấu kết với thực dân Pháp chia nhau thống trị các vùng ở Trung Quốc 
Tổ chức Quốc dân đảng được thành lập (đảng của giai cấp tư sản) hợp tác với Đảng cộng sản cùng tiêu diệt các lực lượng phản động trong nước
H5: Vì sao Quốc dân Đảng hợp tác với Đảng cộng sản?
GV cung cấp thông tin
Cách mạng đang lúc giành nhiều thắng lợi (giải phóng vùng rộng lớn ở phía nam sông Trường Giang) thì bị lực lượng của Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu phản bội®mọi thành quả rơi vào tay Tưởng Giới Thạch 
H6: Trong giai đoạn 1927 – 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển biến như thế nào? 
GV tóm tắt biễn biến: 
Giai đoạn đầu cách mạng giải phóng nhiều vùng rộng lớn nhưng do nội bộ mâu thuẫn, đường lối sai lầm. Năm 1934 Tưởng Giới Thạch phản công Þcách mạng mất nhiều căn cứ, tổn thất nặng nề. Trước tình hình đó những người cộng sản phải rút về phía bắc để bảo toàn lực lượng 
Gọi là cuộc vạn lý trường chinh và xây dựng căn cứ cách mạng .
GV cung cấp thông tin
Từ 1937 cách mạng Trung Quốc có sự chuyển biến mới. Tháng7.1937 Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc 
H7: Trong tình hình ấy những người cộng sản đã ứng phó như thế nào? 
H8: Qua diễn biến cách mạng em có nhận xét gì về cách mạng Trung Quốc?
Hs lắng nghe
 Hs đọc SGK
(từ đầu... Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập)
Hs lắng nghe
HS hoàn thành các yêu cầu trong bảng hệ thống kiến thức
Hs: - Phong trào Ngũ tứ (4.5.1919)
 - Học sinh, sinh viên(hơn 3000 học sinh, sinh viên Bắc kinh biểu tình) 
 - Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc 
Khẩu hiệu: 
 “Trung Quốc của người Trung Quốc”
“Phế bỏ hiệp ước 21 điều”
 - Thức tỉnh tinh thần yêu nước người Trung Quốc( lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức tham gia) 
-> Tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mac Lê Nin vào trong nước, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc
HS THẢO LUẬN NHÓM
+ Phong trào Ngũ tứ: 
Chống đế quốc phong kiến 
+ Cách mạng Tân Hợi: (1911) chỉ dừng lại tính chất chống phong kiến 
đánh đổ Mãn Thanh )
Hs: Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang thống trị ở Trung Quốc .
Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin
Hs: Thống nhất lực lượng chống đế quốc, tay sai, bảo vệ đất nước, giành độc lập 
Hs lắng nghe
Hs: Cuộc nội chiến giữa hai lực lượng Quốc dân đảng và Đảng cộng sản
Hs lắng nghe và ghi nhớ diễn biến chính
Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin
Chủ động đề nghị đình chiến, Quốc dân đảng hợp tác với Đảng cộng sản vì độc lập dân tộc 
Tạm thời gác lại mâu thuẩn giai cấp, để giải quyết nhiệm vụ dân tộc
®thành lập mặt trận dân tộc chống phát xít Nhật
Hs: Cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, từng bước lên cao và khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tạo điều kiện cho cách mạng Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển sang giai đoạn mới 
a. Giai đoạn 1919-1926 
* Phong trào Ngũ tứ (4.5.1919)
- Nhằm chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc 
của các nước đế quốc 
-> 7.1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập
b. Giai đoạn 1926-1927 
Quốc dân đảnghợp tác với Đảng cộng sản cùng đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang thống trị ở Trung Quốc 
c. Giai đoạn 1927 - 1937
Cuộc nội chiến ác liệt giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản nhằm lật đổ thống trị của tập đoàn Tưởng Giới Thạch
d. Giai đoạn 1937 –1939 
-Tháng 7.1937 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc 
-> Quốc – Cộng hợp tác cùng chống Nhật 
5’
Hoạt động 3: Củng cố
H9: Theo em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ có điểm gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong cách mạng Tân Hợi năm 1911
Hs:
+ Phong trào Ngũ tứ: Đề cao khẩu hiệu “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc” . 
-> Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến 
+ Cách mạng Tân Hợi: (1911) chỉ dừng lại tính chất chống phong kiến đánh đổ Mãn Thanh )
4. Dặn dò: 2 phút
	- Học bài, làm bài tập
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu
 - Đọc tài liệu: + Tư liệu lịch sử 8 (Sách thư viện, trang 87)
 + Những mẩu chuyện lịch sử thế giới (Sách thư viện, trang 215 - 218)
Rút kinh nghiệm
 ..
 .
Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm trong bài học
 1. Đánh dấu * vào trước các ý đúng dưới đây
 Phong trào Ngũ tứ đề cao mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến 
 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á bước vào một thời kỳ phát triển mới: phong trào dâng cao, rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á
	Phong trào Ngũ tứ (4.5.1919) nhằm chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc 
 	 Tháng 7.1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập
 Giai đoạn 1926-1927 Quốc dân đảnghợp tác với Đảng cộng sản cùng đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang thống trị ở Trung Quốc
 2. Theo em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ có điểm gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong cách mạng Tân Hợi năm 1911?
	 Trả lời: 
 + Phong trào Ngũ tứ: Đề cao khẩu hiệu “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc” . 
 -> Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến 
 + Cách mạng Tân Hợi: (1911) chỉ dừng lại tính chất chống phong kiến đánh đổ Mãn Thanh )
Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh có điểm gì mới?
 Trả lời:
 - Giai cấp công nhân tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở một số nước họ đóng vai trò lãnh đạo cách mạng 
 - Các Đảng cộng sản được thành lập đóng vai trò lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Aán Độ, ViệtNam,Lào,Campuchia 
 4. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á diễn ra như thế nào?
	Trả lời:
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á bước vào một thời kỳ phát triển mới: phong trào dâng cao, rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á
 5. Kể tên số phong trào đấu tranh tiêu biểu ở các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
 Trả lời:
 Tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Mông Cổ, Aán Độ, Các nước Đông Nam Aù... 

Tài liệu đính kèm:

  • docT.15.doc