Giáo án Lớp 9 môn Địa lí: Địa lí Việt Nam

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí: Địa lí Việt Nam

. Mục tiêu bài học .

 _ Biết nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc kinh có số dân đông nhất .các đân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

_ Trình bày đuưộc sự phân bố các dân tộc nước ta.

_ Rèn luyện ,củng cố kỹ năng đọc ,xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .

_ Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc .

 

doc 115 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí: Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lí Việt Nam
*********************
Địa lí dân cư
Tuần: 1
 Tiết : 1	 Ngày soạn: 05/ 09/ 2007	 	Ngày dạy : 
 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
I. Mục tiêu bài học .
 _ Biết nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc kinh có số dân đông nhất .các đân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
_ Trình bày đuưộc sự phân bố các dân tộc nước ta.
_ Rèn luyện ,củng cố kỹ năng đọc ,xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .
_ Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc .
II.Chuẩn bị 
* Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
* Tài liệu về một số dân tộc Việt Nam
III. Lên lớp 
 1.ổn định tổ chức lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra (kiểm tra sách vở của học sinh) 4 phút
 3. Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV:- Giới thiệu sơ lược chương trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam phần :Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ và địa lí địa phương. 
GV: Dùng tập ảnh “Việt Nam hình ảnh 54 dân tộc – giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước.
I.Các dân tộc Việt Nam ( 15 phút)
?Bằng hiểu biết của bản thân, em cho biết :
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết ?
*Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.
-Trình bày những nét khái quát về dân tộc kinh và một số dân tộc khác
?(ngôn ngữ, trang phục ,tập quán, sản xuất..)
?Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ?-tỉ lệ bao nhiêu?
*Dân tộc Việt có số dân đông nhất , chiếm 86,2% dân số cả nước. 
?Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK cho biết: Người Việt cổ còn có tên gọi nào ?(Âu Lạc,Tây Lạc, Lạc Việt)
 - Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người?(về kinh nghiệm sx, các nghề truyền thống)
*Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng .
?Kể tên một số sp thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?(vd; dệt thổ cẩm,thêu thùa - của dt Tày, Thái,làm gốm-Chăm, làm đường thốt lốt khảm bạc –người Khơ -me..)
?Hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng nhà nướcta,tên các vị anh hùng, các nhà khoa học nổi tếng là người dân tộc ít người mà em biết?
-Cho biết vai trò của người Việt dịnh cư ở nước ngoài đối với đất nước?
Xem bảng 1.1SGK-Đọc số lượng các dân tộc,..vậy địa bàn sinh sống các tp dt đuợc phân bố ntn,tìm hiểu mục 2.
?Dựa vào bản đồ “phân bố các dân tộc VN”và hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu?(địa hình ,đk đi lại )
GV;mở rộng kt cho hs.
?Dựa vào vốn hiểu biết ,hãy cho biết các dân tộc ít người chủ yếu phân bố ở đâu?(những khu vực có đặc điểm địa lí tự nhiên, kt- xh ntn?-(nguồn tài nguyên to lớn vị trí địa lí quan trọng, hiêm trở ,gt- kt xh chưa phát triển.)
?Dựa vào SGK và bản đồ phân bố các đân tộc VN,hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của từng dân tộc ít người ?(YC-HS lên bảng xđ trên bản đồ một số địa bàn cư trú của các đồng bào tiêu biểu?)
II. Phân bố các dân tộc ( 20 phút)
1.Dân tộc Việt (Kinh).
*Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển .
2.Các dân tộc ít người .
* Phân bố ở miền núi và cao nguyên :
	+Trung du và miền núi phía bắc có các dân tộc :Tày ,Nùng ,Thái,Mường, Dao ,Mông
	+Khu vực Trường Sơn –Tây Nguyên có các dân tộc :Ê-đê, Gia –rai, Ba-na, Cơ-ho.
	+Người Chăm, Khơme, Hoa sống ở cực nam Tung Bộ và Nam Bộ .
?Hãy cho biết cùng với sự pt của nền kt sự pb và đs của các đồng bào dt ít người có những sự thay đổi lớn ntn? (định canh định cư ,xóa đói giảm nghèo ,xdcs hạ tầng, đường ,trường,trạm, công trình thủy điện ,khai thác tiềm năng du lịch .)
IV. Củng cố (5 phút)
? Trình bày :đặc điểm, sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người của nước ta?
?Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có những chính sách quan tâm đầu tư gì đến đời sống các dân tộc vùng sâu vùng xa?(định canh định cư, nâng cao trình độ kt xh, xóa đói giảm nghèo ..; tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, cải thiện môi trường ..; vai trò to lớn trong việc bảo vệ biên giới)
BT: -Trả lời câu 1 ,2,3 hỏi trong SGK,	làm bài tập trong tập bản đồ .
Tìm hiẻu số dân và sự gia tăng dân số của nước ta.
*******************
 Tiết : 2	 Ngày soạn: 05/ 09/ 2007	 Ngày dạy : 
Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
I. Mục tiêu bài học .
- Biết dân cư của nước ta (2002).
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. 
- Có kỹ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số .
- ý thức được sự cần thiêt phải có quy mo gia đình hợp lý. 
II. Phương tiện dạy học .
 Biểu đồ biến đổi dân số nước ta.
Tài liệu tranh ảnh,về hậu quả của bùng nổ dân số tói môi trường và chất lượng cuộc sống.
III. Lên lớp.
1. ổn định lớp .( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Cho ví dụ ? 
3. Bài mới.( 30 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Số dân.(10 phút)
GV:Giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc của nước ta:
Lần 1: (1/4/79) :52,46 triẹu người
Lần 2: (1/4/89) :64,41 triệu người 
Lần 3: (1/4/99) :76,36 triệu người
?Dựa vào hiểu biết và SGK em cho biết số dân nước ta tính đến năm 2003 là bao nhiêu người ?
-80,9 triệu người .
? Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và ds của VN so với các nước khác trên thế giới .
- 2002, dt VN đứng thứ 58/TG—dt thuộc loại các nước tb.
Ds đứng thứ 14/TG – ds thuộc nước có ds đông
GV: Hướng dẫn HS nhớ lại kt cũ để so sánh ds VN so với các nước trong kv ĐNA: VN đứng thứ 3 sau Inđônêsia(234,9 triệu người ), Philippin (84,6 triệu người )
KL:Vậy em có nx gì về số dân của nước *ta?
?Với số dân đông như trên có tl và kk gì đối với sự pt kinh tế ở nước ta?
TL :nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn .
KK: Tạo sức ép lớn đối với việc pt kt –xh ,với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cs cho nhân dân
VN là nước đông dân ,ds nước ta là 79,7 triệu người (2002).
II. Gia tăng dân số. (10 phút) 
GV: Y/c HS đọc thuột ngữ “bùng nổ ds” –SGK/152.(Bùng nổ ds :là sự pt ds vựot bậc về số lượng khitỉ lệ sih vẫn cao, nhưng tỉ lệ tử giảm xuống rất thấp nhờ những tiến bộ về y tế và nhờ việc cải thiện những đk sinh hoạt )?
? Q/s H 2.1: Nêu nx sự bùng nổ ds qua chiều cao các cột ds?
HS:Đọc số lượng số dân qua từng năm---DS tăng nhanh liên tục .
GV: ds tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng bùng nổ ds.
? Hiện tượng bùng nổ ds ở nước ta diễn ra vào những thời điểm nào ?
? Q/s H2.1 hãy nêu nx đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dstự nhên có sự thay đổi ntn?
(*Tốc độ thay đổi qua từng giai đoạn :
+Cao nhất gần 2% từ 1954-1960
+Từ 1976-2003 xu hướng giảm dần ,thấp nhất năm 2003)
? Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?(Kết quả thực hiện cs ds và 
KHHGĐ)
? Vì sao TLGTTN của ds giảm nhanh ,nhung cơ cấu ds vẫn tăng nhanh? (Do cơ cấu ds VN trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao , theo số liệu thống kê hàng năm có khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm)
? ?DS đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì ? ( đối với kinh tế, xã hội , 
Môi trường .)
	Y/C: HS thảo luận nhanh và rút ra nhận xét .
? Qua đó nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ GTDSTN ở nước ta ? (Lợi ích về pt kt , xh (chất lượng c/s) , mt.)
? Dụa vào bảng 2.1 hãy xác định vùng có tỉ lệ GTTN DS cao nhất và thấp nhất?
? Các vùng có tlgttn ds cao hơn trung bình cả nước ? 
Tây Bắc , Bắc Bộ, DHNTB, Tây Nguyên.
*Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX ,nước ta có ht bùng nổ ds.(ds tăng nhanh và tăng liên tục ).
*Tốc độ gia tăng ds thay đổi qua từng giai đoạn . Hiện nay , nhờ thực hiện tốt c/s ds và KHHGĐ nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của ds có xu hướng giảm.
*Hiện nay vùng có TL GT TN DS cao nhất là vùng Tây Bắc (2,19%) ,thấp n
hất là vùng ĐBSH (1,11%)
? Dựa vào bảng 2.2 hãy :
-Nhận xét tỉ lệ ds nam – nữ hời kỳ 1979- 1999?
(+Tỉ lệ nữ >nam,thay đổi theo thời gian.cụ thể )
GV: Y/c HS đọc mục 3 SGK để hiểu rõ tỉ số giới tính.
GV: Giải thích :tỉ số giới tính nam và nữ không bao giờ cân bằng nhau và thường thay đổi theo nhóm tuổi , theo thời gian và theo không gian , nhìn chung ,trên thế giới hiện nay là 98,6 nam thì só nữ là 100.Tuy nhiên lúc mới sinh ra,số trẻ em sơ sinh nam luôn cao hơn số trẻ em sơ sinh nữ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do :hậu quả chiến tranh nam giới hi sinh ,nam giới phải lao động nhiều hơn, làm những công việc nặng nhọc hơn 
? Tại sao phải biết cơ cấu ds di tính ở mỗi quốc gia ? để tổ chức lao động phù hợp từng giới , bổ sung hàng hóa nhu cầu yếu phẩm từng giới )
?Dựa vào bảng 2.2 nx cơ cấu dân só theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999?
-Nhóm từ 0-14 tuổi : nam nữ giảm dần .- Nhóm tuổi từ 15-59 và 60 trở lên tăng dần . 
?Vậyxu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở VN từ 1979-1999 thay đổi ntn?
III . Cơ cấu dân số ( 10 phút) 
*Cơ cấu ds theo giới :(tỉ lệ nam- nữ) có sự khác biệt ,số nữ luôn cao hơn số nam.
*Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi : đang có sự thay đổi .Tỉ lệ trẻ em giảm xuống tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên.
IV. Củng cố và hướng dẫn .( 10 phút) 
? Hãy cho biết số dân nước ta các năm 2002, 2003 ?và tình hình gia tăng dân số của nước ta ?
? Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ GTDSTN và thay đổi cơ cấu dan số của nước ta ?
*Hướng dẫn làm bài tập 3/T-10 –SGK.
-Tính % GTTNDS nước ta qua các năm và nêu nx? 
+ Y/c :TLGTTNDS= tỉ suất sinh – tỉ suất tử.
VD :TLGTTNDS 1979 = 32,5%o -7,2%o=25,3%o=2,53%.
=19,9%o -5,6%o =14,3%o =1,43%
* Vẽ biểu đồ :Mặc dầu bảng số liệu cho biết tỉ suất sinh và tử của dân số nước ta , nhưng yêu cầu bài tập lại vẽ biểu đồ thể hiện THGTDSTN . Điều đó có nghĩa là phải vẽ hai đường biểu diễn trên một trục tọa độ : một đường biểu diễn tỉ suất sinh một đường biểu diễn tỉ suất tử . Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng dân số.
* Làm bài tập trong tập bản đồ .
* Tìm hiểu sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
****************************
Tuần: 2
 Tiết : 3
	Ngày soạn:	06/ 09/2007	 
Ngày dạy: 
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
Mục tiêu bài học .
*HS: Cần trình bày được mật độ ds và sự phân bố dân cư của nước ta .
*Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn thành thị và đô thị hóa ở nước ta.
* Biết phân tích biểu đồ Phân bố dân cư và đô thị VN(1999). Và một số bang ố liệu về dân cư.
* ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp , bảo vệ môi trường đang sống .
* Chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số. 
II. Phương tiện dạy học .
Bản đồ phân bố dân cư đô thi Việt Nam.
Tư liệu trnh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở VN.
Bảng thống kê mật độ ds một số quốc gia và dân đô thị ở VN.
III. Lên lớp.
1. ổn định lớp . (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút)
? Hãy cho biết só dan của nước ta năm 2002, 2003, và tình hnhf gia tăng ds ở nước ta ?
? Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng ds tự nhiê ... 
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Điều kiện tự nhiên BTB có thuận lợi , khó khăn gì đối với phát triển kinh tế xã hội .
? Phân bố dân cư BTB có những đặc điểm gì?
3Bài mới. 
 Là vùng nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung , trên hành lang kĩ thuật quốc gia hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây; sự phát triển kinh tế của BTB đã xứng với tiềm năng kinh tế chưa ? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Tình hình phát triển kinh tế .
 ? Quan sát h 24.1 hãy cho nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở BTB ? 
-_ So với cả nước 1995- 2002? .
_ Đến 2002 tự túc đủ ăn chưa? 
? Nêu một số khó kăn trong sx lt của vùng ? 
( khí hậu , đất, cơ sở hạ tầng , dân số.)
? Quan sát H 24.3 xác định các vùng nông – lâm kết hợp ? ( Giữa vùng sx lt và vùng rừng )
? Dụa vào SGK và liến thức đã học , cho biét thế mạnh và thành tựu trong phát triển nông nghiệp ? 
? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB ? ( phòng chóng lũ quét , hạn chế cát bay , cát lấn , tác hại của gió phơn Tây nam , bão lũ ..) 
GV: Mở rrộng .
Công trình trọng điểm ở BTB : tròng rừng kết hợp phát triển hệ thồng thủy lợi .
Một số hệ thống thủy lợi trọng điểm : ở Bắc Đèo Ngang , Kẻ Gỗ ( Hà Tĩnh ) , Đập Bái Thượng ( Thanh Hóa ) , Đô Lương , Nam Đàn ( Nghệ An ) ; ở Nam Đèo Ngang : Nam Thạch Hãn , đập Cẩm Lệ .
? Dựa vào H 24.2 nhận xét sự gia tăng giá trị sx công nghiệp ở BTB? 
? Q/s H 24.3 xác định các cơ sở khai thác khoáng sản : thiếc , c rôm, ti tan, dá vôi, .
Ngành công nghiệp nào có thế mạnh ở BTB , dựa vào nguồn khoáng sản nào của vùng ? 
? Cho biết những khó khăn trong sx công nghiệp ở BTB , chưa phát triển xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế ? ( do hạ tàng cơ sở yếu kém .; hậu quả của chiến tranh kéo dài ) 
Chuyển ý : Cùng với những triển vọng lớn do nhiều dự án kinh tế đang được triển khai trong xu thế kinh tế mở , dv của vùng BTB phát triển ntn? 
? Dụa vào H 24.3 co nhận xét h/ đ vận tải của vùng? ( vị tí trên trục giao thông xuyên Việt và hành lang Đông Tây .; Tầm quan trọng của các quốc lộ 7,8,9 nối liền các cửa khẩu biên giới Lào- Việt với cảng biển nước ta..) 
GV: Mở rộng . Đường 9 chọn là một trong những tuyến đường xuyên A SEAN và Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế thương mại . Việc quan hệ về mọi mặt với các nước trong khu vực ĐNA và thế giới thông qua hệ thống đường biển mở ra nhiều khả năng to lớn hơn nhiều đối với vùng BTB /
? Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng BTB? 
( Đủ mọi loại hình dịch vụ du lịch :
+ du lịch sinh thái ( Phong Nha, Kẻ Bàng ).
+ nghỉ mát , nghỉ dưỡng : nhiều bãi tắm nổi tiếng từ Sầm Sơn đến Lăng Cô .
+ Du lịch văn hóa lịch sử : Quê Bác , cố đô Huế )
Nông nghiệp .
* Sản xuất lương thực kém phát triển , hiện đang tăng cường đầu tư tăng năng suất .
* Có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò , nuôi trồng khai thác thủy sản , cây công nghiệp ngắn ngày ( lạc ) , phát triển rừng ( theo huêóng nông – lâm kết hợp ) giảm thiểu thiên tai .
2 Công nghiệp 
* Giá trị sx công nghiệp từ 1995 – 2004 tăng rõ rệt .
* Công nghiệp khai thác khoáng sản và sx vật liệu xây dựng là ngàng có thế mạnh ở BTB .
3. Dịch vụ 
* Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước.
* Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch .
II. Các trung tâm kinh tế 
? Xác định trên H 24.3 những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố trung tâm kinh tế quan trọng?
* Thanh Hóa, Vinh , Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng .
III.
IV.Củng cố _ hướng dẫn .
Câu 1: Hãy xác định đâu là đk yhuận lợi, khó khăn trong sx nông nghiệp ở BTB?
Đát cho sx nông nghiệp ít, kém màu mỡ .
Nhiều thiên tai( bão lụt , hạn hán, gió phơn ) .
Các tỉnh đều có đồng bằng nhỏ hẹp ven biển .
Vùng biển phía đông có thể nuôi trồng , đánh bắt thủy sản ,.
Cơ sở vật chất kĩ thuật , kết cấu hạ tầng nghèo .
Người lao động cần cù , chịu khó , sáng tạo .
Phân bố dân cư , trình độ phát triển không đều giữa đồng bằng ven biển với miền núi phía tây .
Vùng đồi núi phía tây có thể trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả .
Câu 2: Điền Đ , S vào các câu trả lời sau: 
Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm khá lớn .
Chăn nuôi trâu bò ở miền đồi núi phía tây ., nuôi trồng đánh bắt nhiều hải sản .
Trồng nhiều lt cho xuất khẩu .
Công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp khai khoáng phát triển .
Nành chế biến gỗ , cơ khí , luyện kim , may mặc , chế biến thực phẩm có quy mô lớn .
Câu 3: Hãy điền các cụm từ vào chỗ trống trong các câu sau:
Các điểm du lịch nổi tiếng ở BTB: 
Tanh Hóa có: ..
Nghệ An có
Hà Tĩnh có ..
Quảng Bình có
Quảng Trị có .
Thừa Thiên Huế có ..
Câu 4: Điền Đ, S vào các câu sau :
Thanh Hóa có các ngành công nghiệp ; vật lkiệu xây dựng , chế biến lương thực , thực phẩm , hàng tiêu dùng .
Vinh có các ngành công nghiệp ; vật liệu xây dựng , chế biến lương thực , thực phẩm , hàng tiêu dùng .
Vinh có các ngành công nghiệp : cơ khí , chế biến lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng .
Húe có các ngành công nghiệp : cơ khí, chế biến thực phẩm , chế biến lâm sản , hàng tiêu dùng .
Đáp án: Câu1: thuận lợi : c,d,f,h ; Khó khăn : a,b,e,g.
 Câu 2: Đ( a,b,d) S ( c,e)
 Câu 3: a. Sầm Sơn .
b.Kim Liên.
Thiên Cầm.
Động Phong Nha _ Kẻ Bàng .
Thành cổ .
Cố đô Huế .
Câu 4: Đ( a,c,d) S ( b) 
* Làm các bài tập 1,2,3 SGK/ 89.Sưu tầm các tì liệu về các khu di tích quê Bác .
*************************************
Tuần:	14	
Tiết:27	Ngày soạn:	 
Ngày dạy: 
Bài 25
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
I. Mục tiêu bài học .
* Học sinh cần khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng DHNTB là nhịp cầu nối giữa BTB với Đông Nam Bộ , giữa Tây Nguyên với biển Đông , là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền đất nước .
* Hiểu rõ sự đa dạng phong phú của các đk tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , tạo ra thế mạnh để phát triển kinh tế , đặc biệt là kinh tế biển .
* Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong vùng duyên hải miền trung .
* Rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ , kênh hình để giải thích một vấn đề của vùng .
II. Phương tiện dạy học 
Lựoc đồ tự nhiên vùng DHNTB , át lát địa lí VN . 
Tài liệu tranh ảnh về tự nhiên vùng DHNTB .
III. Lên lớp.
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : 
3Bài mới.
GV: giới thiệu sơ lược văn hóa , lịch sử điều kiện sinh thái của vùng DHNTB , nơi diễn ra sự hội nhập của 2 nền văn hóa Việt _ Chăm . Có thể nói là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam , có những nét chung của lịch sử phát triển kinh tế của cả nước Vởy DHNTB có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và dân cư ntn ta cùng tìm hiểu nội dung bài . 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ . 
 GV: giới thiệu toàn bộ ranh giới của vùng DHNTB trên lược đồ .
? Dựa vào h 25.1 cho biết đặc điểm lãnh thổ của vùng ? 
 _ Xác định vị trí giới hạn của vùng ? ( đông : biển Đông có 2 quần đảo lớn ; tây ; Lào và Tây Nguyên ; Bắc : BTB ; Nam : Đông nam bộ ) 
 GV: Gọi HS lên đọc tên , xác định vị trí các tỉnh của vùng và 2 quần đảo lớn Trường Sa , Hoàng Sa , Đảo Phú Quý , Lí Sơn .
? Với vị trí có tính chất trung gian , bản lề , vùng có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế và an ninh quốc phòng ? 
* DHNTB là một dải đất nhỏ hẹp , cầu nối giữa BTB với Đông Nam Bộ , giữa Tây * CNguyên với biển Đông .
* Có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế giữa Bắc _ Nam ; nhất là Đông _ Tây . Đặc biệt về an ninh quốc phòng ( có 2 quần đảo lớn Trường Sa và Hoàng Sa ) .
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 
? Quan sát H 25.1 cho biết đặc điẻm nổi bật của địa hình vùng DHNTB ? ( Gợi ý : Dựa vào bảng phân tầng địa hình nêu vị trí , đặc điểm của đồng bằng , đồi núi , bờ biển ) 
? Tìm trên bản đồ ; Các vịnh Dung Quất , Văn Phong , Cam Ranh ? . Các bãi tắm và các điểm du lịch nổi tiếng ?
GV: Hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thức từ những địa điểm trên .
? Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân , cho biết đặc điểm nổibật khí hậu của vùng ? ( Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và sắc thái khí hậu cận xích đạo .) 
? Dựa vào SGK và kiến thứ thực tế của HS y/c các nhóm thảo luận về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế cả vùng .
? Phân tích thế mạnh của kinh tế biển , Đát nông nghiệp có đặc điểm gì , khoáng sản / .
? Phân tích các thế mạnh về phát triển nông nghiệp , công nghiệp ?
? Phân tích các thế mạnh phát triển du lịch và khó khăn của thiên nhiên ?
GV: Sau khi HS báo cáo kết quả , GV kết luận : 
_ GV Giới thiệu thêm về nghề khai thác tổ chim yến _ đặc sản quý của vùng .
? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh Nam Trung Bộ? 
( ngăn chặn cát lấn , cát bay , phòng chống lũ lụt , lũ quét , sạt lở đất ) 
GV: Nêu rõ nguyên nhân , hiện tượng sa mạc hóa ven biển Ninh Thuận : do khí hậu khô hạn , gió to , nước mặn do tác dụng của thủy triều và gió bão xâm lấn .
* Địa hình : 
_ Đôngd bằng hẹp phía đong bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển .
_ Núi , gò , đồi ở phía tây .
_ Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh .
* Khí hậu khô hạn nhất cả nước .
* Vùng có thế mạnh đặc biệt về kinh tế biển và du lịch .
* Vùng có nhiều thiên tai : hạn hán kéo dài , mưa lụt trong mùa bão ..-> gây thiệt hại lớn cho sx và sinh hoạt .hiện tượng sa mạc hóa đang có xu hướng mở rộng .
III.Đặc điểm dân cư _ xã hội .
? Quan sát bảng 25.1 hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư , dân tộc và hoạt động kinh tế giữa 2 vùng đồng bằng ven biẻn với đồi núi phía tây / 
?Dựa vào bảng 25. 1 hãy nhận xét về tình hinnhf dân cư – xã hội ở DHNTB so với cả nước ? 
? Y/c HS xác định vị trí các di tích văn hóa lịch sử được công nhận là di sản văn hóa thế giới /
GV: Giới thiệu sơ lược hai di sản trên để mở rộng hiểu biết cho HS .
* Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông của vùng .
* Đời sống các dân tộc cư trú vùng núi phía tây còn nghèo khó .
* Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn tỉ lệ trung bình trong cả nước .
* Tài nguyên du lịch phong phú ,. có 2 tài nguyên du lịch nhân văn được công nhận là di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn .
IV. Củng cố _ hướng dẫn 
? hãy sắp xếp các ý sau cho thích hợp những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng :
Các tỉnh đều có đồng bằng ven biển .
Nhiều thiên tai .
Vùng biển có nhiều đảo , quần đảo lớn , bờ biển nhiều vũng vịnh .
Rừng có nhiều gỗ quý , giàu lâm sản .
Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng nghèo nàn .
Người lao động cần cù , kiên cường .
Phân bố dân cư , trình độ phát triển không đồng đều giữa đồng bằng ven biển với miền núi phía tây .
Có nhiều di sản văn hóa ,lịch sử .
Thuận lợi : ( c,d,f,h) Khó khăn L a, b, e, g) 
*************************************
 (Nếu hết khung đưa con trỏ lên trên dòng này đánh: “ khg ” rôi ấn F3)khg 

Tài liệu đính kèm:

  • docDia li 9.doc