Sau bài học , hoc sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1: Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM NS: 16.08 ND:17.08 I.Mục tiêu bài học: Sau bài học , hoc sinh cần: - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta . - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc . - Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ dân cư VN - Biểu đồ cơ cấu dân tộc nước ta 1999( %) H1.1 - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc VN. III. Hoạt động trên lớp: 1. Kiểm tra: sách , vở , tập bản đồ. 2. Bài mới: GTB: VN là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về “ Cộng đồng các dân tộc VN” Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: Nhóm/ cặp - GV dùng tập ảnh giới thiệu 1 số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? - Thuộc mấy dòng ngữ hệ chính? (. Dòng Nam Á thuộc nhóm Việt, Mường, Tày,Thái,Ka Đai, Mông, dao, Môn-Khơ-me . Dòng Nam Đảo: thuộc nhóm Malayô Pôlinê diêng . Dòng Hán- Tạng: nhóm Tạng, Miến, Hoa, Hán - 54 dân tộc có những nét văn hóa như thế nào? ( Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm nền tảng cho văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc.) - Những nét văn hóa đó được thể hiện qua những mặt nào? ( phong tục, tập quán, cách trang phục, ngôn ngữ.) - Quan sát H1.1dân tộc nàochiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? - Người Việt cổ còn có những tên gọi gì? ( Âu Lạc, Lạc Việt) - Đặc điểm của dân tộc Việt ? ( Đây là.khoa học kĩ thuật) - Ngoài dân tộc Việt ( kinh )còn có các dân tộc gì? chiếm tỉ lệ ? ( Các dân tộc ít người chiếm 13,8 % dân số) - Trình bày những nét khái quát về dân tộc ít người ? ( Trình độ phát triển kinh tế khác nhau ..thủ công) - Kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? ( dệt thổ cẩm, thêu thùa , Tày, Thái), Làm gốm, trồng bông dệtvải( Chăm) , làm đường thốt nốt, khảm bạc(Khơme), làm bàn ghế bằng trúc(Tày) - Vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước? Mặc dù các dân tộc có những nét riêng về đời sống ,văn hóa , nhưng tất cả cùng nằm trong 1 khối thống nhất kể cả người Việt ở nước ngoài đều góp phần xây dựng Tổ quốc. Chuyển ý: Mỗi dân tộc đều có địa bàn sinh sống được phân bố như thế nào. Ta tìm hiểu phần 2 * Hoạt động2: cá nhân - Cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? - Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? ( Trung du và miền núi phía Bắc có dân tộc: Tày,Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông. Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyêncó dân tộc: Ê đê, Gia rai, Ba na, Co ho. Ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: người Khơme, Chăm, Hoa) - Hiện nay đời sống các dân tộc vùng cao như thế nào? ( đời sống đã được nâng lên , môi trường được cải thiện ) - Tình trạng du canh du cư đã được hạn chế là nhờ vào đâu? (Cuộc vận động định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo). Ghi bảng I. Các dân tộc ở Việt Nam: - Nước ta có 54 dân tộc. - Mỗi dân tộc có những nét văn riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. - Dân tộc Việt ( kinh )có số dân đông nhất chiếm 86% dân số cả nước - Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng II. Phân bố các dân tộc : 1. Dân tộc Việt: Phân bố rộng khắp cả nước., chủ yếu tập trung đông ở đồng bằng, trung duvà duyên hải. 2. Các dân tộc ít người: - Sống chủ yếu ở miền núi và cao nguyên. 3. Củng cố: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? - Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Bài tập : Chọn ý đúng nhất: 1. Trong các dân tộc ít người ở nước ta, 1 số dân tộc có số dân tới 1 triệu người trở lên là: a. Tày, Thái, Mường, Khơ me b. Mường, Bana, Trái, Tày c. Bana, Chăm, Khơ Me, Mường 2.Hiện nay đời sống các dân tộc vùng cao dã được nâng lên, môi trường được cải thiện, tình trạng du canh du cư đã được hạn chế là nhờ: a. Việc khai hoang b. Tổ chức các hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt. c Nhờ các cuộc vận động định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo ĐÁ: C1( ýa), C2( ýc) 4. Dặn dò: Học bài Làm bài tập 3 trang 6 Soạn bài 2 “ Dân số và sự gia tăng dân số” Vẽ H2.1 và bài 3 /10 Tiết 2: Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ NS: ND: I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , học sinh cần: - Biết số dân cư của nước ta 2002 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và 1 số biểu đồ dân số - Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí II. Phương tiện dạy học : - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta - Tài liệu , tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống. III. Hoạt động trên lớp: 1. Bài cũ: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 2. Bài mới: GTB: Dân số tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế , xãhội, chính trị, của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia ,mà của cả cộng đồng quốc tế .Ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước . Để hiểu vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì? Ta nghiên cứu qua bài2 . Hoạt động của thầy và trò GV giới thiệu số liệu . 1979 nước ta có 52,46 triệu người . 1989 64,41 ------------ . 1999 76,43------------- - Em cho biết số dân của nước ta tính đến 2002 là bao nhiêu? ( 79,7 triệu người) - Dân số nước ta đứng thứ mấy trên thế giới và khu vực? ( thứ 14 trên thế giới, và thứ 3 ở khu vực ) - Về diện tích nước ta đứng thứ mấy trên thế giới? (58) - Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và dân số của VN so với các nước trên thế giới?( dtích nhỏ, dân số đông) - Với dân số đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta? ( Thuận lợi: nguồn lao động lớn , thị trường tiêu thụ lớn. Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế xãhội, với tài nguyên môi trường) -GV treo biểu đồ H2.1 + Cho hs quan sát và nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột dân số(dân số nước ta tăng liên tục) + Nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy sự thay đổi - Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? ( bùng nổ dân số) - Qua H2.1 nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi ntn? (Tốc độ gia tăng thay đổi từng giai đoạn: cao nhất gần 2% (54-60) Từ 1976—2003 xu hướng giảm dần thấp nhất 1,3%2003 - Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó? - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? (Cơ cấu dân số VN trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao, có khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hằng năm) * HĐ 2: Nhóm - Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? (kinh tế không phát triển với nhu câu đời sống, xã hội bất ổn, môi trường khó khăn trong việc bảo vệ) - Mỗi nhóm tìm hiểu 1 vấn đề: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên chuẩn xác kiến thức Ghi bảng I. Số dân: - Dân số nước ta là 79,7 triệu người - VN là quốc gia đông dân II. Gia tăng dân số: - Từ cuối những năm 50 của TK 20nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Hậu quả gia tăng dân số Kinh tế Xã hội Môi trường Lao động và việc làm Tốc độ phát triển kinh tế Tiêu dùng và tích lũy Giáo dục Y tế và chăm sóc sức khỏe Thu nhập mức sống Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm môi trường Phát triển bền vững - Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta? - Giáo viên chuẩn xác lại nội dung kiến thức theo sơ đồ đã nêu. - Dựa vào bảng 2.1 xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất? - Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung binh cả nước? ( Tây Bắc, Bắc Bộ, DHNTB, Tây Nguyên) - Hiện nay nước ta có cơ cấu dân số ntn? ( trẻ ) - Vì sao? ( do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong 1 thời gian dài) - Phân tích bảng 2.2 . Cơ cấu theo giới tính ở nước ta từ 1979 đến1999chuyển biến theo hướng nào? ( nam tăng, nữ giảm ) - Tại sao cần phải biết kếtcấu dân số theo giới tính ở mỗi quốc gia? ( để tổ chức lao động phù hợp từng giới , bổ sung hàng hóa, nhu yếu phẩm từng giới) - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979- 1999? ( nhóm tuổi 0-14 giảm Nhóm tuổi 15-59&60tăng ) - HS đọc mục 3 SGK - TỈ số giới tính không bao giờ cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi theo thời gian và không gian . Nhìn chung trên thế giới hiện nay lá 98,6 nam thì có 100 nữ . Tuy nhiên lúc mới sinh ra ,số trẻ em sơ sinh nam luôn cao hơn trẻ sơ sinh nữ TB 106 nam/ 100 nữ đến tuổi trưởng thành tỉ sô này gần ngang nhau. Sang lứa tuổi già số nữ cao hơn nam. - Nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ sốgiới tính ở nước ta? (Hậu quả của chiến tranh, nam hy sinh nhiều. Nam lao động nhiều hơn ,nặng nhọc hơn, nên tuổi thọ thấp.) - Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất nước 2,19%, thấp nhất là đông bằng Sông Hồng 1,11% III. Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi , tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. 3. Củng cố: - Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta? Bài tập: Chọn ý đúng nhất 1 Về phương diện xã hội, viêc gia tăng dân số nhanh sẽ dẫn đến hậu quả : a. Môi trường bị ô nhiễm nặng b. Nhu cầu giáo dục , y tế, việc làmcăng thẳng c. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt 2. Tính đến 2002 dân số nước ta : a. 77,5 triệu b. 75,4 triệu c. 79,7 triệu d. 80,9 triệu * Bài tập 3/ 10 - Tính tỉ lệ % gia tăng dân số tự nhiên : lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử của từng năm 1979: 32,5-7,2=2,43% 1999: 19,9-5,6 = 1,43% - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm 40 - 35 - 30 - 25 - Miền gia 20 - tăng tự nhiên 15 - 10 - 5 - 0 1979 1999 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỰ NHIÊNCỦA DÂN SỐ NƯỚC TA THƠÌ KÌ 1979- 1999 4. Dặn dò: Học bài Soan bài3 : “ Phân bố dân cư và các loại hình quầncư” Tiết 3: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ NS: ND: I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , học sinh cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta. - B ... ụ của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc. - Nhận thấy được sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của địa phương. - Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. II-Đồ dùng dạy học: - Tập tài liệu Địa lý tỉnh Quảng Nam và Đại Lộc ( GV & HS). Bản đồ kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Bản đồ kinh tế của huyện Đại Lộc. Một số tranh ảnh về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của tỉnh ,huyện. III-Hoạt động dạy và học Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết tình hình gia tăng dân số của tỉnh Quảng Nam.Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế- xã hội ? Bài mới IV-KINH TẾ A. Các ngành kinh tế Quảng Nam Đại Lộc 1.Công nghiệp a-Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế b-Cơ cấu ngành công nghiệp c-Phân bố các ngành công nghiệp chính d- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đ-Tiểu thủ công nghiệp e-Phương hướng phát triển công nghiệp 2-Nông lâm, ngư nghiệp a. Vị trí ngànhNN b. Cơ cấu *Trồng trọt + cây lương thực + Cây công nghiệp +Cây ăn quả *Chăn nuôi -Lâm nghiệp -Ngư nghiệp 3-Dịch vụ a- Giao thông vận tải b-Bưu chính viễn thông c-Thương mại d-Du lịch đ- Đầu tư nước ngoài B. Sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ * Công nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây. Năm 2000 ( 23,5% cơ cấu GDP của tỉnh), năm 2001(13,6% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng DHNTB.) *Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001: Công nghiệp khai thác(7,4%), công nghiệp chế biến (89%), công nghiếp sản xuất điện, ga, nước (3,6%) *Công nghiệp khai thác khoáng sản:Đá xây dựng (Quế Sơn,Tam Kì, Núi Thành, Tây Giang...).vàng (Bồng Miêu, Phước Đức)than đá (Nông Sơn, Ngọc Kinh) *Công nghiệp chế biến: Nông, lâm, thủy hải sản... *Công nghiệp SX VLXD: Xi măng(Kì Hà), bê tông đúc sẳn (Núi Thành, Quế Sơn,) *Công nghiệp khác:dệt may: Da, giày, cơ khí ,điện tử,có ở nhiều nơi * Các sản phẩm chế biến LTTP, nước giải khát rất đa dạng. * CN CB, KT khoáng sản: đá xây dựng, than đá, vàng, vật liệu XD, bê tông đúc sẵn, * Các sản phẩm dệt may, giày da,cơkhí,điệntử *Làng mộc Kim Bồng, làng gốm ở Thanh Hà (Hội An), nghề đúc đồng ở Phước Kiều (Điện Bàn), làng dâu tằm ở Duy Trinh * Khu công nghiệp Điện Nam -Điện Ngọc (430 Ha):Sản xuất và lắp ráp điện tử, thiết bị văn phòng cao cấp, lắp ráp thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị dân dụng, * Khu công nghiệp Bắc Chu Lai- Kì Hà (2.800Ha): Công nghiệp cảng, đóng và sửa chửa tàu thuyền, luyện cán thép, hoá dầu, hoá chất, VLXD, * Khu công nghiệp An Hòa -Nông Sơn(1200ha): Công nghiệp hóa chất, khai khoáng, VLXD, sản xuất xi măng, chế biến nông, lân sản * Các khu CN mới trong tương lai: Trảng Nhật, Đông Thăng Bình, Trà Cai, Đông Quế Sơn, Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2000 (43% cơ cấu GDP tỉnh) - Năm 2000 nông nghiệp chiếm 35,2 % cơ cấu GDP tỉnh . - Năm 2000 trồng trọt chiếm 74%, cơ cấu nông nghiệp. - Sản lượng LT:352,3 nghìn tấn (năm 2001 ) - Bình quân lương thực theo đầu người đạt 258,3 kg/ người (năm 2001). - Nhiều loại có gía trị kinh tế cao: quế, hồ tiêu, dâu tằm, mía, lạc, điều, chè, cà phê, cao su, - Nhiều loại nổi tiếng: dứa, chuối, lòn bon... + Chăn nuôi trâu, bò, lơn và gia cầm có số lượng đáng kể, số lương trâu lớn nhất trong các tỉnh DHNTB. - Là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Năm 2001 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 127tỉ đồng * Phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt xa bờ với hai ngư trường lớn Núi Thành và Hội An * Cùng với sự phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ không ngừng phát triển , chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh * Năm 2000 chiếm 33,5% cơ cấu GDP của tỉnh. *Có đầy đủ các loại :Đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, - Quốc lộ 1A,14,14b, 14d,14e - Đường sắt Thống Nhất di qua địa phận tỉnh dài 90 km -Cảng biển Kì Hà là cảng biển lớn của tỉnh -Sân bay nội địa Chu Lai thời gian tới trở thành sân bay trung chuyển hàng hoá khu vực Đông Nam Á. - Tổng chiều dài đường sông đang được khai thác: 910 Km * Quảng Nam có hệ thống điện thoại, viễn thông và mạng ITERNET khá hoàn chỉnh từ tỉnh cho đến huyện, đến năm 2000 tổng thuê bao điện thoại lên đến 19.641 máy, bình quân 14 máy trên 1000 dân * Phát triển nhanh về số cơ sở kinh doanh, đa dạng về chủng loại, hàng hoá, mạng lưói chọ mỏ rộng. * Giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng với các mặt hàng chính: hàng tiểu thủ công nghiệp, hải sản đông lạnh, may mặc * Giá trị nhập khẩu của tỉnh tăng lên với mặt hàng chủ yếu là tư liệu sản xuất. *Quảng Nam có tiềm năng du lịch rất lớn và phong phú. - Bờ biển dài, nhiều bài biển đẹp: Điện Dương, Cửa Đại, Tam Thanh, Bãi Rạng, - Nhiều thắng cảnh: Cù Lào Chàm, Hòn Kẽm- Đá Dừng, Phú Ninh, Khe Tân, rừng nguyên sinh Phước Sơn, Nam Giang, - Hai di sản văn hóa thế giới: Thành phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn * Ngày càng có nhiều dự án, số vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước. a. Tiểu vùng đồng bằng ven biển - Khu vực công nghiệp, du lịch: Hội An- Điện Nam - Điện Ngọc - Dãi đồng duyên hải phía Đông: Vùng trọng điểm LT-TP của tỉnh - Vùng bờ biển dài 60 Km và vùng biển: Phát triển kinh tế biển b. Tiểu vùng miền núi: - Khu vực miền núi phía Bắc trong tương lai xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới Nam Giang (VN)- Đắc Chung ( huyện Pắc Xế- tỉnh Xê Công- Lào). - Khu vực miền núi trung du phía Nam * CN phát triển mạnh trong những năm gần đây. Năm 2000 ( 25,3% cơ cấu GDP của huyện) Năm 2006 giá trị CN đạt 207659,59 triệu đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. * Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001: Công nghiệp khai thác(22%), công nghiệp chế biến (78%),năm 2006: công nghiệp khai thác(15,2%), công nghiệp chế biến (84,8%). * Công nghiệp khai thác:Than đá Ngọc Kinh (Đại Hồng),cát, sỏi, đá ở nhiều nơi(ven sông Thu Bồn, Vu Gia và các xã vùng núi) * Công nghiệp chế biến chiếm 84,5 % trong cơ cấu công nghiệp huyện (2006), chế biến nông , lâm sản( CNCBTP năm 2003 chiếm 40,6% cơ cấu CNCB) * Các ngành CN khác: Dệt may, cơ khí, điên tử, * Các sản phẩm chế biến LTTP * CN CB, KT khoáng sản: đá xây dựng, than đá, vàng, gạch tuynen, gạch thủ công * Các sản phẩm dệt may, giày da, cơ khí, * Làng nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Đại Hòa, Đại Nghĩa * Nghề làm trống ở LâmYên (Đại Minh), hương Phú Lộc (Đại Hòa). * Năm 2005 đã hình thành 11 cụm CN: Đại Hiệp, Đại Nghĩa I, Đại Nghĩa II, Đại Quang, Đại Tân, Đại Đồng, Đại Sơn, Mỹ An, Mỹ An mở rộng, Khu V TT Ái Nghĩa, , Đồng Mặn. - Tiến hành qui hoạch hành lang tuyến quốc lộ 14B từ Đại Hiệp đến Đại Sơn theo hướng phát triển đồng bộ: Các cụm công nghiệp, các điểm dịch vụ, du lịch và khu đô thị mới, coi đây là vùng kinh tế động lực của huyện. Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, năm 2000 (44,3% cơ cấu GDP),năm 2005 (31,52% cơ cấu GDP huyện). - Năm 2000 nông nghiệp chiếm 36,7 % cơ cấu GDP huyện . - Trồng trọt chiếm 81,9 % (Năm 2000), 75,7% ( năm 2006) cơ cấu nông nghiệp. - Sản lượng LT:59,3 nghìn tấn (năm 2001), 57,7 nghìn tấn (năm 2006) - Bình quân lương thực theo đầu người đạt 386,5 kg/ người (năm 2001)357,3 kg/ người (năm 2006). -Nhiều loại có gía trị kinh tế cao: dâu tằm, mía, lạc, thuốc lá , ớt - Nhiều loại nổi tiếng: dứa, chuối, dưa hấu, lòn bon... + Chăn nuôi trâu, bò, lơn và gia cầm có số lượng đáng kể trong tỉnh và tỉ trọng trong cơ cấu nông nghiệp nâng cao dần (25% năm2005). - Là ngành kinh tế quan trọng của huyện. diện tích rừng trồng ngày càng mở rộng ( bình quân 500 ha/ năm). * Khai thác thuỷ sản và nuôi cá nước ngọt trên sông ngòi, khe, suối, ao, hồ, ruộng nước * Năm 2000 chiếm 30,4% cơ cấu GDP của huyện * Chỉ có đường bộ và đường sông - Tuyến quốc lộ 14B ( đoạn từ Đại Hiệp đến Đại Hồng)dài 36 Km. - Tỉnh lộ 14B (Đại Hiệp đến Giao Thuỷ), ĐT 609 ( Trung An thuộc Ái Nghĩa đến An Điềm thuộc Đại Hưng) - Nhiều tuyến giao thông liên xã, thôn do huyện, xã quản lí - Đường sông đang được khai thác trên sông Thu Bồn và Vu Gia. * Đại Lộc có hệ thống điện thoại, viễn thông và mạng ITERNET khá hoàn chỉnh trên địa bàn huyện, đến năm 2005 tổng thuê bao điện thoại lên đến 7.700 máy, bình quân 48 máy trên 1000 dân * Mạng lưới chợ rộng khắp, các chợ lớn như Ái Nghĩa, Phú Thuận, Hà Tân * Giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng với các mặt hàng chính: hàng tiểu thủ công nghiệp, may mặc * Giá trị nhập khẩu của huyện tăng lên với mặt hàng chủ yếu là tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, * Bước đầu hình thành và phát triển : khu du lịch Khe Tân ( Đại Chánh), Suối Mơ ( Đại Đồng), Khe Lim, Bằng Am (Đại Hồng), Vũng Thùng ( Đại Nghĩa), Chấn Hưng ( Đại Hưng), * Ngày càng có nhiều dự án, số vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước. a.Tiểu vùng đồng bằng ven sông Thu Bồn và Vu Gia; Vùng trọng điểm LT-TP, các trung tâm dịch vụ của huyện. b. Tiêủ vùng trung du, miền núi: vùng rừng và phát triển lâm nghiệp. V-BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUÃNG NAM ĐẠI LỘC Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ * Các nguồn tài nguyên: rừng, khoáng sản bị khai thác quá mức * Môi trường bị phá huỹ và ô nhiễm * Biện pháp bảo vệ: Khai thác các loại tài nguyên hợp lí kết hợp với việc bảo vệ, phục hồi và phát triển. * Khai thác rừng quá mức, đào đãi vàng sa khoáng một cách bừa bãi dẫn đến môi trường bị bị phá huỹ và ô nhiễm * Biện pháp bảo vệ: Khai thác các loại tài nguyên hợp lí kết hợp với việc bảo vệ, phục hồi và phát triển. VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUÃNG NAM ĐẠI LỘC PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ * Cơ cấu ngành nhìn chung có sự chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng CN-TTCN và thương mại -dịch vụ * Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và thành phần kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN và hình thành ngày càng rõ các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, các khu công nghiệp và khu kinh tế mở. * Tập trung tạo ra bước đột phá làm chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng CN-TTCN và thương mại -dịch vụ để đến giai đoạn 2010-2015 Đại Lộc cơ bản trở thành huyện công nghiệp. Chăm lo đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề lao đông và việc làm, tăng mức sống của nhân dân gắn với nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cơ sở. VI. Củng cố: 1/ Nêu đặc điểm ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 2/ Nêu đặc điểm ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 3/ Nêu đặc điểm ngành dịch vụ của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 4/ Trình bày những dấu hiệu suy giảm và biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường tự nhiên của tiỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 5/ Trình bày phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? VII. Dặn dò: - Tìm hiểu thêm tài liệu Địa lý Quảng Nam và Đại Lộc, các thông tin trên các phương tiện đại chúng, cập nhật kip thời để bổ sung kiến thức Địa lý địa phương. Tìm hiểu trước bài 44: Thực hành.
Tài liệu đính kèm: