1.Kiến thức:
-Biết được nước ta có 54 dân tộc .Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệTổ Quốc.
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
-Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .
2.Kĩ năng
-Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .
TUẦN:1 ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài:1 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Biết được nước ta có 54 dân tộc .Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệTổ Quốc. -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. -Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc . 2.Kĩ năng -Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc . 3. Thái độ: -Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc Việt Nam. II. PHƯƠNG TIỆN -Bản đồ dân cư Việt Nam. -Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. -Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1: (cả lớp) GV:- Với sự hiểu biết của bản thân em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. kể tên các dân tộc mà em biết? - Sự khác biệt trong những nét văn hoá cúa các dân tộc được thể hiện ở những điểm nào? - Em hãy rình bày vài nét đặc sắc về dân tộc của bản thân em? Quan sát H1.1 SGK tr10 cho biết Trong các dân tộc Việt Nam dân tộc nào có số dân đông nhất ? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? GV: Hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu dân tộc của nước ta. với kiến thức lịch sử cho biết người việt cổ còn có tên gọi gì? (Aâu Lạc, Tây Aâu, Lạc Việt . . .) Nước ta cĩ nhiều thành phần dân tộc như vậy đã gây ra những thuận lợi gì trong sự phát triển kinh tế xã hội? -Thận lợi: Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng thể hiện qua ngôn ngữ , trang phục, các quần cư, phong tục tập quán riêng tạo nên một Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá DT . . . . Các DT có phương thức, kinh nghiệm sản xuất riêng phù hợp với địa hình, khí hậu, . . . nên khi sống gần nhau họ sẽ học hỏi được những mặt tích cực trong sản xuất . . . . -Khó khăn:Có đa DT, đa phong tục tập quán và đa tín ngưỡng dẽ gây nên sự bất bình trong xã hội . . . Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biế? Dệt thổ cẩm, thêu(Tày, Thái), làm gốm(Chăm), bàn ghế trúc (Tày). . . Vì sao người Việt định cư ở nước ngoài cũng được coi là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Đa số các kiều bào có lòng yêu nước đang trực tiếp hoặc dán tiếp góp phần xây dựng đất nước 1.CÁC DÂN TỘC ỞVIỆT NAM - Nước ta có 54 dân tộc. -Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng thể hiện qua ngôn ngữ , trang phục, phương thức sản xuất, các quần cư, phong tục tập quán . . . - Dân tộc Kinh(Việt) chiếm 86,2% dân số cả nước. - Các dân tộc thiểu số chiếm 13,8% HĐ2 Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân hãy cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở những khu vực nào? Sống về nghề gì là chủ yếu? Chủ yếu trong các ngành CN, NN, dịch vụ, kH kT Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở những khu vực nào? Nghề nghiệp chính của họ là gì? Sinh sống bằng trồng cây CN, Lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác KS . . . Hãy cho biết về sự phân bố và đời sống của đồng bào miền núi có những đổi thay như thế nào trong những năm gần đây? Định canh định cư, xoá đói giảm nhèo, xây dựng cơ sở hạ tầng . . . GV: Hiện nay một số DT ít người từ miền núi phía bắc vào sinh sống ở Tây Nguyên, nhờ cuộc vận động định canh định cư gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của một số dân tộc núi cao dã được hạn chế đời sống ngày càng được nâng cao, môi trường được cải thiện . . . . II.PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC a. Dân tộc kinh: -Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và duyên hải. b.Các dân tộc ít người: -Có 53 dân tộc, phân bố chủ yếu ở miền núi, cao nguyên và trung du (Trừ người chăm, người khơ me sinh sống ở đồng bằng) IV. CŨÛNG CỐ BÀI - Hướng dẫn Hs làm bài tập trong SGK - nhắc nhở HS học bài củ và chuẩn bị bài mới TIẾT:2 Ngày soạn: BÀI:2 Ngày dạy : DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết số dân của nước ta (năm 2002) - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số cả nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. 2.Kĩ năng: - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số. 3. Thái độ: -Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lý. II.PHƯƠNG TIỆN - Biểu đồ biến đổi dân số ở nước ta (phóng to theo SGK) -Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ởn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta được thể hiện như thế nào? * Trả lời: a.Dân tộc kinh:Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và duyên hải. b.Các dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi, cao nguyên và trung du (Trừ người chăm và người khơ me) 3. Bài mới: Vào bài:Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân só có xu hướng giảm và cơ cấùu dân số đang có sự thay đổi. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt đợng 1 GV: Giới thiệu 3 lần tởng điều tra dân sớ của nước ta: Lần 1.(1/4/79) là 52,46 triệu người Lần 2. (1/4/89) là 64,41 triệu người Lần 3(1/4/99) là 76,34 triệu người -Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân và sách GK cho biết số dân của nước ta tính đến năm 2002 là bao nhiêu?( Năm 2003 dân sớ là 80,9 triệu) - Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và dân sớ việt nam so với các nước khác trên thế giới ( + Diện tích thuợc loại các nước có lãnh thở trung bình thế giới + Dân sớ thuợc loại nước có dân đơng trên thế giới) - Dân số đông có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế ở nước ta? (+ Thuận lợi:+Có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu các ngành . +Có thị trường tiêu thụ rộng lớn . . + Khó khăn:+Tạo sức ép lớn đối với việc phát triển KT- XH với tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống ) Hoạt đợng2: GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ”bùng nở dân sớ”. Và quan sát H.2.1SGK trả lời - Nêu nhận xét bùng nổ dân số qua chiều cao của cột dân số?( Dân sớ tăng nhanh liên tục) - Dân sớ tăng nhanh dẫn tới hiện tượng gì?( Bùng nở dân sớ) - Nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đởi như thế nào? (+ Tớc đợ gia tăng thay đởi từng giai đoạn, cao nhất gần 2%( 54-60) + Từ 1976 đến 2003 xu hướng giảm dần , thấp nhất 1,3( 2003)) - Giải thích nguyên nhân?(Thực hiên kế hoạch dân sớ và kế hoạch hoá gia đình) - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân sớ giảm nhanh, nhưng dân sớ vẫn tăng nhanh? ( Nam trẻ, sớ phụ nữ ở đợ tuởi sinh đẻ cao 45- 50 vạn phụ nữ trong đợ tuởi đẻ hàng năm) - Dân sớ đơng và tăng nhanh gây ra hậu quả gì? - Việc giảm dân sớ có lợi gì? - Vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao?(vùng Tây bắc( 2,19)),Vùng nào thấp?(ĐBSH(1,11%)) Hoạt đợng3: GV: Dựa vào bảng 2.2 - Em có nhận xét gì về cơ cấu dân số nước ta? - Giải thích vì sao dân số nước ta có cơ cấu trẻ? (Do những năm trước tỉ lệ số trẻ em cao) - Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kỳ 19979 – 1999? - Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 19979 – 1999? - Em có nhận xét gì về tỉ số giới tính? - Nguyên nhân nào đã làm cho tỉ số giới tính thay đổi? (- Do khoa học y tế phát triển, -Chiến tranh . . -Công việc lao động . . .) 1.DÂN SỐ - 79,7 triệu người (2002), -Đứng hàng thứ 14 trên thế giới, thứ 3 Đông Nam Á.(sau Inđỡnêia, Philippin) 2. GIA TĂNG DÂN SỚ - Dân sớ nước ta tăng nhanh liên tục qua các thời kì. Bùng nở dân sớ từ 1950- 2000 - Tỉ lệ gia tăng dân sớ giảm , nhờ thực hiện kế hoạch hoá gia đình - Hậu quả: + Kinh tế + Mơi trường + Xã hợi - vùng Tây bắc gia tăng tự nhiên cao nhất, thấp nhất ĐBSH. 3. CƠ CẤU DÂN SỚ - Cơ cấu trẻ - - Sự thay đởi cơ cấu theo nhóm tuởi: từ 0- 14 tuởi chiếm tỉ lệ cao - Sự thay đởi theo giới tính: Tỉ sớ giới tính khơng cân đới và thường thay đởi theo nhóm tuởi và thời gian. IV. Đánh giá: 1. Quan sát hình 2.1 SGK tr 7 hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta?: 2. Phân tích ý nghĩa của sự gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu ở nước ta. 3. Nêu những hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh TUẦN:2 Ngày soạn 9–9-2007 TIẾT:3 Ngày dạy 11–9-2007 Bài :3 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: - Hiểu và trình bày đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta. - Biết đặêc điển của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta. 2. Kĩ năng: -Biết phân tích lược đồ dân cư và đô thị Việt Nam (năm1999), một số bảng số liệu về dân cư. 3. Thái độ: -Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1.Gáo viên: -Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. -Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở Viêït Nam. -Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân đô thị Việt Nam. 2.Học sinh: - SGK, SBT, Dụng cụ học tập. -Chuẩn bị bài III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. bài cũ: Câu hỏi: Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta?: Trả lời: -79,7 triệu người (2002); 2003 là 80,9 triệu người. -Hiện nay đang bước sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp và giảm chậm, tỉ lệ tử ổn định; Mức tăng trưởng DS thấp hơn mức TB của TG . . .gia đình. Tuy vậy DS mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. 2. Bài mới: * Khơ ... g Tổ Văn – Sử - Địa – CD ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và tên . . . . . . . . . . . . . . MÔN ĐỊA LÍ. KHỐI 9 Lớp 9A. . Thời gian: 45’ (Không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: . . . tháng . . . năm 2007 Điểm Lời phê của thầy giáo: I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3 đ) Hãy khoanh tròn vào chữ đầu câu ý mà em cho là đúng nhất. Câu 1 : Ý nào sau đây không thuộc về đặc điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng sông Cửu Long. a.Diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. b.Năng suất lúa cao nhất cả nước. c.Bình quân lương thực cao nhất trong các vùng của cả nước. d.Chiếm 60% sản lượng thuỷ sản của cả nước. Câu 2: Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước là do: a. Khí hậu ấm áp, nhiều thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng. b. Điều kiện sống văn minh và hiện đại hơn. c. Nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao. d. Có nhiều vùng đất chưa khai thác. Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: a.Khí hậu nóng nắng quanh năm. b.Diện tích đất ngập mặn , đất phèn lớn. c.Mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc. d.Nguồn khoáng sản không nhiều. Câu 4: Các nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ sản xuất được nhiều cao su nhất nước là: a.Có điều kiện tự nhiên thuận lợi. b.Người dân có truyền thống trồng cao su. c.Có các cơ sở chế biến và xuất khẩu cao su. d.Cả ba ý a, b, c đều đúng. Câu 5* Hãy điền chữ Đ hoặc chữ S vào các câu sau cho thích hợp: Những thế mạnh để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành thuỷ sản là: a. Hệ thống sông Mê Công và kênh rạch chằng chịt. có vùng biển rộng, ấm, nhiều bãi tôm, bãi cá nhất cả nước. b. Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. c. Công nghiệp chế biến lươg thực, thực phẩm.Thị trường tiêu thụ rộng lớn( EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) d. Kết cấu cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Câu 6. Với kiến thức đã học em hãy điền những cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau sao cho đúng với sự phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta hiện nay. Phát triển tổng hợp kinh tế biển Khai thác tổng hợp thế mạnh về (a) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Khai thác tổng hợp thế mạnh về cơ sở vật chất, kĩ thuật, vốn (b) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phát triển (c). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bảo vệ (d) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II.PHẦN TỰ LUẬN:(5) Câu 1. (1đ) Vì sao vùng Đông Nam bộ lại trở thành vùng công nghiệp năng động nhất nước ta? Câu 2. (2đ) Chứng minh rằng nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển? Câu 3: (2đ) Phân tích những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. III: BÀI TẬP: (2đ) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu kinh tế năm 2002(%) Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp –xây dựng Dịch vụ Đông Nam Bộ Cả nước. 6,2 23,0 59.3 38,5 34,5 38,5 1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ, cả nước. 2.Từ bểu đồ đã vẽ kết hợp số liệu, nêu nhận xét về tỉ trọng công nghiệp –xây dựng Đông Nam Bộ. Từ đó rút ra kết luận về sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐÁP ÁNVÀ BIỂU ĐIỂM I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3 đ) Hãy đọc kĩ và khoanh tròn vào chữ đầu câu ý mà em cho là đúng nhất. Câu 1: b, Câu 2 :c, Câu 3: b Câu 4: d, Câu 5: ba ý a, b, c đúng. ý d Sai Câu 6: a. -> tài nguyên biển b. ->Nguồn lao động c. -> các ngành kinh tế biển d. ->môi trường an ninh, vùng biển đảo II.PHẦN TỰ LUẬN:(7) Câu 1. Giải thích - Có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện . . . (0,25đ) - Thu hút được sự đầu tư trong và ngoài nước . . . . (0,25đ) - Có lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có tay nghề cao lành nghề nhạy bén trong trong tiếp cận khoa học công nghệ và kinh tế thị trướng. . . (0,25đ) - Có ngành dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn . . . . . (0,25đ) Câu 2. Chứng minh -Thỷu sản:Vùng biển rộng với nguồn hải sản phong phú, có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu; bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm phá phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (0,5đ) -Khoáng sản: Biển muối => Nghề làm muối. Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa, các bãi cát ở dọc bờ biển => khai thác và chế biến khoáng sản. (0,5đ) - Du lịch biển đảo: Dọc bờ biển từ bắc vào nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt; nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch => phát triển du lịch biển – đảo và ven biển. (0,5đ) - giao thông biển: Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường quốc tế quan trọng; ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông lớn để xây dựng cảng biển => phát triển giao thông vận tải biển (0,5đ) Câu 3: (2đ) -Về tự nhiên: + Vùng có diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ rất tích hợp cho trồng cây lúa nước . . . . (0,25đ) + Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chị . . . (0,25đ) + Khí hậu cận xích đạo nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, . . . . . là điều kiện thuận lợi để vùng thâm canh cây lương thực từ 2-> vụ/năm (0,25đ) -Về xã hội: +Vùng có nguồn nhân lực dồi dào có trình độ thâm canh cao, cần cù chịu khó . . . . (0,25đ) +Có sự tham gia nghiên cứu về nông nghiệp của trướng đại học Cần Thơ . . . . (0,25đ) +Nhiều nhà máy xí nghiệp chế biến nông sản . . . . . . (0,25đ) +Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước . . . .. . . (0,25đ) + Được sự hỗ trợ của vùng kinh tế năng động Đông Nam Bộ (0,25đ) III: BÀI TẬP: (2đ) 1. Vẽ Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có đường kính bằng nhau, chia tỉ lệ chính xác, hình vẽ đẹp. số liệu cho các hợp phần (0,25đ) + Có tô màu (0,25đ) + Ghi đầy đủ tên biểu đồ (0,25đ) + Có chú giải. (0,25đ) 2. Nhận xét + Đông Nam Bộ có tỉ trọng công nghiệp–xây dựng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (0,5đ) + Công nghiệp xây dựng cao hơn nhiều so với tỉ trọng công nghiệp xây dựng của cả nước (0,5đ) Ngày soạn 8–5-2007 Ngày dạy 10-5-2007 TUẦN:33- TIẾT:50 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG BÀI:44 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỖI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức -Có khả năng phân tích mỗi liên hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên. Từ đó thấy đước tính thống nhất giữa các môi trường tự nhiên. 2.Kĩ năng: -Vẽ và phân tích biểu đồ. 3. Thái độ -Tham gia xây dựng làng bản và có lòng yêu quê hương đất nước II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. GV -Bản đồ tự nhiên VN, bản đồ tỉnh Lâm Đồng. 2.HS: -Dụng cụ học tập, III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài cũ: Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng. 2. Bài mới: Khởi động: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng -Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ địa phương để trình bày lại những đặc điểm chính của thiên nhiên ở địa phương ? -Trình bày lại cách vẻ biểu đồ cơ cấu kinh tế (chú ý tới từng bước khi vẽ biểu đồ) -Sau khi vẽ xong ,GV nhận xét và nêu những lỗi mà HS mà học sinh thường hay mắc để rút kinh nghiệm . -Trước khi hoc sinh phân tích biễu đồ ,GV cho học sinh hiểu rõ : +Trong cơ cấu nghành kinh tế ,người ta thường chia thành 3 khu vực :(Nông –lâm –ngư nghiệp ,công nghiệo và xây dựng ,dịch vụ )ở đây yêu cầu vẽ biểu đồ và phân tích sự biến đổi tỉ trọng của các khu vực trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế địa phương qua các năm . +Xu hướng biến động chung của nền kinh tế nước ta và thế giới là :Giảm tỉ trọng của khu vực nông –lâm – ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng ,khu vực dịch vụ . Bài tập 1 :Phân tích mối liên hệ gữa các thành phần tự nhiên Bài tập 2 :Vẽ biểu đồ kinh tế .Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương 3.Đánh giá: -Giáo viên nhận xét tiết thực hành. 4.Hoạt động nối tiếp: 5.Phụ lục
Tài liệu đính kèm: