Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm 2009

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm 2009

Sau bài học, HS cần:

- Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy được những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời gian qua

II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

doc 60 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2009
Tiết PPCT:1	
Bài 1:	CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. 
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy được những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời gian qua
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Bản đồ dân cư Việt Nam 
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Tranh, ảnh một số dân tộc Việt Nam 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Mở bài:
Khởi động 
Phần mở đầu bài học trong SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: cá nhân/cặp 	
Bước 1: HS dựa vào hình 1.1 kết hợp vốn hiểu biết hãy nêu rõ:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu % số dân 
- Đặc điểm nổi bậc của một số dân tộc?
- Tại sao nói các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?
Gợi ý:
- Đặc điểm nổi bậc của một số dân tộc cần nêu: Có kinh nghiệm trong ngành sản xuất gì? Khả năng tham gia ngành kinh tế nào? Tên một số sản phẩm nổi tiếng, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán
- Dẫn chứng về tình đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc 
Bước 2: HS phát biểu – GV chuẩn bị kiến thức
Chuyển ý: GV dẫn giảng: Nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc phân bố như thế nào? Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
HĐ 2: Cá nhân / cặp (nhóm)
Buớc 1: HS dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 12) kết hợp vốn hiểu biết cho biết:
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào?
- Các dân tộc ít người chủ yếu phân bố ở miền địa hình nào 
Dựa vào bảng số liệu 2.2 và vốn hiểu biết, cho biết:
- Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào (già, trẻ) Cơ cấu dân số này có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Nêu nhận xét về cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó.
Bước 2: HS làm việc độc lập
Bước 3: HS trình bày kết quả.
Nguyên nhân:
- Chiến tranh kéo dài.
- Do chuyển cư: tỷ lệ thấp ở các nơi xuất cư (đồng bằng sông Hồng), cao ở nơi nhập cư (Tây Nguyên).
* - Giáo dục dân số – môi trường:
GV diễn giảng
I- Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.
- Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán
- Các dân tộc cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc 
III- Cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số trẻ và đang thay đổi.
- Dân số nước ta tăng nhanh. Tứ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”
- Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm.
- Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi.
- Tỉ số giới tính khác nhau giữa các địa phương.
IV. CỦNG CỐ 
	1- Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta? Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.
	2- Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang thay đổi theo xu hướng nào? Vì sao?
V. DẶN DÒ
	Làm bài 3 trang 10 SGK Địa lý 9
Ngày soạn: 6/9/2009
Tiết PPCT: 2
Bài 2:	DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Nhớ số dân của nước ta trong một thời điểm gần nhất. 
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số (theo độ tuổi, theo giới) và xu hướng 
- Có kĩ năng phân tích bản thống kê, một số biểu đồ dân số.
* Trọng tâm bài học:
Gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam 
- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trương, chất lượng cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Mở bài:
Nước ta có bao nhiêu người dân? Tình hình gia tăng dân số và kết cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu dân số nước ta vào năm 2003; tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu người?
- Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số nước ta 
HĐ 2: cá nhân/cặp 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Dựa vào hình 2.1- Biểu đồ gia tăng dân số của nuớc ta, tranh ảnh và vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời theo các câu hỏi của mục II trong SGK.
Bước 2: HS làm việc độc lập.
Bước 3: HS trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức.
HĐ3: cá nhân:
Bước 1: HS dựa vào bảng 2.1, làm tiếp câu hỏi của mục II trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung để chuẩn xác kiến thức.
Kết luận: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng.
- Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.
- Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là đồng bằng sông Hồng, cao nhất là Tây Nguyên, sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
HĐ 4: Cá nhân / cặp
Buớc 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Dựa vào bảng số liệu 2.2 và vốn hiểu biết, cho biết:
- Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào (già, trẻ) Cơ cấu dân số này có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Nêu nhận xét về cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó.
Bước 2: HS làm việc độc lập
Bước 3: HS trình bày kết quả.
Nguyên nhân:
- Chiến tranh kéo dài.
- Do chuyển cư: tỷ lệ thấp ở các nơi xuất cư (đồng bằng sông Hồng), cao ở nơi nhập cư (Tây Nguyên).
* - Giáo dục dân số – môi trường:
GV diễn giảng
I- Dân số:
- Năm 2003: 80,9 triệu người.
- Việt nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới.
II- Gia tăng dân số:
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng.
III- Cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số trẻ và đang thay đổi.
- Dân số nước ta tăng nhanh. Tứ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”
- Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm.
- Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi.
- Tỉ số giới tính khác nhau giữa các địa phương.
IV. CỦNG CỐ 
	1- Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta? Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.
	2- Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang thay đổi theo xu hướng nào? Vì sao?
V. DẶN DÒ
	Làm bài 3 trang 10 SGK Địa lý 9
Tiết ngày: 	Ngày soạn: 
Tiết PPCT: 	Ngày dạy: 
Bài 3:	PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
	- Hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ dân số nước ta gắn với sự gia tăng dân số, đặc điểm phân bố dân cư.
	- Trình bày được đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.
	- Biết phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đồ thị ở Việt nam
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam.
- Atlat địa lý Việt Nam.
- Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam qua các thời kỳ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Mở bài:
	Là một quốc gia đông dân, dân số tăng nhanh nên nước ta có mật độ dân số cao. Sự phân bố dân cư, các hình thức quần cư, cũng như quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân / cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng thống kê (phần phụ lục) kết hợp hình 3.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam (trang 11) và vốn hiểu biết:
- So sánh mật độ dân số nước ta với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tư đó rút ra kết luận về mật độ dân số ở nước ta.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Tìm các khu vực có mật độ dân số dưới 100 người / km2, từ 101 – 500 người / km2 , 501 – 1000 người / km2 và trên 100 người/ km2.
- Giải thích về sự phân bố dân cư.
- So sánh tỷ lệ dân cư nông thôn, thành thị.
Bước 2: HS phát biểu – GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Con người luôn thích nghi với thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để phát triển kinh tế – xã hội, tạo sự đa dạng trong sinh hoạt, sản xuất. Hiện nay nước ta có những loại hình quần cư nào? Mỗi loại có đặc điểm gì?
HĐ 2: Nhóm
Bước 1:
Phương án 1:
HS dựa vào hình 3.1 hoặc atlat địa lý Việt Nam (tr 11), kênh chữ mục II SGK , tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết:
- Cho biết nước ta có mấy loại hình quần cư? So sánh và giải thích sự khác nhau?
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam.
Phương án 2:
HS dựa vào hình 3.1 hoặc atlat địa lý Việt Nam (tr 11), kênh chữ mục II SGK , tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết:
a) Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi, hoạt động kinh tế chính, cách bố trí không gian nhà ở)
b) Trình bày những thay đổi của hình thức quần cư nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Lấy ví dụ ở địa phương em.
c) Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (mật độ dân số, cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, hoạt động kinh tế)
d) Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Phân việc:
+ Nhóm số lẻ làm câu a + b
+ Nhóm số chẵn làm câu c + d
Bước 2: Đại diện nhóm phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Hiện nay phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, quá trình công nghiệp hoá sẽ làm thay đổi tỷ lệ này.
HĐ3: cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng 3.1, kết hợp vốn hiểu biết, trình bày đặc điểm quá trình đô thi hoá của Việt Nam theo dàn ý:
- Nguyên nhân.
- Quy mô, tỉ lệ dân đô thị.
- Tốc độ đô thị hoá.
- Vấn đề tồn tại.
Bước 2: HS các nhóm phát  ... i để phát triển như thế nào?
V- DẶN DÒ
HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì  để tiết sau thực hành.
Ngày soạn: 
Tiết PPCT: 
Bài 22: THỰC HÀNH:
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ 
GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC 
VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC TRÊN ĐẦU NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng dữ liệu.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng – một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng. 
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu hoặc hộp màu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành.
Bài tập số 1
HĐ 1: Cá nhân 
Bước 1:
GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ:
- Vẽ trục tọa độ: trục đứng thể hiện %, trục ngang thể hiện thời gian (năm).
- Ghi đại lượng đầu mỗi trục và chia khoảng cách trên trục sao cho đúng.
- Hướng dẫn vẽ từng đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. Mỗi đường có kí hiệu (hoặc màu sắc) riêng.
- Ghi tên biểu đồ.
Bước 2: 
HS tự vẽ biểu đồ vào vở, GV gọi một HS (khá) lên vẽ biểu đồ trên bảng.
Bài tập số 2
HĐ 2: Cặp/nhóm
Bước 1: HS trả lời các câu hỏi ở bài tập 2.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn bị kiến thức.
Đáp án:
Nhận xét:
- Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng
- Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số. 
b. Giải thích:
- Sản lượng lương thực tăng nhanh, do: đẩy mạnh thủy lợi, cơ khí hóa nông nghiệp, chọn giống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật, chú ý phát triển công nghiệp chế biến, tăng vụ, đưa vụ đông thành vụ chính, chú ý phát triển ngô trên diện rộng năng suất cao. 
- Dân số tăng chậm do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh, do sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm.. 
IV. CỦNG CỐ 
Vì sao thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất là biện pháp quan trọng vùng Đồng Bằng sông Hồng?
V- DẶN DÒ
Hoàn thành tốt công việc chưa xong.
Tiết ngày: 	Tiết PPCT: 	
Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ của Bắc Trung Bộ. 
- Biết đọc lượt đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, sưu tầm tài liệu.
- Có ý thức tránh nhiệm bảo vệ di sản văn hoá thế giới và phòng chống thiên tai.
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ. 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
- Atlat địa lý Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Mở bài:
Phần mở đầu bài học trong sgk.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:cá nhân /cặp
Bước 1:HS dựa vào hình 23.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ, kết hợp vốn hiểu biết:
- Xác định vị trí và giới hạn vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ.
Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ), GV chuẩn bị kiến thức.
Chuyển ý: Vị trí địa lý của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nét gì nổi bậc? Có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội.
HĐ 2: nhóm / cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 23.1, 23.2 hoặc Atlat, tranh ảnh kết hợp kiến thức đã học :
- Cho biết dãy Trường Sơn Đông có ảnh hưởng gì đến khí hậu Bắc Trung Bộ?
- So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoàng Sơn.
- Từ Tây sang Đông địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế?
- Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
- Tự nhiên có thuận lợi, khó khăn gì cho viêc phát triển kinh tế - xã hội vùng? Những giải pháp khắc phục khó khăn.
Gợi ý: 
+ Dãy Trường Sơn Bắc vuông gốc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa đông đón gió mùa đông bắc gay mưa lớn. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gay khô nóng, thu đông hay có bão.
+ Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và ham đường bộ qua đèo Hải Vân -> khai thác có hiệu quả ngườn lợi của tài nguyên.
+ Các giải pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ chứa nước, triển khai rộng cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
Bước 2: HS phát biểu và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đó là sự đa dạng của tài nguyên và nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt sự quyết tâm, tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi nay. 
HĐ 3: cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 23.1, 23.2 kết hợp vốn hiểu biết
- Nêu sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây vùng.
- So sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
- Kể tên một số dự án quan trọng đã tạo cơ hội để vùng phát triển kinh tế - xã hội. 
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn bị kiến thức 
I- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ á:
- Cầu nối giữa Bắc – Nam
- Cửa hành lang đông – tây của tiểu vùng sông Mê Công.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vùng có một số tài nguyên quan trọng quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển.
- Thiên nhiên khác nhau giữa Bắc – Nam Hoàng Sơn, giữa Đông – Tây.
- Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóngvề mùa hạ.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội 
- Vùng có 25 dân tộc
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa Đông – Tây.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
IV. CỦNG CỐ 
1. Phân tích những thận lợi và khó khăn về điểu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bắc Trung Bộ 
2. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Bắc Trung Bộ. Nêu những thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm đó đối với phát triển kinh tế – xã hội. 
V- DẶN DÒ
Làm bài tập 3 trang 85 SGK Địa lí 9.
Ngày soạn: 
Tiết PPCT: 
Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế trong vùng.
- Biết đọc, phân tích biểu đồ và lượt đồ, bản đồ kinh tế tổng hợp.
- Biết xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
- Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch
II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Bản đồ tự nhiên và kinh tế Bắc Trung Bộ. 
- Một số tranh ảnh về một số hoạt động kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
- Atlat địa lý Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Mở bài:
Phần mở đầu bài học trong sgk.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:cá nhân /cặp
Bước 1:HS dựa vào hình 24.1, 24.3, tranh ảnh kết hợp kiến thức đã học:
- So sánh bình quân lương thực đầu người của vùng Bắc Trung Bộ với cả nước. Giải thích. (thấp hơn bình quân cả nước do diện tích canh tác ít, đất xấu, thường bị thiên tai)
- Xác định trên bản đồ vùng nông - lâm kết hợp? Tên một số sản phẩm đặc trưng.
Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ), GV chuẩn bị kiến thức.
Chuyển ý: Vùng bắc Trung Bộ bị thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá nhưng với truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, nhân dân trong vùng đang chung sức tiến hành công nghiệp hoá.
HĐ 2: cá nhân / cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 24.2, 24.3 kết hợp kiến thức đã học :
- Nhận xét về sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung bộ.
- Cho biết ngành nào là thế mạnh của Bắc Trung bộ? Vì sao?
- Xác định vị trí trên lược đồ các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.
- Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yêu của từng trung tâm, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.
Bước 2: HS phát biểu và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: GV yêu cầu hs nhắc lại ý nghĩa vị trí địa lý của vùng, giá trị tài nguyên du lịch của vùng – khẳng định đây là vùng đất rất có cơ hội phát triển ngành dịch vụ du lịch.
HĐ 3: cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 24.3, Atlat địa lý Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết
- Xác định vị trí quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này.
- Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng.
Gợi ý: Có thể cho hs xem tranh hoặc địa hình về cố đô Huế, động Phong Nha – Kẻ Bàng.
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức 
Chuyển ý: GV yêu cầu hs chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng và khẳng định đó cũng chính là các trungtâm kinh tế lớn của Bắc Trung bộ.
HĐ4: Cả lớp
Bước 1: HS dựa vào hình 24.3 kết hợp kiến thức đã học, xác định cáxc tung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm.
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức
IV- Tình hình phát triển kinh tế :
1. Nông nghiệp 
- Tiến hành thâm canh cây lương thực nhưng bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.
- Phát triển mạnh nghề rừng 
2- Công nghiệp:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục.
- Các ngành quan trọng: khai hác khoáng sản (crôm, thiếc, titan) sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu.
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển.
3- Dịch vụ:
- Nhiều cơ hội, đang trên đà phát triển.
V- Các trung tâm kinh tế:
- Thanh hoá, Vinh, Huế.
IV. CỦNG CỐ 
	- Câu 1, 2 trang 89 
V- DẶN DÒ
HS làm bài tập 3 trang 89.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia 9.doc