Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm học 2010

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm học 2010

. Kiến Thức:

Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8, những tính chất hoá học chung của các hợp chất axit, bazơ, muối . và viết được phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất.

Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo phương trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch

doc 68 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23/ 08/ 2010
Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: 
Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8, những tính chất hoá học chung của các hợp chất axit, bazơ, muối. và viết được phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất.
Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo phương trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.
2.Kỹ năng:
Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng, kỹ năng lập công thức
Rèn kỹ năng làm các bài tập về nồng độ dung dịch. 
 3. Thái độ: 
Vận dụng được những hiểu biết của mình để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức ở lớp 8
C.PHƯƠNG PHÁP:
 Đàm thoại + Trực quan + diễn giảng
D. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: (1 phút)
 Kiểm tra sỉ số học sinh
 * Lớp 9A3:	
 * Lớp 9A4:	
2. Kiểm tra bài cũ : ( Không kiểm tra)
3. Giảng bài mới: (43 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: nhắc lại cấu trúc, nội dung chính của SGK hóa 8.
GV: yêu cầu HS nhắc lại các thao tác chính khi lập công thức hóa học của chất (khi biết hóa trị).
GV: Để làm được các bài tập chúng ta phải thuộc kí hiệu các nguyên tố hóa học, công thức của các gốc axit, hóa trị thường gặp của các nguyên tố hóa học của gốc axit.
GV: Muốn phân loại được các hợp chất vô cơ ta phải thuộc các khái niệm oxit, bazơ, axit, muối và công thức chung của các loại hợp chất đó.
GV: yêu cầu HS hệ thống lại các công thức thường dùng để làm bài tập.
GV: Gọi một số HS giải thích các kí hiệu trong các công thức đó.
GV: Gọi HS giải thích 
GV: Gọi HS giải thích : CM, n, V, C%, mct, mdd.
GV: ghi đề bài tập trên bảng
GV: gọi HS nhắc lại các bước làm chính:
1/ Tính khối lượng mol.
2/ Tính % các nguyên tố.
GV: gọi HS lên bảng tính
I. Các nội dung kiến thức cơ bản lớp 8
1. Qui tắc hóa trị:
VD: trong hợp chất AaxBby thì
 x.a=y.b
® Áp dụng quy tắc hóa trị để lập (hoặc viết) công thức của các hợp chất trên.
2. Công thức chung của các hợp chất:
-Oxit: RxOy
- Axit: HnA
- Bazơ: M(OH)m
- Muối: MnAm
*R: là kí hiệu của nguyên tố hóa học.
*A: là gốc axit có hoá trị bằng n.
*M: là kí hiệu của nguyên tố kim loại hóa trị m.
II. Các công thức thường dùng
1/
 ( V là thể tích khí đo ở đktc)
 2/ 
(Trong đó A là chất khí hoặc A ở thể hơi)
 3/ 
 4/ 
III. Bài tập:
Bài tập: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố có trong NH4NO3.
Giải:
hoặc:
4. Củng cố: (đã củng cố từng phần)
5. Dặn dò: (1 phút)
-Học thuộc nội dung bài học.
-Bài tập về nhà:1, 2,3, 4, 5 SGK trang 60.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày dạy: 28/ 08/ 2010
Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
MỤC TIÊU CHƯƠNG
Học sinh biết được hợp chất vô cơ được chia thành bốn loại chính là oxit, axit, bazơ, muối.
Đối với mỗi hớp chất vô cơ, HS biết được những tính chất hoá học chung của mỗi loại, viết được các PTHH tương ứng.
Đối với hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi HS biết chứng minh những tính chất hoá học tiêu biểu cho mỗi loại. Ngoài ra còn biết được những tính chất hoá học đặc trưng của chất đó, cũng như những ứng dụng của chất và phương pháp điều chế chất.
Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài họcvề tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệm mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài về các chất cụ thể, quan trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hoá học đặc trưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
Tiết 2: 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: 
HS biết được:
- Tính chất hóa học của oxit:
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit
- Sự phân loại oxit, chia racác loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính
2.Kỹ năng:
	- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit.
- Viết được các phương trình hóa học (PTHH) minh họa tính chất hóa học của một số oxit
- Phân biệt được một số oxit cụ thể
- Tính % khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất
3. Thái độ:
Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính, định lượng.
B.CHUẨN BỊ:
	 * Hoá chất: CuO, CaO, dd HCl, quỳ tím 
	* Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, ống hút.
C.PHƯƠNG PHÁP:
 	Đàm thoại + Trực quan + diễn giảng
D. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: (1 phút)
 Kiểm tra sỉ số học sinh
 * Lớp 9A3:	
 * Lớp 9A4:	
2. Kiểm tra bài cũ : (không kiểm tra)
3. Giảng bài mới: (38 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
+ Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm của oxit bazơ, oxit axit 
GV: Hướng dẫn nhóm HS làm thí nghiệm:
Cho vào ống nghiệm 1: bột CuO màu đen.
Cho vào ống nghiệm 2: mẫu vôi sống CaO.
Thêm vào mỗi ống nghiệm 23 ml nước, lắc nhẹ.
Dùng ống hút nhỏ vài giọt chất lỏng có trong 2 ống nghiệm trên vào mẫu giấy quỳ tím và quan sát.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng.
GV: Hướng dẫn nhóm HS làm thí nghiệm:
- Cho vào ống nghiệm 1: bột CuO màu đen.
Cho vào ống nghiệm 2: mẫu vôi sống CaO.
Thêm vào mỗi ống nghiệm 23 ml dung dịch HCl, lắc nhẹ Quan sát.
GV: Hướng dẫn HS so sánh màu sắc của phần dung dịch thu được ở ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2.
GV: Màu xanh lam là màu của dung dịch đồng (II) clorua.
GV: Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
GV: Oxit bazơ ngoài tác dụng axit còn có thể tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Gv: Giới thiệu cách viết PTPỨ 
 Những oxit bazơ tác dụng được với oxit axit như: Na2O, CaO, K2O, BaO.
+ Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu và hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
- Hướng dẫn để HS biết được các gốc axit tương ứng với các oxit axit thường gặp.
Oxit axit
Gốc axit
SO2
= SO3
SO3
= SO4
CO2
= CO3
P2O5
 PO4
GV: Gợi ý để HS liên hệ đến phản ứng của khí CO2 với dung dịch Ca(OH)2 
 Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
GV: Thuyết trình: Nếu thay CO2 bằng những oxit axit khác như SO2, P2O5  cũng xảy ra phản ứng tương tự.
GV gọi HS lên bảng viết PTHH của SO2, P2O5  với NaOH, KOH 
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận.
GV: Các em hãy so sánh tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ ?
+ Hoạt động 3:
GV: Giới thiệu: Dựa vào tính chất hoá học, người ta chia oxit thành 4 loại:
GV: Gọi HS lấy ví dụ cho từng loại
I. Tính chất hoá học của oxit:
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ:
a) Tác dụng với nước:
* Kết luận: 
Một số oxit bazơ + nước dd bazơ (kiềm)
Ví dụ: Na2O + H2O 2NaOH
 K2O + H2O 2KOH
 CaO + H2O Ca(OH)2
 BaO + H2O Ba(OH)2
b) Tác dụng với axit:
 Oxit bazơ + axit Muối + nước 
Ví dụ:CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
 (màu đen) (dd màu xanh lam)
 CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
 (màu trắng) (không màu)
c)Tác dụng với oxit axit:
Một số oxit bazơ + Oxit axit Muối
Ví dụ: 
Na2O + SO2 Na2SO3
3Na2O + P2O5 2Na3PO4
CaO + CO2 CaCO3
2. Tính chất hoá học của oxit axit 
a) Tác dụng với nước:
 Oxit axit + nước ddAxit 
Ví dụ: CO2 + H2O H2CO3
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4
 SO3 + H2O H2SO4
b) Tác dụng với bazơ:
Oxit axit + dd bazơ Muối + Nước 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 P2O5 + 6KOH2K3PO4 + 3H2O
 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
c) Tác dụng với một số oxit bazơ:
( đã học ở phần 1)
II. Khái quát về phân loại oxit:
 1) Oxit bazơ : là những oxit tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Na2O, CaO, MgO
2) Oxit axit: là những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ: SO2 , CO2 , P2O5
3) Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ và dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O2...
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
 (Natri aluminat)
4) Oxit trung tính ( oxit không tạo muối ): là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước 
Ví dụ: CO, NO, N2O
4. Củng cố: (5 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: Cho các oxit sau: K2O, Fe2O3, SO3, P2O5 
a) Gọi tên, phân lọai các oxit trên (theo thành phần)
b) Trong các oxit trên, chất nào tác dụng được với: Nước, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Giải:
a) Gọi tên, phân lọai các oxit trên ( theo thành phần)
Công thức
Phân lọai
Tên gọi
K2O
Oxit bazơ 
Kali oxit 
Fe2O3
Oxit bazơ 
Sắt (III) oxit 
SO3
Oxit axit 
Lưu hùynh trioxit 
P2O5
Oxit axit 
Điphôtpho pentaoxit
b) * Những oxit tác dụng được với nước là: K2O , SO3 , P2O5
 	K2O + H2O 2KOH
SO3 + H2O H2SO4
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
* Những oxit tác dụng được với dung dịch H2SO4 lõang là: K2O, Fe2O3
K2O + H2SO4 K2SO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
* Những oxit tác dụng được với dung dịch NaOH là: SO3 P2O5
	 SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
	P2O5 + 6NaOH 2Na3PO4 + 3H2O
5. Dặn dò: (1 phút)
-Học thuộc nội dung bài học.
-Bài tập về nhà:1, 2,3, 4, 5, 6 SGK .
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày dạy: 30/ 08/ 2010
 Tiết 3: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
 A. CANXI OXIT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức: 
	HS hiểu được những tính chất hoá học của canxi oxit (CaO).
	Biết được các ứng dụng của canxi oxit.
	Biết được các phương pháp điều chế CaO trong PTN và trong công nghiệp.
2.Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của CaO
- Rèn kỹ năng viết các phương trình phản ứng của CaO 
- Tính thành phần % về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất
- Phân biệt các oxit bằng phương pháp hóa học
3. Thái độ:
	Biết được các ứng dụng của canxi oxit vận dụng tính chất của nó để đưa vào phục vụ sản xuất.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
	* Hoá chất: CaO, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CaCO3. dd Ca(OH)2.
	* Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, tranh lò nung vôi (nếu có).
C.PHƯƠNG PHÁP:
  ... HS2: Viết các PTPỨ thực hiện biến hóa theo sơ đồ sau (10đ)
Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO
Đáp án:
(1) 2Cu + O2 2CuO
(2) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(3) CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
(4) Cu(OH)2 CuO + H2O 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: GV tổ chức tình huống: Qua những biến đổi vừa thực hiện , ta nhận thấy giữa các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi hóa học qua lại với nhau như thế nào? Điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì? Nội dung bài dạy hôm nay sẽ giúp chúng ta hệ thống hóa các mối quan hệ đó.
Hoạt động 2:
GV: Chiếu lên màn hình sơ đổ câm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Đặt câu hỏi: Hãy kể tên các loại hợp chất vô cơ trong sơ đồ?
HS thảo luận nhóm, trả lời: Oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối
GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm. Dựa vào tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất vô cơ hãy thảo luận 2 câu hỏi trên bảng:
Câu 1: Các chất nào trên sơ đồ có biến đổi hóa học với nhau? Dùng mũi tên để thể hiện chiều biến đổi của các cặp chất đó?
Câu 2: Cặp nào có sự biến đổi ngược lại? Điều kiện thực hiện biến đổi ngược lại của cặp chất đó là gì?
HS thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi vào phiếu học tập nhóm.
GV gọi một nhóm lên bảng vẽ mũi tên vào sơ đồ câm, thu sơ đồ phiếu học tập của 1 nhóm
HS vẽ các mũi tên vào sơ đồ, HS nhóm khác nhận xét
GV chiếu phim trong của nhóm HS và đặt câu hỏi
Câu hỏi: Giữa các hợp chất vô cơ có những mối quan hệ chính nào?
HS nhìn sơ đồ và trả lời.
Chuyển ý: Như vậy quan hệ giữa các hợp chất vô cơ là rất đa dạng và phức tạp, để ghi nhớ các mối quan hệ đó, chúng ta cụ thể hóa bằng các PTHH
HS ghi sơ đồ vào tập
1
2
3
 4
5
6
 7
8
9
GV: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận các nội dung sau
* Điền vào các ô trống các lọai hợp chất vô cơ cho phù hợp.
* Chọn các chất tác dụng để thực hiện các chuyển hóa ở sơ đồ trên.
GV: Gọi 1 nhóm HS lên trình bày sơ đồ.
GV: Gọi nhón khác nhận xét
Hoạt động 3:
 Các nhóm thảo luận viết PTHH trên phiếu học tập:
1) MgO + H2SO4 
2) SO3 + 2NaOH 
3) Na2O + H2O 
4) 2Fe(OH)3 
5) P2O5 + 3H2O 
6) KOH + HNO3 
7) CuCl2 + 2KOH 
8) AgNO3 + HCl 
9) 6HCl + Al2O3 
 HS hoàn thành các PTHH trên 
2 nhóm khác nhau lên bảng viết PTPỨ các nhóm khác nhận xét
* Hoạt động 4:
GV để khắc sâu mối quan hệ giữa các loại hợp chất các em hãy làm 2 bài tập 
GV: Chiếu đề bài tập 1 lên màn hình.
Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hoá học sau:
a) Na2O NaOH Na2SO4 
NaCl NaNO3
b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3
Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3
Bài tập 2: Cho các chất: CuSO4, CuO, Cu(OH)2, CuCl2 , Cu
Hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình phản ứng.
GV: Gọi HS liệt kê tất cả các chuyển hóa có thể được sau đó gọi HS lên trình bày và viết phương trình phản ứng.
I. Mối quan hệ giữa các lọai hợp chất vô cơ:
Oxit axit
Muối
Axit
Oxi bazơ 
Bazơ
1
2
3
 4
5
6
 7
8
9
Oxit bazơ + axit 
Oxit axit + dd bazơ (hoặc oxit bazơ )
Oxit bazơ + nước 
Nhiệt phân bazơ không tan
Oxit axit + nước 
dd bazơ + dd axit 
dd bazơ + dd muối 
muối + axit 
axit + bazơ (hoặc oxit bazơ, muối , kim lọai)
II. Những phản ứng hoá học minh họa:
1) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O
2) SO3 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
3) Na2O + H2O 2NaOH
4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
5) P2O5 + 3H2O 2H3PO4
6) KOH + HNO3 KNO3 + H2O
7) CuCl2 + 2KOH Cu(OH)2+ 2KCl
8) AgNO3 + HCl AgCl+ HNO3
9) 6HCl + Al2O3 2AlCl3 + 3H2O
III. Bài tập:
Bài tập 1:
a) 
1) Na2O+ H2O 2NaOH
2) 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
3) Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
4) NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl
b)
1) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
2) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
3) FeCl3+3AgNO3Fe(NO3)3+ AgCl
4)Fe(NO3)3+KOH Fe(OH)3+ KNO3
5) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 
 + 6H2O
Bài tập 2:
Có thể sắp xếp các chất thành dãy chuyển hóa sau:
a CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu CuSO4
b Cu CuO CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2
c Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO
* Phương trình phản ứng:
a.1) CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 
 + 2NaCl
2) Cu(OH)2 CuO + H2O
3) CuO + H2 Cu + H2O
4) Cu + 2H2SO4 đnCuSO4 + SO2 
 + 2H2O 
Các chuổi b, c HS tự làm ở nhà
4. Câu hỏi, bài tập củng cố
	Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 trang 41 SGK
Đáp án: Các PTPỨ
 a) 
(1) Fe2(SO4)3 +3BaCl2 2FeCl3 + 3BaSO4
(2) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
(5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O
(6) Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
b) 
(1) 2Cu + O2 2CuO
(2) CuO + H2 Cu + H2O
(3) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(4)CuCl2 +2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2 H2O
(6) Cu(OH)2 CuO + H2O
5. Hướng dẫn học sinh tự học 
Học thuộc nội dung bài, 
Làm các bài tập 1, 2, 4 tr.41 SGK.
Làm chuổi phản ứng b, c ở bài tập 2 còn lại
Xem trước bài: “Luyện tập chương I”
V. RÚT KINH NGHIỆM
– Nội dung:	
– Phương pháp:	
– Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài: 13 - Tiết:18 
Tuần dạy: 9
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
 CÁC LỌAI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	HS ôn tập để hiểu kỹ về tính chất của các loại hợp chất vô cơ, mối quan hệ giữa chúng 
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết PTPỨ hóa học, kỹ năng phân biệt các chất
	Tiếp tục rèn luyện khả năng làm bài tập định lượng
3. Thái độ:
Có thái độ học tập khoa học, hệ thống trên cơ sở lý thuyết giải thích hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất
II. TRỌNG TÂM:
	Tính chất của các loại hợp chất vô cơ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đèn chiếu projector
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản trong chương I
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
*Lớp 9A3:	
*Lớp 9A4:	
2. Kiểm tra miệng: (Không kiểm tra)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động1: Tiết trước các em đã tìm hiểu các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa chúng. Tiết này ta tìm hiểu kỹ hơn về các mối quan hệ ấy và vận dụng để giải một số bài tập
* Hoạt động2: 
GV: Chiếu lên màn hình bảng phân lọai các chất vô cơ 
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung sau:
- Điền các lọai hợp chất vô cơ vào các ô trống cho phù hợp (sử dụng phiếu học tập)
GV: Chiếu lên màn hình bảng hệ thống phân lọai các hợp chất mà các nhóm HS đã làm
GV: Yêu cầu HS lấy 2 ví dụ cho mỗi lọai trên.
GV: Gọi các HS khác nhận xét.
* Hoạt động3:
GV: Giới thiệu: Tính chất hoá học của các lọai hợp chất vô cơ được thể hiện ở sơ đồ sau:
GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ 2.
GV: Nhìn vào sơ đồ hãy nhắc lại tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối .
GV: Gọi lần lượt HS nhắc lại các tính chất.
GV: Ngòai những tính chất của muối đã được trình bày trong sơ đồ, muối còn có những tính chất nào?
GV: Chiếu các tính chất của muối lên màn hình
Tính chất hoá học của muối:
dd muối + Kl Muối mới + Kl mới
dd Muối + dd Muối2 Muối mới
Muối bị nhiệt phân hủy
* Hoạt động 4:
GV: Chiếu đề bài luyện tập 1 trong phiếu học tập lên màn hình.:
Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 5 lọ hóa chất bị mất nhãn mà chỉ dùng quỳ tím: KOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, KCl
GV: chiếu lên màn hình bài luyện tập 2. yêu cầu HS họat động nhóm để giải
Bài tập 2: Cho các chất Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4, HNO3, CuO, NaOH, P2O5.
1) Gọi tên, phân lọai các chất trên.
2) Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với.
a) dung dịch HCl
b) dung dịch Ba(OH)2
c) dung dịch BaCl2
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Phân lọai hợp chất vô cơ:
2. Tính chất hoá học của các lọai hợp chất vô cơ:
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
Giải:
Đánh số thứ tự các lọ hóa chất và lấy mẫu thử.
*Bước 1:
Lần lượt lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào mẫu quỳ tím.
+Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh: là dung dịch KOH, Ba(OH)2, (nhóm 1)
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ: là dung dịch HCl, H2SO4 (nhóm 2)
*Bước 2:
Lần lượt lấy các dung dịch ở nhóm 1 nhỏ vào các ống nghiệm có chứa dung dịch ở nhóm 2.
+ Nếu thấy có kết tủa trắng thì chất ở nhóm 1 là Ba(OH)2, chất ở nhóm 2 là H2SO4 
+ Chất còn lại ở nhóm 1 là: KOH
+ Chất còn lại ở nhóm 2 là: HCl
Phản ứng:
Ba(OH)2 + H2SO4BaSO4 + 2H2O
Bài tập 2:
Giải:
TT
Công thức
Tên gọi
Phân lọai
+ HCl
+ Ba(OH)2
+ BaCl2
1
Mg(OH)2
Magie hiđroxit
Bazơ (không tan)
+
2
CaCO3
Canxi hiđroxit
Muối (không tan)
+
3
K2SO4
Kali sunfat
Muối (tan)
+
+
4
HNO3
Axit nitric
Axit 
+
5
CuO
Đồng (II) oxit 
Oxit bazơ 
+
6
NaOH
Natri hiđroxit
Bazơ 
+
7
P2O5
Điphotpho pentaoxit 
Oxit axit 
+
 Phương trình phản ứng:
1) Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O
2) CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2
3) K2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2KOH
4) K2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2KCl
5) 3HNO3 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + 3H2O
6) CuO + 2HCl CuCl2 + 2H2O
7) NaOH + HCl NaCl + H2O
8) P2O5 + 3Ba(OH)2 Ba3(PO4)2 + 3H2O
4. Câu hỏi, bài tập củng cố
 (Đã làm bài tập củng cố )
5. Hướng dẫn học sinh tự học 
Học thuộc nội dung bài, 
Làm các bài tập 1, 2, 3 (tr.42 SGK).
Gợi ý HS làm BT 3* HS giải ( nếu còn thời gian )
a) Các PTHH: 
 CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl (1)
1mol 2mol 1mol 2mol
0,2 mol 0,5 mol
Cu(OH)2 CuO + H2O (2)
1mol 1mol 1mol
b) 
 Theo PTHH (1) ta có tỉ lệ: Suy ra NaOH dư
Chất rắn thu được sau khi nung là CuO
Theo PTHH (1) và (2) 
Khối lượng CuO thu được: mCuO = 0,2 . 80 = 16 (g)
c) Khối lượng các chất tan trong nước lọc:
 mNaOH (dư) = ( 0,5 - 0.4 ) . 40 = 4 (g) 
Xem trước bài: “Bài thực hành”
Mỗi nhóm mang theo một cây đinh sắt (mới, còn màu sáng)
V. RÚT KINH NGHIỆM
– Nội dung:	
– Phương pháp:	
– Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Các hợp chất vô cơ
Oxit
Axit
Bazơ
Muối
Oxit
Bazơ
Oxit
Axit
Axit
có oxi
Axit
không có oxi
Bazơ
tan
Bazơ
không
tan
Muối
axit
Muối trung
hòa
Sơ đồ 1:
Oxit axit
Axit
Muối
Oxit bazơ
Bazơ
+ Axit 
+ Oxit axit 
+ Bazơ 
+ Oxit bazơ 
+ H2O
Nhiệt
 Phân
 hủy 
+ H2O
 + Bazơ 
 + Axit 
 + Oxit axit 
 + Muối 
+ Kim lọai
+ Bazơ 
+ Oxit bazơ 
+ Muối 
+ Axit 
Sơ đồ 2:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1-2.doc