Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ

 1. Về kiến thức:

- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế (hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển) .

 2. Về kĩ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2007Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết ppct: 29
Ngày soạn: 13 tháng 11 năm 2008
Ngày day: 25 tháng 11 năm 2008
BÀI 27: THỰC HÀNH
KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức:
- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế (hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển) .
 2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ .
3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
1. Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng biển như thế nào? 
2. Kể tên các vùng trọng điểm kinh tế miền Trung? 
 - Nêu tầm quan trọng của các vùng trọng điểm này?
 3. Bài mới:
	* Tiềm năng biển là thế mạnh của vùng kinh tế băt trung bộ và duyên hải nam trung bộ. Vậy các vùng là khai thác và sử dụng như thế nào?
	- Những khó khăn và thuận lợi của nghành kinh tế biển đối với 2 vùng kinh tế này như thế nào.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
HS Làm việc theo nhóm
- Bản đồ trống Hs lên gắn tên các cảng, cơ sở sản xuất muối, nơi có bãi tôm, cá, điểm du lịch.
- Đánh giá các tiềm năng kinh tế Gv hướng dẫn HS dựa vào các địa danh vừa xác định ở trên bản đồ kết hợp ôn lại kiến thức về 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ tuần tự theo sơ đồ kinh tế biển 
GV cho HS xử lí số liệu.
Bảng 27.1 Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.
- Dùng các cụm từ nhiều, ít, hơn kém Để so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản giữa 2 vùng
- HS có thể giải thích sự khác biệt giữa 2 vùng Gv gợi ý HS ôn lại kiến thức lớp 8 , tiềm năng kinh tế biển Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, 
- Duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Vùng nước trồi vùng biển cực Nam Trung Bộ có nguồn hải sản phong phú
Bài tập 1
- Xác định các cảng biển
- Các bãi tôm, cá
- Những bãi biển có giá trị du lịch.
* Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải miền Trung.
* Duyên hải miền Trung có sự thống nhất:
- Địa hình hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam điệp phía bắc Thanh Hoá đến cực nam tỉnh Bình Thuận, phía tây chịu chi phối bởi dãy Trường Sơn, phía đông chịu ảnh hưởng của biển Đông
- Thiên tai nhiều.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng: Tài nguyên biển, tài nguyên du lịch.
- Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa có ý nghĩa về an ninh, ý nghĩa về khai thác biển
- Có sự khác nhau giữa 2 vùng phía bắc và nam dãy Bạch Mã.
Bài tập 2: 
Căn cứ vào bảng số liệu:27.1
 4. Củng cố:
	- Giáo viên cho học sinh lên xác định lại các ngư trường lớn ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, các cảng lớn ở 2 khu vực này.
 5. Hướng dẫn bài về nhà:
- Chuẩn bị bài sau: Bài 28
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 TIET 29 BAI 27.doc