Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Kì 1 lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Kì 1 lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

1. Kiến thức : - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục khôi phục cơ sở vật chất cho CNXH.

 - Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật (Từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).

 2. Thái độ :- Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ.

 - Liên Xô thực sự là thành trì của cách mạng thế giới.

 

doc 26 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Kì 1 lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ I
	 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết 1
Tuần 1
ND :25/8/08
 Bài 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(Từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX)
(2T)
I- MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục khôi phục cơ sở vật chất cho CNXH.
 - Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật (Từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
 2. Thái độ :- Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ.
 - Liên Xô thực sự là thành trì của cách mạng thế giới.
 3. Kỹ năng : Phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử .
II- CHUẨN BỊ: Bản đồ & tài liệu liên quan .
III- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1.Giới thiệu : Thế chiến thứ 2, Liên Xô là nước phải gánh chịu tổn thất nặng nề nhất, để khẳng định vị thế của mình, nhân dân Xô Viết đã khôi phục & phát triển kinh tế như thế nào ? thành tựu .
 2. Bài mới : Tiết 1 
Hoạt động dạy & học.
Kiến thức cần đạt.
H đ 1 : Cá nhân/ nhóm.
- Đọc Sgk phần 1.
? Sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 ntn ?
? Để khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà nước Liên Xô phải làm nhiệm vụ gì ?
? Công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì?
? Nêu nhận xét ?
H đ 2 : Cá nhân.
- Đọc phần 2 .
? Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất –kỉ thuật trong hoàn cảnh nào ?
? Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô đã làm gì để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ?
Về kinh tế ?
- Về khoa học kỹ thuật ?
- HS quan sát hình 1.
? -Về đối ngoại ?
? Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?
I. LIÊN XÔ.
1- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950).
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề nhất.
è Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế.
* Thành tựu :
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.
+ Năm 1950, công nghiệp tăng 73%.
+ Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng,
+ Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh (1941).
- Khoa học kỹ thuật :
+ Năm 1949, Chế tạo thành công bom nguyên tử.
2- Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH ( Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
a) Kinh tế.
- Đề ra các kế hoạch :
+ 2 kế hoạch 5 năm (1951 ->1959) và 7 năm (1959-1965).
* Mục tiêu : Ưu tiên phát triển CN nặng, thực hiện thâm canh trong s/x nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng .
b) Khoa học-kỹ thuật : 
- 1957 , Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
- 1961, Phóng thành công tàu vũ trụ .
c) Đối ngoại : 
- Chủ trương duy trì hòa bình , quan hệ hợp tác với tất cả các nước.
- Tích cực ủng hộ, giúp đỡ phong trào CM thế giới. 
è Là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.
 3/- Đánh giá hoạt động nhận thức & bài tâp về nhà.
 ? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiếp tục xây dựng CNXH ?
 ? Em hãy nêu những thành tựu về kinh tế, khoa học kỹ thuật và đối ngoại của Liên Xô ( Từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) ?
 + Bài tập : Soạn phần II – Đông Âu ( T. 5) 
Tiết 2
Tuần 2
ND :4/9/08
Bài 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(Từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX)
(2t)
I- MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:- Sau khi giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, các nước Đông Aâu thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
 - Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới. 
2. Thái độ :- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Aâu.
 - Khẳng định mối quan hệ hợp tác , hữu nghị của nước ta với các nước Đông âu là đoàn kết thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kỹ năng : - Phân tích, nhận định và đánh giá ,sử dụng bản đồ.
II – CHUẨN BỊ:- Bản đồ Châu Âu ,một số tranh ảnh tiêu biểu. tư liệu về thành tựu KH-KT của các nước Đông Aâu trong giai đoạn này.
III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
1. Giới thiệu : Sau thế chiến thứ 2 một loạt nước XHCN đã ra đời ở Đông Aâu, quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra như thế nào ?.....
2. Bài mới :	 Tiết 2 . 
Hđ 1: Cá nhân,nhóm.
? Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Để hoàn thành cuộc CM dân chủ nhân dân, các nước Đông Aâu đã thực hiện những nhiệm vụ gì ?
+ Hđ 2. Cả lớp/cá nhân.
? Các nước Đông Aâu xây dựng CNXH trong điều kiện hoàn cảnh nào ?
- Khó khăn, thuận lợi ? ( kinh tế, chính trị.)
? Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Aâu trong công cuộc xây dựng CNXH là gì ?
? Hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông Aâu đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ?
H đ 1 : Cá nhân / nhóm.
? Vì sao hệ thống XHCN phải ra đời ?
? Và đâu là cơ sở để hình thành ?
? Hãy nêu những hoạt động của các nước XHCN trong các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa , khoa học – kỉ thuật, chính trị , an ninh quốc phòng ?
? Trình bày mục đích của các tổ chức kinh tế , quân sự , chính trị này và nêu thành tích của nó ?
+ GV : Liên hệ sự giúp đỡ của các tổ chức này đối với Việt Nam 
II. ĐÔNG ÂU.
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu.
- Khi Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt phát xít. Nhân dân các nước trong khu vực này đã nổi dậy giành chính quyền, cuối 1944 đến 1949 , hàng loạt nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời.
+ Nhiệm vụ : - Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
- Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản .
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
2. Tiến hành xây dựng CNXH (Từ 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.
* Thành tựu : Từ 1950-1970 -> Các nước Đông Aâu đều trở thành nước công - nông nghiệp, có nền văn hóa giáo dục phát triển -> Bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc.
III. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XHCN.
* Các nước XHCN có điểm chung :
+ Chung mục tiêu xây dựng CNXH.
+ Do Đảng cộng sản lãnh đạo lấy Chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng.
èCần phải hợp tác cao hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế – chính trị – văn hóa, giáo dục – an ninh quốc phòng.
+ Kinh tế : 8/1/1949 , Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV) thành lập.
+ Chính trị – quân sự : 14/5/1955, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ra đời .
è Có vai trò to lớn trong việc củng cố hòa bình, an ninh và phát triển hệ thống XHCN.
3/- Đánh giá hoạt động nhận thức & bài tập về nhà:
 ? Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH là gì?
 ? Trình bày hoàn cảnh và cơ sở hình thành hệ thống XHCN ? 
* Bài tập : - Làm bài tập 1,2 sgk t.8 ; Soạn bài 2 .
***********************************************************************************
TCT: 3
Tuần : 3
ND: 8/9.
 Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(Từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX)
 (1t)
I- MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : HS cần nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng tan rã của Liên Xô và các nước Đông Aâu.
2. Thái độ : HS thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp thậm chí là thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
 - Bồi dưỡng và củng cố niềm tin trong HS vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sảnViệt Nam.
3. Kỹ năng : Phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong các hoàn cảnh cụ thể.
II- CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ, tư liệu lịch sử về Liên Xô và các nước Đông Ââu trong giai đoạn này. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
1. Giới thiệu:
2. Bài mới:
Hđ 1 : Cá nhân/nhóm
- HS quan sát bản đồ Liên Xô, xác định vị trí các nước SNG.
- HS thảo luận nhóm :
+ Nguyên nhân nào dẫn đến công cuộc cải tổ ở Liên Xô ?
+ Tiến trình cải tổ ở Liên Xô diễn ra như thế nào ? 
+ Nội dung cải tổ ở Liên Xô là gì?
+ Hậu quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô như thế nào ?
- HS quan sát H. 3 .
Hđ 2 : Nhóm.
- HS quan sát bản đồ châu Ââu, xác định vị trí các nước Đông Aâu.
- HS thảo luận nhóm :
+ Trình bày quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Aâu ? 
+ Trình bày diễn biến của quá trình sụp đổ ở các nước Đông Aâu?
+ Sự sụp đổ của các nước Đông Âu đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT.
1- Nguyên nhân.
* Thế giới : Năm 1973, khủng hoảng kinh tế thế giới .
* Trong nước : Đầu năm 1980, Liên Xô gặp khó khăn về kinh tế và đời sống è Đất nước khủng hoảng toàn diện .
2- Diễn biến .
- 3/1985, Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ. Do chuẩn bị không chu đáo nên cải tổ không thành công.
* Nội dung cải tổ :
- Về kinh tế : Chưa thực hiện được.
- Về chính trị : Tập trung mọi quyền lực vào tay tổng thống. 
+ Thực hiện đa nguyên chính trị.
+ Xóa bỏ sự lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản.
3. Hậu quả :
- Đất nước ngày càng khủng hoảng rối loạn.
- Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ.
- 19/8/1991, Đảo chính Goóc-ba-chốp không thành, gây hậu quả nghiêm trọng : Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động.
- 21/12/1991, 11 nước cộng hòa ly khai, hình thành các quốc gia độc lập (SNG) -> Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năn tồn tại.
II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XHCN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU.
1- Quá trình. 
- Từ 1970 -> 1980, các nước Đông Aâu khủng hoảng kinh tế, chính trị gay gắt :
+ Sản xuất giảm sút.
+ Nợ nước ngoài tăng. ... n hệ hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng giữa các quốc gia về nguyên tắc dân tộc tự quyết.
3- Vai trò của Liên hợp quốc.
- Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. 
- Đấu trnh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa A-Pác-thai.
- Giúp các nước phát triển kinh tế, văn hóa.
+ Liên hợp quốc đã giúp Việt Nam hàng trăm triệu USD để phát triển kinh tế và văn hóa.
+ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (9/1997).
III. “Chiến tranh lạnh”.
1- Hoàn cảnh :
- Sau thế chiến thứ hai: Mĩ và Liên Xô đối đầu nhau.
è “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
2- Thực hiện :
- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang.
- Thành lập các khối quân sự để chống Liên Xô, các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị và hoạt động phá hoại Liên Xô và các nước XHCN.
3- Hậu quả :
- Thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng.
- Chi khối lượng khổng lồ về tiền của và huy động sức người vào chế tạo vũ khí.
- Xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự.
- Loài người vẫn chịu cảnh nghèo đói, thiên tai, bệnh dịch
IV. Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.
+ Xu thế hòa hoãn , hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm .
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm .
+ Từ đầu những năm 90, nhiều khu vực xảy ra xung đột và nội chiến.
è Hòa bình ổn định , hợp tác phát triển kinh tế, vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
 3/ Đánh giá HĐ nhận thức &bài tập.
 ? Hãy nêu những quyết định và hệ quả của hội nghị I-an-ta ?ù
 ? Nhiệm vụ chính của LHQ là gì ?
 ? Các xu thế của thế giới sau “Chiến tranh lạnh” là gì ?
 * *Bài tập 1,2 (Sgk.T. 47): Soạn bài 12. 
====================================================
 Chương V
 CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ 1945 ĐẾN NAY 
Tiết 14
Tuần 14
ND : 27/11.
Bài 12
NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KIÕ THUẬT 
(1t)
I- MỤC TIÊU.
1. Kiến thức : - Nguồn gốc những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai của loài người (Từ 1945 đến nay) bộ mặt thế giới đã thay đổi rất nhiều bởi sự phát triển như vũ bão của KH-KT hơn nửa thế kỷ qua.
2. Thái độ : - HS nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng ,những cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ.
 - HS nhận thức : Cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngày nay hơn bao giờ hết, con người cần được đào tạo để tạo nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kỹ năng : Rèn cho HS phương pháp tư duy, phân tích, liên hệ, so sánh.
 II- CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh về những thành tựu KH-KT lần 2.
 - Tư liệu sưu tầm về thành tựu KH-KT. 
 III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
 1. Giới thiệu :
 2. Bài mới :	
H đ 1 :
GV : Thế giới sau thế chiến thứ 2 với nhiều vấn đề cộm nỗi : bùng nổ dân số , sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên
? Trước tình hình đó đặt ra cho loài người cấp thiết giải quyết ntn ?
? Nêu những thành tựu cơ bản của cuộc CM khoa học –kỉ thuật ?
H đ 2 : ? Nêu ý nghĩa của cuộc CM khoa học-kỉ thuật ?
? Cuộc CM khoa học – kỉ thuật có tác động ntn nào đến đời sống con người và sản xuất ?
? Tích cực ?
? Tiêu cực ?
I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
1- Khoa học cơ bản.
- Toán học, lý học, hóa-sinh học...
2- Công cụ sản xuất mới.
- Phát minh máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động .
3-Năng lượng mới.
- Năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió, thủy triều
4- Vật liệu mới.
- Chất dẻo (Pôlyme) .
- Chất titan dùng trong ngành hàng không, vũ trụ.
5- “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Tạo ra những giống lúa mới, con giống mới có năng suất cao.
- Giải quyết được vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia.
6- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
* Chế tạo máy bay siêu âm khổng lồ, tầu hỏa tốc độ cao, máy vô tuyến hiện đại qua vệ tinh v.v
7- Chinh phục vũ trụ.
+ 1957, vệ tinh nhân tạo bay vào vũ trụ.
+ 1961, con người bay vào vũ trụ.
+ 1969, con người đặt chân lên mặt trăng. 
II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng KH-KT.
1- Ý nghĩa. 
- Là mốc đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử tiến hóa của văn minh loài người.
- Làm thay đổi to lớn cuộc sống con người.
+ Năng xuất lao động tăng cao.
+ Mức sống, chất lượng cuộc sống nâng cao.
+ Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động nông nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng.
2-Hệ quả. 
- Chế tạo ra nhiều loại vũ khí hủy diệt cuộc sống con người ( nguyên tử, hạt nhân).
- Làm ô nhiễm môi trường, xuất hiện nhiều bệnh hiểm nghèo. 
- Gây ra tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp.
 3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập.
 ? Em hãy trình bày những thành tựu của cách mạng KH-KT lần 2 của loài người ?
 ? Ý nghĩa và hậu quả của cuộc cách mạng KH-KT ?
Làm bài tập 1 (Sgk.T. 52) : Soạn bài 13 : Tổng kết lịch sử thế giới từ 1945 đến nay. 
===================================================	
Tiết 15
Tuần 15
ND : 28/11.
Bài 13
TỔNG KẾT LỊCH SỬ
THẾ GIỚI TỪ 1945 ĐẾN NAY
(1t)
I- MỤC TIÊU .
1. Kiến thức : - Tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, đặc điểm chủ yếu nhất là thế giới chia làm hai phe (XHCN&TBCN) do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
 - Hai siêu cường “Đối đầu” trong tình trạng “Chiến tranh lạnh” căng thẳng, quyết liệt.
 - Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ “Đối đầu” sang “Đối thoại”.
2. Thái độ : - HS cầøn nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phức tạp giữa một bên là lực lượng XHCN , độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với với một bên là CNĐQ và các thế lực phản động. Viêt Nam hiện nay có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.
3. Kỹ năng : - Tổng hợp, phân tích, nhận định đánh giá, so sánh .
 II- CHUẨN BỊ :- Bản đồ thêù giới và các tư liệu khác.
III- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
 1. Giới thiệu :
 3. Bài mới :	
Hđ 1 : Nhóm /cá nhân:
 - Đọc Sgk phần I (Sgk T.52).
- HS thảo luận nhóm :
+ Em hãy cho biết sự ra đời phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Aâu ?
 + Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu là gì ?
+ Em hãy cho biết phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của châu Á, châu Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay ?
 + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ, Nhật và Tây Aâu phát triển như thế nào ?
 + Quan hệ quốc tế từ sau 1945 diễn ra như thế nào ?
 + Em hãy trình bày những thành tựu điển hình và ý nghĩa của cách mạng KH-KT lần 2 ?
Hđ2 : Cá nhân
- HS đọc SGK :
+ Trình bày những nét cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay?
+ Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì ?
I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
1- Hệ thống các nước XHXN.
- Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai - Có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát ttriển của thế giới (Nửa sau TK XX).
+ 1989, CNXH sụp đổ ở Đông Aâu .
+ 1991, sụp đổ ở Liên Xô.
* Nguyên nhân : 
- Do sai lầm đường lối chính sách.
- Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực phản động.
2- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Aù, Châu Phi, Mĩ La Tinh (Từ 1945 đến nay).
- Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã sụp đổ.
- Hơn 100 quốc gia dành độc lập.
- Một số quốc gia giành được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước : Trung Quốc, Aán Độ, ASEAN
3- Sự phát triển của các nước tư TB chủ yếu.
- Sau khi hồi phục, các nước tư bản nhanh chóng phát triển kinh tế. 
+ Mĩ giàu nhất thế giới , có âm mưu bá chủ thế giới.
+ Nhật, Cộng hòa liên bang Đức vươn lên nhanh chóng.
+ Hiện nay, thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn : Mĩ, Nhật, Tây Aâu.
4- Quan hệ quốc tế .
- Trật tự hai cực I-an-ta được xác lập.
- Thế giới căng thẳng ở thời kỳ “Chiến tranh lạnh”.
- Xu thế thế giới hiện nay là: từ “Đối đầu” sang “Đối thoại”
- Về cơ bản chiến tranh được đẩy lùi.
5- Sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 và ý nghĩa của nó.
a) Thành tựu:
- Khoa học cơ bản ; công cụ sản xuất; năng lượng mới; vật liệu mới; cách mạng xanh; giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.
b) Ý nghĩa.
- Đánh dấu mốc tiến bộ của nhân loại.
- Thay đổi công cụ, công nghệ, nguyên liệu, thông tin, vận tải.
- Loài người bước sang nền văn minh thứ ba :”Văn minh hậu công nghiệp”, “Văn minh trí tuệ”.
II. Các xu thếâ phát triểûn của thế giới ngày nay. 
- Từ 1945 đến 1991 thế giới chịu sự chi phối của hai cực I-an-ta.
- Từ 1991 đến nay , đang hình thành thế giới đa cực.
 * Xu thế mới : 
+ Chuyển đối đầu sang đối thoại : Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
+ Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
 3/ Đánh giá HĐ nhận thức & bài tập .
 ? Tại sao nói : “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thách thức, vừa là thời cơ 
 * Gợi ý : 
 + Thách thức : Hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố
 + Cạnh tranh gay gắt -> sự phá sản, thất nghiệp, kinh tế suy thoái v.v
 + Thời cơ : Vì hòa bình, hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng các thành tựu KH-KT, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế v.v
 * Soạn bài 14 : Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU9.Ki I.doc