Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 24 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 24 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Kiến thức:

- Hiểu được vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta .

- Có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, nước, khí hậu phong phú, đa dạng,. Người dân cần cù năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường.Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 11504Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 24 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24	 NS: 30-01-2010
Tiết : 39	 ND:01-02-2010
BÀI 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hiểu được vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta .
- Có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, nước, khí hậu phong phú, đa dạng,. Người dân cần cù năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường.Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực.
2.Kĩ năng:
-Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức. 
-Vận dụng thành thạo phương pháp, kết hợp kênh hình với kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐBSCL.
3. Thái độ:
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí đạt hiệu quả cao nhất.
- Bảo vệ rừng chống ô nhiễm môi trường.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. GV:- Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSCL.
2. HS:- Đồ dùng học tập, SGK.
III. Tiến trình dạy và học bài mới.
1. Oån định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Ôn lại bài thực hành.
3. Dạy và học bài mới:
a.Giới thiệu: Một vùng đất tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, mới được khai phá cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay trở thành vùng nông nghiệp trù phú đó là vùng đồng bằng sông Cửu Long vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, cũng là vùng có tiềm năng thuỷ sản . . . của nước ta Để hiểu biết dược về thiên nhiên và con người ở vùng ĐBSCL có đặc điểm gì ? chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Cá nhân.
GV treo Lược đồ vùng Đồng bằng S CL. 
HS: Quan sát kết hợp H 35.1 tr126 SGK 
? Xác định giới hạn lãnh thổ trên Lược đồ:
-Phần đất liền và các đảo thuộc biển Đông và vịnh Thái Lan.
? So sánh diện tích của vùng với vùng ĐBSH?
 ĐBSHồng 14 806km2. 
? Chỉ và đọc tên các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long? (Gồm TP Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang , Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau).
? Vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với những lãnh thổ nào?
? Với vị trí đía lí như trên có ý nghiã gì trong sự phát triển KT và bảo vệ an ninh quốc phòng?.
+ Nằm ở phần cực nam của tổ quốc . . 
+ Khí hậu cận xích đạo . . . . . . .
+Nằm kề sát vùng ĐNB là một vùng có nền KT . . . .được hỗ trợ về nhiều mặt . . .
+ Giáp Cam Pu Chia qua tuyến đường thuỷ . . . cảng Cần Thơ. Đồng thời nằm sát đường giao thông khu vực và quốc tế . . . .
+Ba mặt giáp biển thềm lục địa nông rộng bờ biển dài, có nhiều đảo. . . .
Hoạt động 2:Cặp / nhóm.
HS: Quan sát Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSCL.
?: Cho biết đặc điểm về địa hình của ĐBSCL?
?Với vị trí địa lí của vùng như trên tạo cho vùng có tính chất khí hậu như thế nào?
(Lưu ý: Tuy là vùng ít bão và nhiễu động thời tiết nhưng gần đây cũng có những tai biến thiên nhiên như hiện tượng rét vừa qua (T1) làm cho cây trồng vật nuôi nhiệt đới ảnh hưởng rất lớn hoặc có bão).
HS: Quan sát hình kết hợp kiến thức SGK.
? Em có nhận xét gì về châu thổ sông Cửu Long?(Là một bộ phận của châu thổ sông Mê –Công).
GV: Giới thiệu khái quát trên Bđ toàn bộ châu thổ sông Mê Công và phần hạ lưu thuộc V N.
?Nêu vai trò của SC L và những khó khăn ?
HS:Thảo luận 4 nhóm trong 5 phút (mỗi nhóm 1 loại đất). 
? Dựa vào H35.1 tr126 SGK cho biết vùng
 ĐBS CL có những loại đất chính và sự phân bố cũng như khả năng thích hợp các loại cây trồng của nó rồi hoàn thành vào bảng phụ.
HS:Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
GV: Chuẩn xác lại kiến thức
?Qua H 35 1 và bảng các loại đất em có nhận xét gì về đất đai vùng ĐBSCL? 
- Đất đai bằng phẳng, rộng lớn nhưng diện tích đất phèn đất mặn chiếm quá lớn (2,5 triệu ha) đó là một thách thức lớn đối với vùng nhằm cải tạo mở rộng diện tích đất canh tác . . .
? Phân tích mối liên hệ giữa khí hậu và 
sinh vật?
? Với kiến thức đã học em hãy cho biết vùng có những tiềm năng khoáng sản nào?
?: Những thuận lợi của vùng biển và hải đảo?
? Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở ĐB sông Cửu Long?
? Cho biết một số biện pháp khắc phục những khó khăn trên?
Hoạt động 3: Cá nhân.
? Dựa vào bảng 35.1 SGK hãy nhận xét tình hình dân cư xã hội ở ĐB sông Cửu Long so với cả nước?
? Giải thích vì sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long?
(Do tỉ lệ người biết chữ thấp 88,1% so với cả nước,.Yếu tố dân trí và dân thành thị . . . .)
I/Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
1. Vị trí:
- Nằm ở hạ lưu sông Mê Công.
- Diện tích 39 734Km2
2. Giới hạn:
- Phía Bắc tiếp giáp Cam Pu Chia.
- Phía Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan.
- Phía Đông Nam là biển Đông.
- Phía Đông Bắc tiếp giáp vùng ĐN B.
3. Ý nghĩa: Có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên đất liền – biển và giao lưu với các nước trong khu vực và trên toàn TG.
II. ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên:
1/ Điều kiện tự nhiên:
a/Địa hình: Thấp và bằng phẳng.
b/ Khí hậu : Cận xích đạo, nóng quanh năm có 2 mùa rõ rệt.
c/Sông ngòi:
-Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
-Hai hệ thống sông chính: Sông Tiền và sông Hậu.
*Giá trị kinh tế:
-Cung cấp nước trong mùa khô.
-Có nguồn thuỷ sản phong phú.
-Bồi đắp phù sa hàng năm.
-Là tuyến đường thuỷ quan trọng của các tỉnh phía nam và các nước tiểu vùng sông Mê Công
*Khó khăn: Gây lũ lụt hằng năm thiệt hại đến người và của cải.
2.Tài nguyên thiên nhiên:
*Đất: Gần 4 triệu ha, có 4 loại đất chính:
- Đất Phù sa ngọt (1,2 triệu ha) .
-Đất phèn và đất mặn: 2,5 triệu ha.
-Đất khác (0,3triêụ ha )
*Sinh vật:
-Rất phong phú và đa dạng (cả trên cạn và dưới nước) 
- Chủ yếu là rừng ngập mặn .
*Khoáng sản: Rất ít ( than bùn, dầu mỏ, khí đốt, đá vôi)
* Vùng biển và hải đảo: 
-Thềm lục địa nông rộng, nước ấm quanh năm, nhiều ngư trường thuỷ hải sản lớn.
-Có nhiều đảo và quần đảo.
* Khó khăn:
 -Cải tạo và sử dụng chưahợp lí các loại đất (Phèn và Mặn).
-Lũ lụt về mùa mưa. 
-Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và SX trong mùa khô.
-Nguy cơ đất ngập mặn vào sâu trong nội địa.
*biện pháp:
-Cải tạo đất phèn đất mặn như thau chua rửa mặn, đầu tư phân bón, chọn giống cây trồng hợp lí . 
-Thoát lũ, cấp nước ngọt cho mùa khô( đào thêm kênh rạch, . . .)
-Sống chung với lũ, kh/thác các lợi thế do lũ mang lại.
-Chuyển HT canh tác sang nuôi trồng thuỷ hải sản.
III. Đặc điểm dân cư - xã hội:
- Số dân đông 16,7 triêụ nguời (2002).
-Mật độ trung bình cao 407 người /km2
-Người dân cần cù, năng động có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá .
-Thành phân dân tộc : Người Khơ me, Chăm, Hoa, Kinh . . ..
-Tình hình phát triển kinh tế cao hơn cả nước, nhưng trình độ văn hóa, xã hội còn thấp hơn so với cả nước.
 4/ Củng cố:
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển kinh tế xã hội?
- Vì sao vùng đồng bằng sông Cửu Long lại không đắp đê chống lũ như vùng đồng bằng sông Hồng? 
-Tại sao phải đặt vấn đề phát triển KT đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBCL?
 5/ Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 39.doc