1. Kiến thức:
- Học sinh biết so sánh tháp dân số, tìm được sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
- Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số theo tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – XH của đất nước.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyên kỹ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
Tuần: 3 Tiết ppct: 5 Ngày soạn: 25 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy: tháng 9 năm 2008 Bài 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 - 1999 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học sinh biết so sánh tháp dân số, tìm được sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta. - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số theo tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – XH của đất nước. 2. Kỹ năng: - Rèn luyên kỹ năng đọc và phân tích tháp tuổi. 3. Thái độ tình cảm: - Có hiểu biết về vấn đề dân số. Tuyên truyền những chính sách về dân số đến với mọi người. II/ CHUẨN BỊ: 1. Tài liệu tham khảo: - Sách địa lý kinh tế VN, dân số, SGK, SGV. 2. Phương pháp: - Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp. 3. Đồ dùng dạy học: - Tháp dân số Việt Nam 1989 - 1999. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 9A1 9A4 ....................................... 9A2 9A5 . 9A3 9A6 . 2. Kiểm tra bài cũ: - Vấn đề nguồn lao động và sử dụng lao động ở VN như thế nào? Biện pháp cải thiện. - Vấn đề thất nghiệp sẽ mang lại những hậu quả gì cho đất nước? Biện pháp cải thiện. 3. Bài mới: * Ở các giờ trước các em đã tìm hiểu về tình hình dân số ở nước ta như thế nào, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài thực hành. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận và giải quyết 3 bài tập của bài thực hành. Nhóm 1: Quan sát và cho biết: - Phân tích và so sánh tháp dân số về các mặt sau: + Hình dạng tháp tuổi. + Cơ cấu dân số theo độ tuổi. + Tỷ lệ dân số phụ thuộc. Nhóm 2: Nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. + Giải thích nguyên nhân. Nhóm 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế xã hội? + Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những khó khăn gì cho sự phát triển của kinh tế xã hội? Nhóm 4: Hãy đưa ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn trên. Sau mỗi nhóm báo cáo kết quả giáo viên rút ý và kết luận cho từng phần nội dung. 1. Quan sát tháp dân số năm 1989 – 1999: - Đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm tuổi 0-> 4 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989. - Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao, nhưng nhóm dưới độ tuổi lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Nhóm trong độ tuổi lao động và ngài độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989. - Năm 1989 tỷ lệ dân phụ thuộc là cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người dưới và ngoài tuổi lao động. - Đến năm 1999 tỷ lệ phụ thuộc là 100/72,1. Như vậy tỷ lệ dân phụ thuộc vẫn còn cao nưng đã có sự thay đổi. 2. Nhận xét sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi, nguyên nhân. - Sau 10 năm tỷ lệ trẻ em giảm từ 39% xuống 33,5%. Tỷ lệ ngoài độ tuổi lao động tâưng từ 7,2% lên 8,1%. Tỷ lệ trong nhóm tuổi lao động tăng từ 53,8 đến 58,4%. - Chất lượng cuộc sống tăng. - Khoa học y tế phát triển. - Chính sách kế hoạch hóa gia đình. 3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội. Biện pháp cải thiện. - Thuận lơi: Nguồn lao động dồi dào -> Thị trường tiêu thụ mạnh -> nâng cao mức sống. - Khó khăn: Vấn đề việc làm, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, vấn đề nhà ở, giao thông, giáo dục đòi hỏi cần được cải thiện - Phân bố lại lực lượng lao động. Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lý, tổ chức mở các trường đào tạo nghề. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Củng cố: - Lên xác định trên bản đồ dân cư các khu vực dân cư tập trung đông và tình trạng thất nghiệp xảy ra phổ biến. 5. Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị bài số 6: 6: Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: