Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 13 - Tiết 26 - Bài 24: Vùng bắc trung bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 13 - Tiết 26 - Bài 24: Vùng bắc trung bộ

Về kiến thức:

- HS cần hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, vùng Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn.

- Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ

2. Về kĩ năng:

- HS cần vận dụng tốt kênh chữ kênh hình để trả lời các câu hỏi

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3158Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 13 - Tiết 26 - Bài 24: Vùng bắc trung bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết ppct: 26
Ngày soạn: 3 tháng 11 năm 2008
Ngày day: tháng 11 năm 2008
BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, vùng Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn.
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ
2. Về kĩ năng: 
- HS cần vận dụng tốt kênh chữ kênh hình để trả lời các câu hỏi 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ 
3. Về tư tưởng: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, 
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ
- Bản đồ kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ
- Một số tranh ảnh vùng 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nhận xét về điều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ? 
- Có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
 3. Bài mới:
	* Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, nhưng cũng rất nhiều khó khăn.
	Vùng Bắc Trung Bộ có nền kinh tế như thế nào, đặc điểm chung và thế mạnh của vùng như thế nào?
	Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu nội dung của bài 24:
- Nêu một số khó khăn nói chung trong sản xuất nông nghiệp của vùng?
à khó khăn chính là diện tích canh tác ít, đất xấu và thường bị thiên tai
- Dựa vào hình 24.1, hãy nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở Bắc Trung Bộ: 
- So sánh với vùng đồng bằng sông Hồng?
à BTBộ vừa đủ ăn không có phần dôi dư để dữ trữ và xuất khẩu, mặc dù đó là bước tiến lớn
- Nhận xét về cây công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Bằng sự hiểu biết, giải thích vì sao nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn (trâu bò đàn), nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh kinh tế của vùng?
- Quan sát lược đồ 24.3 hãy xác định các vùng nông lâm kết hợp? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ?
à Ý nghĩa của việc trồng rừng là chống lũ quét, hạn chế nạn cát lấn, cát bay, hạn chế tác hại của gió phơn tây nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái
 à Hiện nay nhà nước đang triển khai dự án trồng 5 triệu ha rừng trên phạm vi toàn quốc, riêng với Bắc Trung Bộ chương trình trồng rừng kết hợp phát triển hệ thống thủy lợi được coi là chương trình trọng điểm
- Dựa vào hình 24.2 nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
- Ngành công nghiệp nào quan trọng vì sao?
àNgành công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là 2 ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ
- Tìm trên hình 24.3 các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi sản xuất vật liệu xây dựng (Xi măng).
- Nhận xét về ngành dịch vụ ở Bắc Trung Bộ?
à Dịch vụ vận tải là điểm nổi bật của vùng, đường bộ , sắt, biển,
- Quan sát trên lược đồ (hình 24.3) hãy tìm vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?
- Hãy kể một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ? Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng?
à Bắc Trung Bộ có thế mạnh về dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá-lịch sử: Sầm Sơn, Cửa Lò, Bạch Mã, quê hương BaÙc Hồ Bãi tắm Cảnh Dương. Lăng Cô, Thuận An. Di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, thành phố Huế. 
- Kể tên và xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng?
- Xác định trên lược đồ (hình 24.3) tìm vị trí TP’Thanh Hoá, Vinh, Huế. Xác định những ngành kinh tế chủ yếu của các thành phố này. 
IV/ Tình hình phát triển kinh tế 
1. Nông nghiệp 
 - Vùng Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp 
- Thành tựu: Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất mà dải đồng bằng ven biển trở thành nơi sản xuất lúa chủ yếu.
- Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn.
2. Công nghiệp 
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ tăng liên tục.
- Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển 
- Công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ phát triển ở nhiều địa phương.
3. Dịch vụ 
- Dịch vụ bắt đầu phát triển, có tiềm năng lớn.
V/ Các trung tâm kinh tế 
- Thanh Hoá, Vinh, Huế là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ.
- Thành phố Thanh Hoá là trung tâm công nghiệp lớn phía bắc của Bắc Trung Bộ.
- Thành phố Vinh là hạt nhân đểû hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của Bắc Trung Bộ.
- Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước
4. Củng cố
- Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp , công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
- Kể tên và xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng?
5. Hướng dẫn bài về nhà 
 Chuẩn bị bài sau: Bài 25 
Bảng 24.2 Một số mô hình sản xuất ở Bắc Trung Bộ
Mô hình sản xuất
Vùng núi, đồi gò phía tây
Nông – lâm kết hợp: trồng rừng kinh tế, bảo vệ rừng đầu nguồn, chăn nuôi gia súc lớn (bò, trâu), cây công nghiệp: cà phê. Hồ tiêu (tại vùng đất đỏ badan hủ Quỳ, Quảng Trị), rau quả...
Vùng ven biển phìa đông
Nông – ngư kết hợp: nuôi trồng thủy sản trong các đầm phá (tôm, cá, nhuyễn thể...), đánh bắt hải sản ven bờ, xa bờ. Bảo vệ nguồn hải sản. Trồng rừng phòng hộ, ngăn cát lấn để bảo vệ đồng ruộng.
6. Rút kinh nghiệm:
BÀI 19: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I/ MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
- HS phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ
 2. Về kĩ năng:
- HS cần nắm vững kĩ năng đọc các bản đồ 
- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản 
 3. Về tư tưởng: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Một số tranh ảnh
	* Việc đọc và phân tích bản đồ là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với việc học tập bộ môn địa lý ở cấp THCS. 
- Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích và đọc bản đồø tự nhiên và kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV gọi 1 HS lên bảng đọc lược đồ tự nhiên (17.1) Y/C cả lớp Đọc phần chú giải, đọc màu sắc
- Quan sát lược đồ hình 17.1, hãy tìm vị trí các mỏ than, sắt, man gan, thiếc, bô xit aptit, đồng, chì, kẽm. Phân bố các mỏ khoáng sản này?
- Than (Quảng Ninh, Na dương, Thái Nguyên)
- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái..)
- Thiếc và bô xít (Cao Bằng)
- Đồng-vàng (Lào Cai..). Thiếc, Tĩnh Túc (Cao bằng)., aptit (Lào Cai), pi rit (Phú Thọ)
* HS làm việc theo nhóm: 
- Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
* Công nghiệp khai thác:
=> Than ở Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên), sắt, aptit, kim loại màu như đồng, chì, kẽm . Vì các mỏ khoáng sản này có trữ lượng khá lớn, có điều kiện khai thác khá thuận lợi, như quan trọng là để đáp ứng cơ cấu nền kinh tế 
- Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu dùng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ?
=> GV gợi ý cho HS tìm vị trí các mỏ khoáng sản có cự li gần như: Mỏ sắt Trại Cau (cách 7 km) mỏ than mỡ Phấn Mễ (17 km) mỏ mangan ở Cao Bằng ( 200 km)
 QUẢNG NINH
Nhiệt điện Xuất khẩu than Nơi nhập khẩu 
Phả Lại Uông Bí	 - Nhật Bản
 - Trung Quốc
 - EU
 - Cu Ba
I. Đọc bản đồ tự nhiên (17.1)
II. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ:
1. Xác định trên hình 17.1 vị trí các mỏ than, sắt, man gan , thiếc, bô xit aptit, đồng, chì, kẽm.
2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ:
a. Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh:
b. Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu dùng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ
c. Xác định mỏ than Quảng Ninh, nhà máy điện Uông Bí, Cảng xuất khẩu Cửa ôâng.
d. Vẽ Sơ đồ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích. 
4. Củng cố:
 - Xác định vị trí tiếp giáp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
5. Hướng dẫn bài về nhà: 
 	- Chuẩn bị bài 20 SGK vùng đồng bằng sông hồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13TIET 26 BAI 24.doc