Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 16 - Tiết 31 - Bài 29: Vùng tây nguyên (tiếp theo)

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 16 - Tiết 31 - Bài 29: Vùng tây nguyên (tiếp theo)

- HS cần hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế –xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.

- Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số TP như PlâyCu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 16 - Tiết 31 - Bài 29: Vùng tây nguyên (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết ppct: 31
Ngày soạn: 18 tháng 11 năm 2008
Ngày day: 2 tháng 12 năm 2008
BÀI 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế –xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
- Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số TP’ như PlâyCu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt 
2. Về kĩ năng:
- HS biết kết hợp kênh chữ và kênh hình, phân tích và giải thích được một số vấn đề búc xúc ở Tây Nguyên.
- Đọc biểu đồ, lược đồ để khai thác thông tin
3. Về tư tưởng: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
- Một số tranh ảnh vùng
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
1. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
2. Phân bố dân cư ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì?
 3. Bài mới:
	* Tây Nguyên là vùng có sự phát triển toàn diện về mặt kinh tế. Đây cũng là nhờ vào vào thành tựu đổi mới; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nông nghiệp và lâm nghiệp chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa.
	Vậy kinh tế của vùng phát triển như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn của vùng.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
+ Tình hình phát triển kinh tế
- Dựa vào hình 29. 1 Hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? ( đất, khí hậu, thị trường )
- Dựa vào (hình 29.2), hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè, ở Tây Nguyên? 
- Tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất?
à Là diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê, điều, hồ tiêu.. Lâm đồng có thế mạnh sản xuất chè, hoa, rau quả ôn đới
à Khó khăn: Thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sản.
- Cho biết nghành chăn nuôi ở vùng Tây nguyên phát triển như thế nào?
- Lên xác định trên lược đồ các điểm nuôi gia súc lớn.
- Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. 
- Nhận xét tình hình sản xuất lâm nghiệp ở các tỉnh ở Tây Nguyên?
à (độ che phủ rừng ở Tây Nguyên 57,8% năm 2003, phấn đấu năm 2010 là 65%bảo vệ rừng đầu nguồn cho cả vùng lân cận
- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên?
- Xác định trên lược đồ (hình 29.2) vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan và nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên. 
à ( cung cấp nước năng lượng là biểu tượng khởi động xây dựng cơ bản, chuẩn bị cho dự án lớn nhằm mục đích nâng cao đời sống dân cư 
à GV gợi ý HS nêu các tiềm năng du lịch sinh thái- nhân văn, thuần dưỡng voi chở khách
+ Các trung tâm kinh tế
- Dựa vào hình 29.2, hãy xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt? 
à Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh, các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ., sau đó trao đổi về sự khác biệt chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng
I. Tình hình phát triển kinh tế 
1/ Nông – Lâm:
a. Nông nghiệp.
* Trồng trọt:
- Sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh: Cà phê, cao su, chè, điều hiệu qủa kinh tế cao
à Xuất khẩu cà phê
- Ngoài ra còn trồng cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, rau qủa ôn đới.
-
* Chăn nuôi:
 Gia súc lớn được nay mạnh.
à Gía trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên có tố độ tăng trưởng cao, nhất là ở lâm đồng và đà lạt.
b. Lâm nghiệp:
- Phát triển nhanh
- Kết hợp khai thác, trồng mới, bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến
- Độ che phủ rừng 54% ( 2003)à Cao nhất nước
2. Công nghiệp 
- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến nhanh.
- Các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh
- Một số dự án phát triển thuỷ điện với quy mô lớn đã và đang triển khai trên sông Xêxan
3. Dịch vụ 
- Có chuyển biến nhanh
- Xuất khẩu nông (thứ 2 cả nước nhưng chủ lực là cà phê ), lâm sản
- Du lịch : sinh thái, văn hóa
V. Các trung tâm kinh tế 
- Các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên
- TP’ Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo nghiên cứu khoa học 
- TP’Plây Ku phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trung tâm thương mại du lịch
- Tp’Đà Lạt trung tâm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, sản xuất rau, hoa quả.
 4. Củng cố
1. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ?
2. Tại sao Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch?
 5. Hướng dẫn bài về nhà 
 	- Chuẩn bị bài sau: Bài 30
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 TIET 31 BAI 29.doc