. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu năng động, sáng tạo là gì ? Thế nào là người năng động, sáng tạo
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.
- Những biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo
2. Về kĩ năng:
Ngày soạn:19/10/2010 Ngày dạy: 26/10/2010 Tiết 10: Bài 8: Năng động, sáng tạo I.Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh hiểu năng động, sáng tạo là gì ? Thế nào là người năng động, sáng tạo Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. Những biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo 2. Về kĩ năng: Phân biệt những biểu hiện của năng động , sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính năng động sáng tạo Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Về thái độ: - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày - Tôn trọng những người năng động , sáng tạo , ghét thói thụ động , máy móc . Ham thích thể hiện tính năng động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh II.Tài liệu và phương tiện dạy học: Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, - Những VD, ca dao tục ngữ , tấm gương nói về năng động, sáng tạo. - Tranh ảnh Học sinh: Đọc trước bài mới IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống dân tộc 1. Uống nước nhớ nguồn 2. Tôn sư trọng đạo 3. Con chim có tổ, con người có tông 4. Lời chào cao hơn mâm cỗ 5. Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tăm ăn cơm đứng 6. Cả bè hơn cây nứa 7. Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức 2. Giới thiệu bài: H: Yêu cầu học sinh nhắc lai một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ? GV: Năng động , sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc VN . Trong thực tế ta thấy , nếu con người chỉ lao động một cách cần cù thôi chưa đủ mà phải biết sáng tạo nữa . Sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công . Vậy năng động , sáng tạo là gì , thế nào là người năng động , sáng tạo ? 3- Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Đặt vấn đề. Mục tiêu: HS bước đầu nắm được các biểu hiện của năng động, sáng tạo . Phương pháp: Động não, thảo luận nhóm; đàm thoại H : Yêu cầu HS đọc hai câu chuyện SGK/27 +28 H : Hai câu chuyện trên kể về ai ? H: Hãy nhận xét việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng qua 2 truyện đọc trên? - GV phân nhóm HS thảo luận trong 7 phút: N1+N2: a.Tìm những chi tiết thể hiện tính năng động sáng tạo của Ê-đi-xơn? b. Theo em, những việc làm trên đã đem lại thành quả gì cho Êđixơn ? N3+N4: a.Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của Lê Thái Hoàng? b. Theo em, những việc làm trên đã đem lại thành quả gì cho Lê Thái Hoàng? GV chiếu kiến thức cần thảo luận trên máy. H : Em học tập đựơc gì qua việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng ? - GV: Như vậy sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động, sáng tạo. Năng động, sáng tạo còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống Hoạt động 2 : HDHS rút ra NDBH Mục tiêu: HS nắm được khái niệm, biểu hiện của năng động, sáng tạo Phương pháp: Đàm thoại; chơi trò chơi H : Qua tìm hiểu truyện đọc và những biểu hiện cuả năng động sáng tạo, cho biết : năng động là gì ? H: Thế nào là sáng tạo ? H: Người năng động sáng tạo là người như thế nào ? ? Theo em, năng động, sáng tạo có khác với làm liều, phiêu lưu, mạo hiểm không? Nếu có thì sự khác nhau đó là gì? nêu VD. - GV nhấn mạnh hai câu truyện trên, giải thích “dám nghĩ, dám làm ” khác với hành động liều lĩnh , trái đạo đức, pháp luật như tham ô, hối lộ - GV yêu cầu HS đọc mục 1- NDBH H: Kể những tấm gương thể hiện tính năng động, sáng tạo trong các lĩnh vực cuộc sống mà em biết ? GV bổ sung: - Galile (1563- 1633) nhà toán học nổi tiếng người Italia tiếp tục nghiên cứu học thuyết copecnic bằng kính trắng tự sáng chế - Trạng nguyên Lương Thế Vinh say mê khoa học, Toán học..."viết tiểu phẩm khoa học có giá trị lớn: “Đại thành toán pháp” - GV treo tranh: Lương Đình Của, Nguyễn Ngọc Ký... H : Qua những tấm gương đó em có suy nghĩ gì? - GV yêu cầu HS chơi trò chơi tiếp sức H: Tìm những biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo trong học tập , lao động và sinh hoạt hăng ngày ? - GV nhận xét , bổ sung, cho điểm. * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. Mục tiêu: HS liên hệ bản thân trong việc thực hiện phẩm chất. Phương pháp: Đàm thoại ? Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã thể hiện tính năng động, sáng tạo chưa? hãy kể một việc làm năng động, sáng tạo của em trong học tập, trong lao động hoặc trong cuộc sống hàng ngày( em đã suy nghĩ và làm như thế nào, kết quả đạt được ra sao) ? Hãy quan sát một bạn được coi là năng động, sáng tạo ở lớp em xem cách học tập, cách sống của bạn như thế nào và nhận xét về chất lượng công việc mà bạn đạt được. - GV: Năng động, sáng tạo là một đức tính tốt đẹp của mọi người trong cuộc sống, học tập, lao động. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta cần có đức tính năng động sáng tạo để có thể vượt qua mọi rằng buộc của hoàn cảnh vươn lên làm chủ cuộc sống làm chủ bản thân. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập Phương pháp: Đàm thoại, động não. H: Yêu cầu HS đọc và làm bài 1/29( GV ghi ra bảng phụ) H: Yêu cầu HS làm bài 3/30 - GV nhận xét và cho điểm - HS đọc bài, lớp theo dõi - Truyện 1: Ê-đi-xơn - Truyện 2: Lê Thái Hoàng - Đều thể hiện tính năng động , sáng tạo - HS thảo luận nhóm N1+N2:- Nghĩ ra cách để gương xung quanh giường mẹ và đặt nến, đèn dầu để tập trung ánh sáng mổ cho mẹ - Tìm tòi, sáng chế ra đèn điện... - Cứu sống mẹ, trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới -N3+N4 Nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh, tìm để thi toán quốc tế để dịch ra và làm đến một-> hai giờ sáng - Đạt huy chương đồng toán quốc tế lần thứ 39 và huy chương vàng lần thứ 40-> đưa đội tuyển VN đứng thứ 2 thế giới - HS rút ra bài học. - HS nghe giảng - HS dựa SGK trả lời - HS dựa SGK trả lời - HS dựa SGK trả lời - HS nêu ý kiến. - Lấy VD. - HS nghe giảng - HS đọc NDBH 1. - HS liên hệ thực tế kể chuyện - HS quan sát tranh - Cảm phục, tôn trọng - HS chia thành hai nhóm chơi trò chơi - Lớp nhận xét , bổ sung - Hs liên hệ. - HS nêu. - HS nghe giảng - HS đọc và làm - Giải thích. - HS đọc và làm BT. - Lớp nhận xét, bổ sung. I, Đặt vấn đề 1. Nhà bác học Ê-đi-xơn 2- Lê Thái Hoàng một HS năng động, sáng tạo. => Học tính năng động , sáng tạo, suy nghĩ tìm ra các giải pháp tốt trong công việc, học tập, cuộc sống. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là năng động, sáng tạo. - Năng động : là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm - Sáng tạo : Là say mê tìm tòi ra những giá trị mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có - Người năng động , sáng tạo: Là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện, linh hoạt xử lí các tình huống nhằm đạt kết quả cao. III. Bài tập 1- Bài 1/29 - Đáp án: b, đ ,e,h 2-Bài 3/30: - Đáp án: b,c,d 4- Củng cố: Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo hay thụ động, máy móc, rập khuôn? Biểu hiện Năng động, sáng tạo Thụ động, máy móc 1. Khi thấy việc khó thì nản lòng không muốn làm 2. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành và giải quyết công việc 3. Thường xuyên tìm hiểu những phương án khác nhau liên quan đến công việc của mình để có cách giải quyết đúng đắn nhất 4. Không tự bằng lòng với cách làm và kết quả của công việc hiện tại 5. Chỉ lặp lại, bắt chước những gì người khác đã làm, không dám thay đổi những cái có sẵn 5 - Hướng dẫn về nhà: a. Học bài cũ b. Làm các bài tập còn lại vở bài tập c. Đọc trước và chuẩn bị tiết sau: Bài 8 - Năng động, sáng tạo. (tiếp) +Tìm hiểu ý nghĩa, cách rèn luyện + Tìm thêm các tấm gương + Xây dựng kế hoạch khắc phục một khó khăn. Ngàysoạn:26/10/2010 Ngày dạy: 2/11/ 2010 Tiết 11: Bài 8 : Năng động, sáng tạo. I.Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh hiểu năng động, sáng tạo là gì ? Thế nào là người năng động, sáng tạo Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. Những biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo 2. Về kĩ năng: Phân biệt những biểu hiện của năng động , sáng tạo và những biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính năng động sáng tạo Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Về thái độ: - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày - Tôn trọng những người năng động , sáng tạo , ghét thói thụ động , máy móc . Ham thích thể hiện tính năng động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh III.tài liệu và phương tiện dạy học: * Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, - Những VD, ca dao tục ngữ nói về năng động, sáng tạo. * Học sinh: Đọc trước bài mới III. các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1-. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là năng động, sáng tạo? Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo là: a. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình b. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh c. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc d. Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình đ. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo 2- Giới thiệu bài: Vậy năng động sáng tạo có cần thiết không, chúng ta phải rèn luyện đức tính này như thế nào? Bài mới hôm nay chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu. 3- Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thảo luận tìm ra ý nghĩa, cách rèn luyện năng động, sáng tạo. Mục tiêu1 : HS thấy được ý nghĩa của phẩm chất từ đó có ý thức rèn luyện Phương pháp: Thảo luận nhóm, động não, đàm thoại, chơi trò chơi. - GV đưa bài tập 2/30 lên bảng phụ H: Yêu cầu HS đọc và làm. - GV nhận xét và cho điểm. - GV liên hệ: Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả. Hãy liên hệ tấm gương Lê Thái Hoàng để phản bác lại nhận định trên? - GV: Không phải chỉ có thiên tài mới có năng động, sáng tạo mà với những người lao động bình thường nếu có nghị lực, chịu khó học hỏi, suy nghĩ vẫn có thể sáng tạo được( Ông Nguyễn Cẩm Luỹ là nông dân đến nay đã di dời, chống nghiêng được 200 công trình; Anh nông dân Nguyễn đức Tâm chế tạo máy gặt lúa cầm tay) ? Tìm một vài việc làm thể hiện tính năng động, sáng tạo. ? Kết quả của việc làm đó. ? Tìm những từ ngữ trái với năng động, sáng tạo ? Nêu một vài việc làm thiếu năng động, sáng tạo? Nêu hậu quả của việc làm đó. H: Vậy năng động và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay? - GV chiếu tình huống sắm vai : Cô giáo giao cho các bạn học sinh một số câu hỏi ôn tập để làm đề cương ở nhà. Hiền và My bàn nhau : Mỗi người làm một nửa tổng số câu hỏi vừa tiết kiệm công sức, đỡ mất thời gian mà vẫn hoàn thành công việc cô giao. Hai bạn cho rằng việc làm đó thể hiện hai bạn rất năng động, sáng tạo trong học tập.Theo em hai bạn làm như vậy có thể hiện sự năng động, sáng tạo không ? Vì sao? Nếu em là hai bạn em sẽ làm gì ? - GV tổ chức HS thảo luận nhóm theo 4 nhóm trong 5 phút câu hỏi trên. - GV nhận xét, bổ sung. - GV cho HS thảo luận các câu hỏi: ? Hiện nay trong HS chúng ta còn có hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ nên kết quả học tập chưa cao. Theo em,chúng ta nên làm như thế nào để khắc phục hiện tượng đó. ? Xem xét hiện tượng trong HS ở lớp nói riêng có hiện tượng đó không? mức độ như thế nào? tác hại ra sao ? Tìm nguyên nhân của hiện tượng đó. ? Tìm biện pháp giải quyết các hiện tượng trên. H: Để rèn luyện sự năng động, sáng tạo học sinh chúng ta phải làm gì.( rèn những phẩm chất gì?) H: Khi rèn luyện cách học tập sao cho năng động, sáng tạo HS cần tránh những cách học như thế nào? - GV tổ chức HS chơi trò chơi tiếp sức : H: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo ? - GV kết luận, chuyển ý Hoạt động 2: HDHS luyện tập. Mục tiêu 2: HS vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề, đàm thoại. H : Yêu cầu HS làm bài tập 6/30 - GV nhận xét giúp HS chỉ ra những khó khăn trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày - GV: Trước khi làm việc gì phải đặt mục đích : có những khó khăn gì, làm thế nào thì tốt, kết quả cuối cùng ra sao? - GV nhận xét và cho điểm. ? Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động , sáng tạo - Cái khó ló cái khôn - Học một biết mười - Miệng nói tay làm - Há miệng chờ sung GV: Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết đối với mỗi con người nhất là trong thơi đại hiện nay- đất nước ta đang mở cửa và tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Học sinh chúng ta cần phải học hỏi và phát huy tính năng động , sáng tạo như Bác Hồ đã dạy “ phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất kỳ vấn đề gì phải đặt ra câu hỏi “ vì sao”, đều phải suy nghĩ kỹ càng - HS quan sát - HS làm bài - HS nghe giảng - HS dựa SGK trả lời - HS nêu. - Thụ động, máy móc, rập khuôn, bắt chước, ỷ lại - HS nêu. - HS suy nghĩ, dựa vào sgk và trả lời - HS quan sát - HS phân thành 4 nhóm thảo luận, cử nhóm trưởng trình bày kết quả - HS nghe giảng - HS trao đổi theo bàn nêu ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS liên hệ. - HS tìm ra các nguyên nhân - HS suy nghĩ , trả lời đề ra giải pháp - HS rút ra bài học. - Học vẹt, học thụ động - HS chơi trò chơi tiếp sức tìm ra các câu ca dao, tục ngữ. - HS đọc và làm - HS nhận xét - Mỗi cá nhân sẽ đưa ra những khó khăn mà HS gặp phải - HS nghe giảng - HS làm bài. - HS nghe giảng II . Nội dung bài học 2. ý nghĩa: Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động - Nó giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt kết quả nhanh chóng - Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang 3. Cách rèn luyện : - Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ - Biết vượt qua khó khăn, thử thách - Tìm ra cách tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích III. Luyện tập Bài 6 /30 - Khó khăn: kém môn toán - Cần sự giúp đỡ của GV và các bạn( phương pháp học tập) - Dự kiến thời gian khắc phục 4- Củng cố Những việc làm nào sau đây biểu hiện tính năng động, sáng tạo? Vì sao Biểu hiện hành vi Có Không 1. Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy môn GDCD để HS ham thích học. 2. Bác Mai vươn lên làm giàu thoát cảnh nghèo đói. 3. Anh Tùng bị mù hai mắt mà vẫn hát hay , chơi đàn bầu giỏi. 4. Hương được nhận học bổng HS gỏi vượt khó. 5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài cũ - Làm BT còn lại trong SGK - Sưu tầm những câu tục ngữ , danh ngôn nói về năng động , sáng tạo? - Chuẩn bị bài 9: + Đọc và trả lời câu hỏi phần Đặt vấn đề + Tìm những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả ? +Sưu tầm tranh ảnh liên quan
Tài liệu đính kèm: