Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 1) - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 1) - Nguyễn Văn Huệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào năng động, sáng tạo, thế nào là người năng động sáng tạo, biểu hiện của nó trong cuộc sống. Giải thích vì sao con người cần có đức tính này.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được những biểu hiện của năng động sáng tạo, thiếu năng động sáng tạo, biết đánh giá bản thân và người khác về tính năng động sáng tạo.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2593Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 1) - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 
 Tiết 10
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
	Bài 8 
năng động, sáng tạo
(Tiết 1)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào năng động, sáng tạo, thế nào là người năng động sáng tạo, biểu hiện của nó trong cuộc sống. Giải thích vì sao con người cần có đức tính này.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện của năng động sáng tạo, thiếu năng động sáng tạo, biết đánh giá bản thân và người khác về tính năng động sáng tạo.
3. Về thái độ:
- Quý trọng những người sống năng động sáng tạo, ghét thụ động máy móc. Ham thích thể hiện năng động sáng tạo trong mọi việc, mọi hoàn cảnh.
II. Nội dung
1. Năng động, sáng tạo là gì? Thế nào là người năng động, sáng tạo.
2.ý nghĩa của tính năng động sáng tạo trong cuộc sống.
3. Cách rèn luyện tính năng động sáng tạo.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tình huống, ví dụ về năng động sáng tạo.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: 
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, có những người dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại, kì tích của thời đại KHKT.
+ Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm (Tình Lâm Đồng) đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay, mặc dù anh không hề học một trường kĩ thuật nào.
+ Bác Nguyễn Cẩm Lũy không qua một lớp đào tạo nào mà Bác có thể chuyển cả một ngôi nhà, cây đa. Bác được mệnh danh là “thần đèn”.
Việc làm của anh Nguyễn Đức Tâm và Bác Nguyễn Cẩm Lũy đã thể hiện đức tính gì?
Để hiểu rõ về đức tính trên chúng ta học bài hôm nay.
GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là năng động, sáng tạo.
- HS đọc 2 truyện ngắn.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
+Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?
+Nhóm 2: Những việc làm năng động sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng?.
+Nhóm 3:
Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng?.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện trình bày.
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận.
- Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người năng động, sáng tạo.
+ Biểu hiện khác nhau:
- Ê-đi-sơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh gường mẹ...
- Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn...
+ Thành quả của 2 người:
- Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng và vàng...
- Ê-đi-sơn cứu sống được mẹ...
+ Học được tính năng động, sáng tạo cụ thể:
- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt.
- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.
+ KL: Năng động, sáng tạo là....
 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế tìm biểu hiện khác nhau của năng động sáng tạo.
Mục tiêu: Giúp HS tìm những biểu hiện khác nhau của năng động, sáng tạo.
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi.
+? Em hãy tìm những biểu hiện của nặng động, sáng tạo và không năng động sáng tạo trong cuộc sống?
- GV có thể gợi ý cho HS trả lời.
Hình thức
Năng động, sáng tạo
Không năng động, sáng tạo.
Lao động
Chủ động dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp
Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.
Học tập
Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới. Không thoả mãn với những điều đã biết . Linh hoạt xử lí các tình huống.
Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên giành kết quả cao nhất. Học theo người khác, học vẹt.
Sinh hoạt hàng ngày
Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.
Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- GV kết luận.
+? Vậy năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế naodf trong cuộc sống?
GV kể cho HS nghe 1 số câu chuyện về tính năng động, sáng tạo.
Galilê (1563-1633).
Lương Thế Vinh.
Nguyễn Thị Hà. (Sách hướng dẫn thiết kế)
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tiết 2.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10.doc