Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 9: Năng động, sáng tạo

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 9: Năng động, sáng tạo

. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng tạo.

2. Thái độ:

- Hs có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.

3. Kĩ năng:

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5495Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 9: Năng động, sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng tạo.
2. Thái độ:
- Hs có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.
3. Kĩ năng:
- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của năng động, sáng tạo.
- HS biết học tập những tấm gương năng động, sáng tạo.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán các thái độ hành vi, việc làm không phì hợp với tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động 
III. Phương pháp, tài liệu và phương tiện.
1. Phương pháp: sử dụng kết hợp các phương pháp giảng giải, đàm thoại với nêu gương, giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm.
2. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV, truyện, tình huống, tấm gương về năng động, sáng tạo.
IV. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Dự án....
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho một vài HS viết bài (khoảng 5-7 phút) về 1 truyền thống tốt đẹp của địa phương.
- GV chấm bài.
	3. Giới thiệu bài mới.
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, người ta thấy những có nhiều sáng kiến phi thường của những người bình thường như những kỳ tích, huyền thoại của thời đại khoa học, kỹ thuật.
VD: anh Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng) chưa từng qua trường lớp nào nhưng anh đã chế tạo ra máy gặt lúa cầm tay. Anh "Hai Lúa" chưa từng một lần đi máy bay đang bắt tay vào chế tạo máy bay với ước mơ chinh phục tầng cao.
Để có được thành công đó, họ đã không ngừng năng động và sáng tạo trong học tập cũng như lao động. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để
 hiểu đầy đủ hơn về năng động sáng tạo.	
4. Phát triển chủ đề:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề
Mục tiêu: HS nắm được một số biểu hiện năng động, sáng tạo của Êđisơn và Lê Thái Hoàng.
Cách tiến hành:
- HS đã tự đọc 2 câu chuyện ở nhà, Gv yêu cầu HS tự tóm tắt nội dung 2 truyện trên.
- GV chia HS thành nhóm, thảo luận.
N1: Ê-đi-sơn đã có việc làm nào thể hiện năng động sáng tạo.
N2: Lê Thái Hoàng có việc làm nào năng động, sáng tạo.
N3: Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng đã đạt được thành quả gì?
N4: Em rút ra bài học gì qua phần đặt vấn đề.
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày trên phiếu học tập.
- GV nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm và kết luận: Sự thành công của mỗi người là kết quả của sự năng động và sáng tạo.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế biểu hiện của năng động sáng tạo.
Mục tiêu: HS nắm được biểu hiện của năng động sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
Cách tiến hành:
?/ Theo em, những hoạt động nào của con người cần sự năng động và sáng tạo?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chia HS thành 3 nhóm lên làm về biểu hiện của năng động sáng tạo (theo bảng sau): 
I. Đặt vấn đề.
1. Việc làm của Ê-đi-sơn: nghĩ ra cách tạo ánh sáng: để gương xung quanh giường mẹ và đặt nến, đèn trước gương, rồi điều chỉnh vị trí để ánh sáng tập trung vào một chỗ => thuận tiện cho bác sỹ làm phẫu thuật.
2. Việc làm của Lê Thái Hoàng: 
- Nghiên cứu tìm ra cách giải toán nhanh hơn.
- Dịch đề thi toán quốc tế ra tiếng Việt.
- Kiên trì và siêng năng.
3. Thành quả của Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng:
- Ê-đi-sơn đã cứu sống được mẹ, sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
- Lê Thái Hoàng: Đạt huy chương đồng và huy chương vàng toán quốc tế lần thứ 39, 40.
4. Bài học:
- Cần suy nghĩ để tìm ra giải pháp tốt.
- Kiên trì, vượt khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.
Trong học tập
Trong lao động
Trong sinh hoạt hàng ngày
- Có phương pháp học tập khoa học.
- Say mê tìm tòi.
- Kiên trì, nhẫn nại phát hiện cái mới.
- Không thoả mãn với điều đã biết.
- Linh hoạt xử lý các tình huống.
- Dám nghĩ, dám làm.
- Tìm ra cái mới, cách làm mới.
- KHông bằng lòng với thức tế.
- Luôn phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp
- Có ý thức phấn đấu vươn lên.
- Vượt khó.
- Có lòng tin, kiên trì, nhân nại.
?/ Theo em, học ntn là thiếu năng động, sáng tạo? Em có thể chứng minh qua việc học một số môn học cụ thể?
- HS trả lời, GV nhận xét và giải thích thêm.
?/ Hãy kể tấm gương năng động, sáng tạo mà em biết.
- HS liên hệ thực tế.
* Học thiếu năng động, sáng tạo:
- Thụ động, lười học, lười suy nghĩ.
- Không có chí vươn lên.
- Học theo người khác, học vẹt.
- Bằng lòng với kết quả đạt được.
* VD: Ga-li-lê, Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi.....
GV cung cấp thêm:
- Ga-li-lê: nhà thiên văn học người ý, tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-pec-nic bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế.
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh: lúc về quê, ông gần gũi với người nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác. Ông đã miệt mài tìm ra quy tắc tính toán, từ đó viết lên tác phẩm có giá trị khoa học "Đại thành toán pháp"
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp say mê nghiên cứu khoa học quân sự hiện đại và vận dụng sáng tạo vào cách đánh giặc của nước ta.
- Chị Ngô Thị Thương: công nhân lâm trường Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã sáng tạo ra cách bắn máy bay tầm thấp của địch bằng súng trường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
Mục tiêu: HS nắm được thế nào là năng động, sáng tạo.
Cách tiến hành:
?/ Qua các ví dụ trên, em rút ra:
- Thế nào là năng động sáng tạo?
- Thế nào là người năng động sáng tạo?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt khái niệm.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để để tạo ra cái mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ.
- Người năng động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập nhằm đạt được kết quả cao.
GV giải thích khái niệm và kết thúc tiết học.
5. Thực hành / Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày ý tưởng.
- Cách tiến hành 
1/ Có ý kiến cho rằng: Trong TDTT chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không có gì phải năng động sáng tạo, nếu có thì chỉ trong cuộc đâu cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi.
- Em suy nghĩ ntn về ý kiến đó?
Gợi ý: Không đồng tình với y kiến đó. Bất kỳ hoạt động gì cũng cần năng động và sáng tạo. VD: trong bóng đá, bóng rổ:.....
2/ Tự luận (5-7 dòng): Em đã là người năng động và sáng tạo trong học tập chưa?
Gợi ý: Khẳng định mình đã năng động sáng tạo chưa; nêu biểu hiện; cách rèn luyện.
6. Vận dụng
- Hiểu và nắm chắc khái niệm.
- Chuẩn bị tiếp nội dung bài học để học tiết sau.
-------------------------------------------------------------------
BÀI 9: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO
(Tiết 2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GDCD 9): "Ê-đi-sơn, nhà sáng tạo nổi tiếng của thế giới đầu thế kỷ XX, xuất thân từ một chú bé nghèo bán báo trên xe lửa. Nhờ nghị lựa phi thường, tinh thần tự học, làm việc không mệt mỏi mà Ê-đi-sơn đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Ông đã có 2500 phát minh lớn nhỏ (8000 thí nghiệm -> tìm ra dây tóc bóng đèn; 50.000 thí nghiệm -> tìm ra ác-quy kiềm) Ông nói "Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm1 %, còn 99% là lao động cực nhọc"
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
?/ Ê -đi - sơn đã thu được thành công gì?
- HS trả lời.
- GV nhấn mạnh: Có được thành công là nhờ có nghị lựa phi thường và tinh thần làm việc không mệt mỏi.
?/ Vậy, theo em, năng động sáng tạo có ý nghĩa gì?
Ngoài ra, năng động, sáng tạo còn có ý nghĩa nào khác nữa?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và rút ra KL về ý nghĩa.
?/ Mỗi người đều rất cần có tính năng động và sáng tạo trong bất kỳ công việc gì.
Vậy, em làm ntn để rèn luyện năng động và sáng tạo?
- HS phát biểu, bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét và chốt.
2. Ý nghĩa:
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Con người dễ dàng thành công, đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.
3. Rèn luyện:
- Trước hết cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. Mạnh dạn suy nghĩ, tìm ra cách giải hợp lý nhất.
- Trước khi làm việc gì nên tự hỏi: Để làm gì? Có khó khăn gì? Có cách nào tốt hơn không.....
- Chống thói quen xấu trong học tập: thụ động nghe, lười suy nghĩ, học vẹt, thiếu bền bỉ....
- Chấp nhận và vượt qua khó khăn.
- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt mục đích.
III. Bài tập:
Em hãy đánh dấu X vào cột tương ứng:
HÀNH VI
NĐ&ST
Chưa NĐ&ST
- Cô giáo Minh luôn tìm phương pháp giảng dạy mới để HS ham thích học tập
Bác Mai vươn lên làm giàu để thoát khỏi nghèo đói
Anh Tiến được nhận học bổng HS nghèo vượt khó.
Tú luôn thuộc bài nhưng không hiểu bài học
Minh rất chăm chỉ học tập nhưng gặp bài khó là Minh bỏ qua.
- HS làm bài theo bàn.
- GV chữa bài, thu phiếu học tập và chấm điểm.
2/ GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
- Gv có thể cho HS chơi trò chơi "suy nghĩ nhanh, tay nhanh" để hướng dẫn HS làm bài tập 1.
Đáp án: b, d, đ, e, h.
- Tuỳ thời gian, GV hướng dẫn HS những bài tập còn lại.
5. Thực hành / Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày ý tưởng.
- Cách tiến hành 
?/ Tìm tục ngữ ca dao nói về năng động và sáng tạo?
VD: 
- Học một biết mười.
- Siêng làm thì có
Siêng học thì hay
- Cái khó ló cái khôn
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
6. Vận dụng
- Học và nắm nội dung bài học.
- Thực hành năng động sáng tạo trong học tập và hoạt động hàng ngày.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Làm việc năng suất chất lượng hiệu quả.
--------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 9NANG DONG SANG TAO.doc