Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Cả năm năm 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Cả năm năm 2011 - 2012

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là CCVT; những biểu hiện của phẩm chất CCVT; vì sao cần phải CCVT.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt được các hành vi thể hiện CCVT hoặc không CCVT.

- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất CCVT.

 

doc 43 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Cả năm năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gi¸o ¸n gdcd 9trän bé c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc 
 n¨m häc 2011-2012
Tuần 1 Ngày soạn
Tiết 1
Bài 1 : CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là CCVT; những biểu hiện của phẩm chất CCVT; vì sao cần phải CCVT.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt được các hành vi thể hiện CCVT hoặc không CCVT.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất CCVT.
3. Thái độ:
- Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện CCVT.
- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc
II. Phương tiện:
	- Tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút dạ
	- Một số mẩu chuyện ngắn, cao dao, tục ngữ liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC (chưa kiểm tra)
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
* Thảo luận nhóm:
- N1+3: câu hỏi a (gợi ý)
- N2+4: câu hỏi b (gợi ý)
? Tô Hiến Thành và Hồ Chí Minh đã thể hiện được phẩm chất gì qua hai mẩu chuyện trên?
- Đọc vấn đề sgk
- Tô Hiến Thành là người hồn tồn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác việc nước, không tthieen vị; công bàng; giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung.
- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời, Bác dành trọn cuộc đời cho quyền lợi dân tộc, quyền lợi của đất nước và tồn thể nhân dân... chính vì vậy Bác đã được nhân dân VN và tin yêu, kính trọng, khâm phục và tự hào, nhân dân thế giới kính phục.
1. Tìm hiểu vấn đề (sgk):
2. Nội dung bài học:
? theo em, thế nào là chí công vô tư?
HĐ2: Liên hệ thực tế:
? Em hãy nêu một số việc làm thể hiện được phẩm chất CCVT mà em biết?
? Để rèn luyện phẩm chất CCVT, HS cần phải làm gì?
? theo em, một người luôn phấn đấu hết mình để đạt được lợi ích cho bản thân bằng khả năng của mình thì người đó có phải là người CCVT hay không? Vì sao?
? Em hãy nêu lên một số hành vi trái với CCVT?
? HS có những việc làm nào trái với CCVT?
GV: CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết; nó thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, nó không chỉ thể hiện qua lời nói mà cần thể hiện trong hành động, việc làm..
? CCVT có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- Phẩm chất CCVT
- Trả lời
- Giúp đỡ người khác mà không mong người trả ơn, không nhận hối lộ...
- Luôn cố gắng học tập tốt để vươn lên bằng chính khả năng của bản thân, không dựa dẫm vào người khác, không ích kỉ với người khác...
- Phải, Vì người đó phấn đấu bằng khả năng của mình mà không làm những việc phi pháp để đạt được lợi ích.
- Nhận hối lộ; bớt xén tiền của, thời gian của nhà nước; thiên vị, đối xử không công bằng...
- Làm bài thi dựa vào bạn bè; xem tài liệu trong thi cử; thiên vị trong các hoạt động của lớp...
- Trả lời
- CCVT là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
GV: Có một số ngươi khi nói thì có vẻ rất CCVT nhưng trong công việc, hành động thì ngược lại.
? Theo em, HS cần phải học tập và rèn luyện phẩm chất CCVT hay không? Vì sao?
? Để rèn luyện phẩm chất này, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
HĐ3: Luyện tập:
GV: Treo bài tập 2 (Bảng phụ) lên bảng và gọi HS lên làm.
- Rất cần, vì đây là đức tính tốt, nó sẽ giúp chúng ta trở thành người có ích cho XH
- Trả lời
- Câu 2: tán thành ý: d, đ
- CCVT đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
 Người sống CCVT sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Để rèn luyện phẩm chất CCVT, HS cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người CCVT, đồng thời phê phán những hành vi vụ lợi, thiếu công bằng trong cuộc sống.
3. Bài tập:
HS làm bài tập 2-sgk
4. Củng cố :
	GV đưa ra một tình huống bất kì (đã chuẩn bị sẵn) để HS tự giải quyết vấn đề.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài cũ.
 - Làm BT ở SGK và tham khảo các tài liệu khác
 - Soạn bài mới.
Tuần 2 Ngày soạn: 
Tiết 2
Bài 2 : TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được thế nào là TC; ý nghĩa của TC.
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính TC.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của đức tính TC.
- Biết đánh giá bản thân và người khác về tính TC.
 3. Thái độ:
- Tôn trọng những người sống TC. 
- Có ý thức rèn luyện tính TC trong cuộc sống, trong quan hệ với người khác và trong những công việc của bản thân.
II. Phương tiện:
	- Giấy khổ lớn, bút dạ
	- Một số mẩu chuyện ngắn
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC:
	? Thế nào là CCVT? Ý nghĩa của CCVT?
	? Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất CCVT như thế nào?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
? Theo em, bà Tâm là người như thế nào?
? Từ mọt HS ngoan, hocm giỏi, N đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao?
? Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
- Đọc vấn đề sgk
- Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và giúp đỡ, động viên người có cùng cảnh ngộ.
- Người làm chủ được tình cảm được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích đối với con mình và người khác.
- N sa vào các tệ nạn xã hội một cách nhanh chóng vì do thiếu tính tự chủ.
- Trả lời
1. Tìm hiểu vấn đề (sgk):
2. Nội dung bài học:
- Tự chủ là làm chủ bản thâm. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩa, tình cảm và hành vi 
? Thế nào là người thiếu tính tự chủ? Hậu quả?
? Vì sao chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ?
HĐ2: Thảo luận nhóm: về cách ứng xử thể hiện tính tự chủ.
- N1: khi có người làm điều gì khiến em không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào?
- N2: Nếu ai đó rủ em làm điều gì đó sai trái, em sẽ làm gì?
- N3: Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ chưa đáp ứng được, bạn sẽ làm gì?
- N4: Vì sao cần có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp?
- Không làm chủ được bản thân, luôn nóng nảy, không bình tĩnh... trong mọi việc nên kết quả làm việc hoặc trong các mối quan hệ xã hội thường không được như mong muốn.
- Trả lời
- Mình phải xem lại việc làm đó (để biết được minh hay người ấy đúng), nếu người ấy sai thì phải phân tích và nhắc nhở bạn.
- Phải biết từ chối khéo léo, đồng thời khuyên bạn không nên làm những điều đó.
- Xem lại mong muốn của mình có chính đáng hay không? Điều kiện gia đình mình như thế nào? Nếu mong muốn của mình chính đáng nhưng gia đình khó khăn thì mình cungc phải chấp nhận một cách vui vẻ và xin cha mẹ vào lúc khác khi có đủ điều kiện.
- Oân hòa và từ tốn trong giao tiếp giúp ta tránh được những 
của mình trong mọi hồn cảnh, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoas. Giúp ta vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ.
GV: Từ các vấn đề vừa thảo luận, ta thấy rằng để xử sự đúng đắn, để có tính tự chủ thì ta phải biết xem xét, suy nghĩ trước mọi việc làm...
? Để rèn luyện tính tự tự chủ ta cần phải làm gì?
? Em hãy cho biết một vài biểu hiện, việc làm thể hiện tính tự chủ?
HĐ3: Luyện tập:
Sai lầm đồng thời đối tượng giao tiếp sẽ thấy tin tưởng, yêu mến mình hơn.
- Trả lời
- HS tự nêu lên.
- HS tự làm bài; GV bổ sung rồi kết luận.
- Chúng ta rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình từ đó rút ra kinh nghiệm đối với bản thân.
3. Bài tập:
Làm bài tập 1 (sgk).
4. Củng cố :
	GV đưa ra một tình huống bất kì (đã chuẩn bị sẵn) để HS tự giải quyết vấn đề.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài cũ.
 - Làm BT ở SGK và tham khảo các tài liệu khác
 - Soạn bài mới.
 Tuần 4 Ngày soạn: 
Tiết 4
Bài 4 : BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 HS hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả tai hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm BHB, chống chiến tranh của tồn nhân loại
2. Kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức
- Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện. 
 3. Thái độ:
	Yêu hòa bình, ghét chiến tranh
II. Phương tiện:
	- Tranh ảnh về chiến tranh, Biểu tình chống chiến tranh.
	- Một số dẫn chứng cụ thể.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC:
	? Thế nào là Dân chủ? Ý nghĩa của Dân chủ?
	? Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tính dân chủ, kỉ luật? Để thực hiện tốt DC và KL ta cần phải làm gì?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
* Thảo luận nhóm:
- N1+2: Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem các ảnh ở sgk?
? N3+4: Vì sao phải bảo vệ hòa bình và phản đối chiến tranh?
GV: Chiến tranh để lại hậu quả vô cùng to lớn (VD: CTTG I, CTTG II, khủng bố...). Tuy nhiên, các quốc gia tiến hành chiến tranh đôi khi vì mục đích khác nhau. Do đó, có chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa.
? Thế nào là chiến tranh chính nghĩa? Phi nghĩa?
GV: Chiến tranh chính nghĩa cũng chính là một hình thức bảo vệ hòa bình.
HĐ2: Tìm hiệu biểu hiện của lòng yêu hòa bình.
* Trò chơi: chia lớp ra 2 nhóm.
- N1: Tìm những hành vi bảo vệ hòa bình?
- N2: Tìm những hành vi không bảo vệ hòa bình?
? Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
GV: ngày nay, các thế lực thù địch, phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại, gây chiến ở nhiều nơi trên thế giới.
? Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
? Khi nào thì phải BVHB và ngăm chăn chiến tranh?
GV: VN là đất nước chịu nhiều đau thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên, nhân dân VN đã khép lại quá khứ (khép lại nhưng không quên) để hướng tới tương lai.
VD: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kì vào tháng 7/2005 theo lời mời của Tổng thống Mỹ....
? Tất cả các hành động, việc làm trên thể hiện VN là một đất nước như thế nào?
GV: Hà Nội là thành phố được UNESCO công nhận là “thành phố hòa bình”.
 Ngày nay, nhân dân thế giới đã, đang và sẽ có nhiều hình thức BVHB.
? Em hãy cho biết một số hình thức BVHB?
VD: VN và TQ đã đàm phán về Vịnh Bắc Bộ và quần Đảo Hồng Sa.
? Để BVHB chúng ta phải làm gì?
? HS phải làm gì để góp phần BVHB?
HĐ3: Luyện tập
- Bài tập 2- sgk
- Tình huống: Nếu có một bạn trong lớp luôn gây gỗ, trêu chọc với mọi người, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Đọc vấn đề sgk
- Chiến tranh đã để lại hậu quả rất to lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
- Người dân VN nói riêng và nhân dân tiến bộ thế giới nói chung luôn phản đối chiến tranh.
- Để đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người, tăng cường sự đồn kết, hợp tác giữa các dân tộc.
- CTCN: chống lại thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc... (VD: VN)
- CTPN: Đi xâm lược nước khác, tranh dành quyền lợi (về kinh tế, văn hóa...) (VD: Hoa Kì)
- HS cả hai nhóm cùng ghi lên bảng (nhóm nòa trong thời gian 3 phút mà ghi đực nhiều ý đúng hơn thì nhóm đó thắng cuộc).
- Trả lời
- HS đọc phần ... 2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc kết hôn đối với các dân tộc thiểu số.
? Đối với tình yêu và hôn nhân, chúng ta cần phải làm gì?
HĐ2: Luyện tập.
 Làm bài tập sgk.
- N1: bài 4
- N2: bài 5
- N3: bài 6
- N4: bài 7
- Trả lời.
- Đọc.
- Trả lời.
- Đọc.
- Sinh ra dễ bị dị hình, bệnh tật, đồng thời không phù hợp với đạo lí của người VN.
- Trả lời.
- Có đăng kí kết hôn, kết hôn tự nguyện, kết hôn đúng tuổi quy định, thực hiện tốt chính sách dân số...
- Vùng nông thôn, đặc biệt là ở các miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.
- Cướp vợ; xem tuổi; thách cưới....
- Phát huy, học tập và làm theo những trường hợp thực hiện tốt.
- Phê phán, ngăn chặn những trường hợp chưa thưc hiện tốt.
- Trả lời.
- Thảo luận xong các nhóm ghi câu trả lời ra giấy khổ lớn rồi dán lên bảng (hoặc cho đại diện nhóm đọc to trước lớp) -> GV kết luận.
2. Nội dung bài học:
- Quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân:
+ Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn; kết hôn do hai bên tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cấm kết hôn đối với các trường hợp:
-> Người đang có vợ hoặc có chồng.
-> Người mất năng lực hành vi dân sự.
-> Cùng dòng máu trực hệ, họ hàng trong phạm vi 3 đời.
-> Giữa cha và con, bố chồng và con dâu, mẹ vợ với con rể...
-> Giữa những người có cùng giới tính.
+ Vự chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và phải tôn trọng lẫn nhau.
- Chúng ta phải thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
3. Bài tập:
 Làm bài tập sgk.
4. Củng cố : Nêu quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân theo PL VN?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Ghi bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị trước bài 13.
liªn hÖ theo ®t 01689218668 
Tuần 24 Ngày soạn: 
Tiết 23: 
Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức:
HS hiểu được:
	- Thế nào là quyền tự do kinh doanh.
	- Thuế là gì và ý nghĩa, vai trò của thuế.
	- Quyền và nghĩa vụ của CD trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế.
	2. Kĩ năng:
	Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh và thuế; biết vận động gia đình tực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
	3. Thái độ:
	Tôn trọng, ủng hộ chủ trương của Nhà nước và quy định cuẩ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.
II. Phương tiện: 
	 - Hiến pháp 1992 - điều 57 và 80.
	 - Bộ luật Hình sự - điều 157.
	 - Một số VD liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: 
? Nêu quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân theo PL VN?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề (sgk)
* Thảo luận nhóm:
- N1+3: Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh.
GV: Như vậy, nhân vật "X" trong vấn đề 1 là VPPL về tự do kinh doanh.
- N2+4: Theo em, vì sao Nhà nước ta lại qui định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?
GV: Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, do đó một số mặt hàng cũng đã giảm mức thuế suất hoặc cắt bỏ thuế suất để phù hợp với quy định chung của Tổ chức này.
HĐ2: Tìm hiểu NDBH:
? Em hiểu thế nào là tự do kinh doanh?
GV: Kinh doanh có 3 hoạt động cơ bản: sản xuất; dịch vụ, trao đổi hàng hóa (lưu thông hàng hóa).
? Thế nào là sản xuất?
? Trao đổi hàng hóa là gì? (lưu thông hàng hóa)
? Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
? Theo em, có phải CD có quyền buôn bán, sản xuất bất cứ mặt hàng nào cũng được hay không?
? Như vậy, tự do kinh doanh nhưng phải thực hiện như thế nào?
? Thế nào là KD tuân theo quy định của PL và sự quản lí của Nhà nước.
? Tại sao kinh doanh phải tuân theo PL và sự quản lí của Nhà nước?
? Thuế là gì?
? Những công việc chung nhà nước dùng thuế để thực hiện là những việc nào?
? Em hãy nêu một số loại thuế mà em biết?
GV: Mỗi loại thuế đều có mức thuế suất khác nhau (tính theo %) tùy mặt hàng, thu nhập... (VD theo vấn đề 2 -sgk). Hiện nay, nhà nước đã thực hiện thuế thu nhập cá nhân (đối với những người có thu nhập cao trên 5 triệu đồng/tháng)
? Những người nào được nhà nước giảm hoặc miễn thuế?
? Thuế có tác dụng gì?
GV: nếu không có thuế thì cơ cấu kinh tế không phát triển hợp lí, thị trường không ổn định. VD: hàng hóa nước ngồi tràn vào quá nhiều sẽ làm kìm hãm hàng hóa trong nước hoạc các ngành phát triển mạnh sẽ lấm át các ngành khác...
? CD có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế?
HĐ3: Luyện tập:
- Đọc
- Kinh doanh không đúng ngành, mặt hàng ghi giấy phép; kinh doanh hàng cấm; buôn lậu; trốn thuế; SX buôn bán hàng giả...
- Khuyến khích phát triển SX trong nước và xuất khẩu hàng hóa; khuyến khích phát triển những ngành, hàng cần thiết (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp)
- Những mặt hàng nhập khẩu xa xỉ, không cần thiết thì đóng thuế cao (hạn chế nhập khẩu để các ngành, các loại hàng hóa tương tự trong nước phát triển).
- Trả lời.
- Làm ra sản phẩm, hàng hóa (của cải vật chất).
- DV là hoạt động phục vụ cho nhu cầu con người, xã hội (ăn uống, giải trí, thời trang...)
- Đem hàng hóa ra trao đổi, buôn bán.
- Trả lời.
- Không được (chỉ những mặt hàng PL cho phép...)
- Tuân theo PL
- HS đọc điều 57 - HP 1992 (sgk)
- Kê khai đúng số vốn; kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng ghi trong giấy phép; không SX, buôn bán hàng cấm, hàng giả... (đọc điều 157 - Bộ luật Hình sự - sgk)
- Để người kinh doanh biết được quyền và nghĩa vụ; biết được kinh doanh cái gì, không được kinh doanh cái gì, hạn chế sự xâm hại lẫn nhau, đừng tùng ngành kinh tế và nền kinh tế phát triển đúng hướng.
- Trả lời.
- An ninh quốc phòng, trả lương cho công chức, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ...
- Thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thủy lợi phí, thuế doanh thu (SX, xây dựng, vận tải), thuế thu nhập cá nhân...
- Người già, tàn tật, thu nhập quá thấp.
- Trả lời.
- Nhận biết, tố cáo những hành vi vi phạm PL về TD KD; biết vận động gia đình và mọi xung quanh đóng thuế theo quy định của nhà nước.
- HS làm -> GV hướng dẫn và kết luận.
1. Tìm hiểu vấn đề (sgk)
2. Nội dung bài học:
- Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi.
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của CD được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
 Tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo quuy định của PL và sự quản lí của Nhà nước.
- Thuế là một phần trong thu nhập mà CD và tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách của Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
- CD phải sử dụng đúng quyề TD KD và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
3. Bài tập:
 Làm bài tập SGK
4. Củng cố : Đưa ra một tình huống (bài 2- sgk) để HS giải quyết.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Ghi bài tập vào vở. 
- Chuẩn bị trước bài 14.
liªn hÖ theo ®t 01689218668 
Tuần 25 Ngày soạn:
Tiết 24: 
Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức:
HS hiểu được:
	- Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
	- Nội dung quyền, nghĩa vụ lao động cảu công dân.
	2. Kĩ năng:
	Biết được các loại hợp đồng lao động; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
	3. Thái độ:
	- Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
	- Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, của lớp.
II. Phương tiện: 
	 - Hiến pháp 1992 .
	 - Bộ luật Lao động 2002.
	 - Một số VD liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: 
? Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự doa kinh doanh?
? Thuế là? Vai trò của thuế?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
? Em hãy cho biết suy nghĩa của mình về việc làm của ông An?
? Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hồng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao?
? Chị Ba có thể tự ý thôi việc không? Như vậy có phải là VP hợp đồng lao động không?
GV: Bên nào vi phạm hợp đồng lao động thì bên đó phải bồi thường thiệt hại (ví dụ)
* Có 3 loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn(từ 12 đến 36 tháng).
- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới 12 tháng).
* Thảo luận nhóm:
- N1+3: Theo em, quyền lao động của CD được thể hiện như thế nào?
- N2+4: Theo em, tại sao nói lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của CD?
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học:
? Lao động là gì?
GV: Nếu không lao động thì con sẽ không làm ra của cải vật chất, giá trị tinh thần -> đời sống gặp khó khăn, đất nước kém phát triển.
? Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của CD?
GV: Tất cả mọi quyền lợi đều di liền với nghĩa vụ và trong Lao động cũng vậy.
HĐ3: Luyện tập:
 Làm bài 1 - sgk.
- Tạo công ăn việc làm cho Thanh niên, có thu nhập ổn định -> góp phần vào sự phát triển đất nước.
(đọc điều 5 - Luật Lao động - sgk)
- Được côi là hợp đông lao động, vì:
+ Có sự thỏa thuận giữa hai bên: Chị Ba là người lao động, CT Hồng Long là người sử dụng lao động.
+ Bản cam kết thể hiện được các nội dung chính của hợp đồng lao động như: nội dung công việc, tiền công, thời gian làm việc
- Không thể tự ý thôi việc mà không báo trước. Vì như vậy là đã vi phạm cam kết (hợp đồng lao động)
- Tự sử dụng sức lao động của mình để học nghề, kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích.
- Quyền: được lựa chọn việc làm, ngành nghề
- Nghĩa vụ: để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
- Trả lời.
(HS đọc Tư liệu tham khảo ở SGK - Ý 1).
- Trả lời.
- HS đọc điều 20 - Bộ luật Lao động (GV viết ra bảng phụ)
- Ý đúng: a, b, đ, e
1: Tìm hiểu vấn đề (SGK):
2. Nội dung bài học:
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
- Quyền và nghĩa vụ lao động của CD:
+ Quyền: CD có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình đẻ học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Nghĩa vụ: CD lao động để nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội; duy trì và phát triển đất.
3. Bài tập:
Làm bài 1 - sgk.
4. Củng cố : 
	- Lao động là gì? Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của CD?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Xem tiếp NDBH để tiết sau học tiếp. ..........................................
.................................................................................................................................
liªn hÖ theo ®t 01689218668 hoÆc 0943926597 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam GDCD93cot chuan moi.doc