Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Lê Thanh Hiến - Trường THCS Long Mỹ

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Lê Thanh Hiến - Trường THCS Long Mỹ

A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm

 1. Về Kiến thức:

 - Thế nào là CNH – HĐH.

 - Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

 - Giải thích vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

 - Xác định được trách nhiệm tranh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

 

doc 56 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Lê Thanh Hiến - Trường THCS Long Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lư Thanh Hiển.
THCS TT Long Mỹ
Ngày soạn: 10.11.2011.
Tuần : 20
Tiết : 20
Bài 11: ĐỌC THÊM
“ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”. (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm 
 1. Về Kiến thức:
 - Thế nào là CNH – HĐH.
 - Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 - Giải thích vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 - Xác định được trách nhiệm tranh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 2. Về kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân đề có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong tương lai.
 3. Về thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước..
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
 C. Chuẩn bị: 
- Của giáo viên: Bài giảng, SGK, , trực quan, tích cực, liên hệ thực tế, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan.
 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 Sửa bài thi học kỳ I.
 III. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’ )
 Bác Hồ đã từng nói với thanh niên” Thanh niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên.”
 Câu nói của Bác nhắn nhủ thanh niên điều gì?.
 Để thấy rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm thanh niên chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
8’
10’
10’
4’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi.
HS đọc phần đặt vấn đề.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Trong bức thư của đồng chí tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ Cách mạng nước ta do Đại hội IX của Đảng đề ra là gì?.
- Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước qua bài phát biểu của đồng chí tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
- Sau khi đọc xong bức thư của đồng chí tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên em có suy nghĩ gì?.
- Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay đòi hỏi thanh niên phải học tập và rèn luyện như thế nào?.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận và chuyển ý.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
. Mục tiêu: HS hiểu thế nào vế CNH – HĐH và ý nghĩa của nó.
GV: đặt nhiều câu hỏi cho HS trả lời.
- Chúng ta thực hiện CNH – HĐH để làm gì?.
- Yêu cầu của người lao động trong thời đại CNH – HĐH.
- Yếu tố quyết định CNH – HĐH.
- Em hiểu thế nào là CNH – HĐH?.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV kết luận chung.
Kết thúc tiết 1.
* CNH – HĐH là:
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất và các hoạt động xã hội.
- Nâng cao năng suất, nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Xóa dần khoảng cách thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi. 
* Ý nghĩa: 
- CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm.
- Tạo tiền đề phát triển về mọi mặt.
- Thực hiện được mục tiêu chung.
* Yêu cầu của người lao động:
- Phải có trình độ nhất định.
- Lao động tự giác, kỷ luật, năng động sáng tạo.
- Tác phong công nghiệp.
* Yếu tố quyết định: Con người và chất lượng nguồn lao động.
VI. Củng có: ( 3’ )
 - Em hiểu thế nào là CNH – HĐH.
 - Ý nghĩa của CNH - HĐH là gì?
 V. Dặn dò: ( 2’ )
 Học bài và xem tiếp phần còn lại của bài. 
Bổ sung:...
......
..
..
Ngày soạn: 10.11.2011.
Tuần : 21.
Tiết : 21.
Bài 11: ĐỌC THÊM
“ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”. (Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm 
 1. Về Kiến thức:
 - Thế nào là CNH – HĐH.
 - Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 - Giải thích vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 - Xác định được trách nhiệm tranh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 2. Về kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân đề có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong tương lai.
 3. Về thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước..
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
 - Của giáo viên: Bài giảng, SGK, , trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
C. Chuẩn bị: SGV, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan.
 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 1. Em hiểu thế nào là CNH – HĐH?.
 2. Chúng ta thực hiện CNH – HĐH để làm gì?.
 3.Yêu cầu của người lao động trong thời đại CNH – HĐH.và nêu yếu tố quyết định CNH – HĐH.
 III. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’ )
 Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước.
 HS trả lời. GV bổ sung chuyển ý vào bài.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
10’
10’
7’
5’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:
. Mục tiêu: nêu được trách nhiệm, nhiệm vụ của thanh niên.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
- Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận chung.
. Mục tiêu nêu được phương hướng phấn đấu.
GV Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em.
HS trả lời cá nhân
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận chung.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS làm được bài tập.
GV cho HS làm BT 1, 2.
I. Trách nhiệm của thanh niên:
 - Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị.
 - Có lối sống lành mạnh.
 - Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
 - Tham gia lao động sản xuất, tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II. Nhiệm vụ của thanh niên:
- Rèn luyện toàn diện.
- Xác định lý tưởng đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập, lao động
III. Phương hướng:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tích cực trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh..
VI. Củng cố: ( 3’ )
 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
 2. Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại, đọc trước bài 12 “ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”.
Bổ sung:...
......
..
..
.
Ngày soạn: 02.01.2012.
Tuần: 22.
Tiết:22.
Bài 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN. ( Tiết 1 ).
A.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh.
 1.Về kiến thức: 
 - Hiểu được hôn nhân là gì?.
 - Nêu được các quyền của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
 - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
 - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
 2. Về kỹ năng:
 Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.	
 3. Vế thái độ:
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.	
 - Không tán thành việc kết hôn sớm.
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
C. Chuẩn bị:
 - Của giáo viên: Bài giảng, SGK, SGV, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan.
 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 Nhiêm vụ của thanh niên – học sinh trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 III. Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1’ )
 Ngày 1/10 có một vụ tự tử ở Sơn La. Được biết nguyên nhân là do cho cha mẹ một cô con gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ mịnh cô đã tự tử, vì không muốn lập gia đình sớm, đồng thời trong thư cô để lại cho gia đình trước khi tự tử, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định trong tương lai.
 Các em có suy nghĩ gì về cái chết của cô gái, trách nhiệm đó thuộc về ai.
 Để giúp cho các em hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
15’
7’
8’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi.
HS đọc phần đặt vấn đề.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Nêu những sai lầm của T và K, M và H trong hai câu chuyện trên.
- Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các trường hợp trên.
- Bài học rút ra cho bản thân qua hai câu chuyện trên.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV Gợi ý việc kết hôn chư đủ tuổi gọi là tảo hôn.
GV kết luận và chuyển ý.
* Hoạt động 3: Quan điểm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân:
. Mục tiêu: HS hiểu tình yêu chân chính, đúng pháp luật, những sai trái thương gặp trong tình yêu. 
GV gọi HS trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là tình yêu chân chính.
- Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?.
- Thế nào là hôn nhân trái với pháp luật?.
- Những sai trái thường gặp trong tình yêu.
HS liên hệ thực tế, sự hiểu biết của mình để trả lời.
GV liệt kê các ý kiến và kết luận. định hướng ở tuổi HS THCS về tình yêu và hôn nhân.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là hôn nhân.
Qua phân hoạt động 3 GV gợi ý HS trao đổi, rút ra nội dung bài học.
HS trả lời câu hỏi sau:
- Hôn nhân là gì?.
HS trả lời.
GV kết luận khái niệm.
. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là tình yêu chân chính.
-Vì sao, nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc.
HS trả lời rút ra được ý nghĩa của tình yêu chân nhính đối với hôn nhân. 
GV giải thích lấy ví dụ thế nào là tự nguyện, bình đẳng..
 Được pháp luật có nghĩa là thủ tục đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã, phường( luật hôn nhân gia đình).
GV kết luận tiết 1.
I. Hôn nhân là gì?.
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được pháp luật thừa nhận.
II. Ý nghĩa của tình yêu chân chính:
 - Cơ sở quan trọng của hôn nhân.
 - Chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc.
VI. Củng cố: ( 3’ )
 1. Hôn nhân là gì?.
 2. Ý nghĩa của tình yêu chân nhính đối với hôn nhân. 
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và xem trước phần còn lại của bài.
Bổ sung:...
......
..
..
.
Ngày soạn: 07.01.2012.
Tuần: 23.
Tiết:23.
Bài 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN. ( Tiết 2 ).
A.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh.
 1.Về kiến thức: 
 - Hiểu được hôn nhân là gì?.
 - Nêu được các quyền của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
 - Kể đượ ... iữa đạo đức và pháp luật.
 3. Ý nghĩa của sống của đạo đức và tuân theo pháp luật.
 4. Trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện như thế nào để sống của đạo đức và tuân theo pháp luật.
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại và tiết tới thực hành về chủ đề:“ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước”. 
Bổ sung:...
.............
.... 
Ngày sọan: 04.4.2012.
Tuần : 34
Tiết : 34
THỰC HÀNH VỀ CHỦ ĐỀ “
“ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP 
CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”.
A.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong tiết thực hành HS nắm 
 1.Về Kiến thức:
 - Nêu được vai trò của thanh niện trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 - Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 - Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH.
 2. Về kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện thân thể của bản thân để có khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH – HĐh đết nước trong tương lai.
 3. Về thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH.
B.Chuẩn bị.
 1.Của giáo viên: Bài giảng, SGK, SGV, phiếu học tập, các ví dụ có liên quan 
 2.Của học sinh: tập, sách, dụng cụ học tập.
C. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 1. Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
 2. Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
 3. Ý nghĩa của sống của đạo đức và tuân theo pháp luật.
III. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2’ )
 Bác Hồ đã từng nói với thanh niên:” Thanh niên là người tiếp sức mạnh của thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh là một phần do các thanh niên”.
 Câu nói của Bác Hồ muốn nhắn nhủ thanh niên điều gì?.
 HS trả lời. Gv dẫn dắt vào bài.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
5’
28’
* Hoạt động 2: Thảo luận.
. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi thảo luận. 
GV cho HS thảo luận các câu hỏi. 
1/Hãy nêu vị trí và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
2/- Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
3/.Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH.
HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.
HS cả lớp nhận xét.
GV kết luận chung.
I. Vị trí, vai trò của thanh niên:
 - Đảm đượng trách nhiệm lịch sử, kế thừa và phát huy những thành quả của ông cha để lại.
 - Lực lượng nồng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam, hào khí dân tộc.
 - Quyết tam xóa tình trạng nghèo và kém phát triển.
 - Thực hiện thắng lợi CNH – HĐH.
II. Giải thích:
 HS giải thích được thanh niên giữ vai trò nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước vì thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt, có sức khỏe, có trí thức, giàu ước mơ, nhiệt quyết; vì họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.
III. Trách nhiệm của thanh niên: 
- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật.
- Tu dưỡng chính trị, đạo đức, lối sống.
- Rèn luyện sức khỏe.
- Tích cực tham gia hoạt đđộng chính trị, xã hội.
- Tham gia lao dộng sản xuất; phát triển phảm chất và năng lực của người lao động mới.
VI. Củng cố: ( 2’ )
 GV nhận xét việc thảo luận của HS vế ý thức tổ chức kỷ luật, những ưu khuyết điểm trong tiết thảo luận. 
V. Dặn dò: ( 2’ ) Xem lại tất cả các bài và bài tập đã học trong học kỳ 2 tiết sau ôn tập.
Bổ sung:...
.............
.... 
Ngày soạn: 10.4.2012.
Tuần: 35.
 Tiết: 35.	
	 	ÔN TẬP HỌC KÌ II.
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về Kiến thức: 
 Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
 2. Về kỹ năng: 
 HS biết vận dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra học kỳ 2 và áp dụng vào thực tế cuộc sống. 
 3. Về thái độ: 
 HS biết sống, làm việc theo các chuẩn mực về quyến và nghĩa vụ công dân, quyền và trách nhiệm của nhà nước.
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
C. Chuẩn bị:
 1. Của giáo viên: Các câu hỏi và các tình huống có liên quan. 
 2. Của học sinh: tập, sách, dụng cụ học tập, ôn lại nội dung các bài đã học.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: ( 1'). 
 Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh..
 II. Kiểm tra bài cũ: (4').
 Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 III. Bài mới.
 * Giới thiệu bài (1'): Gv nêu lí do của tiết học ôn tập.
 * Triển khai tiết ôn tập: ( 35’)
GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi chủ yếu:
 1. Em hiểu thế nào là CNH – HĐH. 
 2. Trách nhiệm của thanh niện trong sự nghiệp CNH – HĐH.
 3. Hôn nhân Là gì?. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính. Nêu ý nghĩa của nó. 
 4. Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân Viêt Nam?. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
 5. Thuế là gì?. Ý nghĩa của thuế.
 6. Kinh doanh là gì?.Quyền tự do kinh doanh.
 7. Lao động là gì?. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lao động. Những quy định của bộ luật lao động đối với người chư thành niên.
 8. Vi phạm pháp luật là gì?. Các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ.
 9. trách nhiệm pháp lý là gì?. Các loại vi phạm pháp lý. Cho ví dụ.
 10. Nôi dung, phương thức, ý nghĩa, điều kiện quyền tham gia nhà nước và tổ chức xã hội.
 11. Vì sao phải bảo vệ Tổ Quốc?. Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nôi dung nào.
 12. Hiểu thế nào là sống có đạo đức vả tuân theo pháp luật?. Mối quan hệ của nó.
 13. GV đưa ra vài tình huống có liên quan với các bài đã học.
* Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bảy.
* Các nhóm khác có ý kiến Gv nhận xét chung.
IV. Củng cố: ( 2') 
 Nhận xét về ưu, khuyết điểm của tiết ôn tập. 	
 V. Dặn dò: ( 2')
 Học kỹ bài và xem lại các bài tập để chuẩn bị thi kỳ 2..
Bổ sung:...
.............
.... 	
* TUẦN 36 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HỌC SINH ĐƯỢC NGHỈ.
Ngày soạn: 15.4.2012.
Tuần: 37.
Tiết: 37.
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. Mục tiêu bài học: Qua bài kiểm tra học sinh nắm.
 1. Về kiến thức: 
 Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
 2. Về kỹ năng: 
 HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
 3. Về thái độ: 
 HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Phương pháp:
 Tự luận.
C. Chuẩn bị: 
 1. Của giáo viên: soạn và ra đề kiểm tra
 2. Của học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục.
 2. Nội dung đề thi:
CÂU HỎI:
 1. Vi phạm pháp luật là gì? Các loại vi phạm pháp luật.Cho ví dụ .( 2 đ ).
 2. Em hiểu thế nào là công nghiệp hóa – hiện đại hóa?. Nêu trách nhiệm của thanh niên và học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. ( 2 đ ).
 3. Nội dung, phương thức của quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.?. ( 2 đ ).
 4. Lao động là gì?. Quy định của bộ luật lao động đối với người chưa thành niên. ( 2 đ )
 5. Ngày 26/02/2009. Đài truyền hình Việt Nam đã đưa tin một số hộ dân ở huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau đã phá rừng phòng hộ để nuôi tôm. Có ý kiến cho rằng đó là quyền tự do kinh doanh của công dân. Em suy nghĩ như thế nào về quan điểm đó. ( 2 đ )
Sơ đồ ma trận:
Câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1/3 Câu 1 và 1/2 câu 2, 1/2 câu 4
. Vi phạm pháp luật là gì? 
. Em hiểu thế nào là công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
. Lao động là gì?.
1/3 câu 1, 1/2 câu 2, câu 3, 1/2 câu 4.
. Các loại vi phạm pháp luật.
. Nêu trách nhiệm của thanh niên và học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 
. Nội dung, phương thức của quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.?.
. Quy định của bộ luật lao động đối với người chưa thành niên.
1/3 Câu 1 và câu 5
. Cho ví dụ vi phạm pháp luật.
. Tình huống.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.
1. Vi phạm pháp luật ( 1 đ )
 Vi phạm pháp luật là hành vi làm trái pháp luật có lổi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 * Các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ ( 1 đ ).
	 + Vi phạm pháp luật hình sự. Ví dụ HS tự cho.
 + Vi phạm pháp luật hành chính. Ví dụ HS tự cho.
 + Vi phạm pháp luật dân sự. Ví dụ HS tự cho.
 + Vi phạm kỷ luật. Ví dụ HS tự cho.
2. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. ( 1 đ ).
 - Là quá trình chuyển từ văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp.
 - Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại váo các lĩnh vực trong cuộc sống.
 - Nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
 - Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền núi.
* Trách nhiệm của thanh niên và học sinh: ( 1 đ ).
 - Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị.
 - Có lối sống lành mạnh, có ý thức rèn luyện sức khỏe.
 - Tham gia lao động sản xuất.
 - Tham gia hoạt động tập thể và hoạt dộng xã hội..
3. Nội dung, phương thức của quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân..
 * Nội dung: ( 1 đ )
 - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội.
 - Tham gia bàn bạc công việc chung.
 - Tham gia thực hiện, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.
 * Phương thức thực hiện ( 1 đ ).
 - Trực tiệp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lý nhà nước, xã hội.
 - Gián tiếp: Thông qua đại biểu của dân, thùng thư góp ý, qua phương tiện thông tin đại chúng..
4. Khái niệm lao động: ( 1 đ ).
 Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
 Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển đất nướ và nhân loại.
* Quy định của bộ luật lao động đối với người chưa thành niên. ( 1 đ ).
 - Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
 - Cấm sử dung người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
 - Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
5. Học sinh có nhiều cách trả lời khác nhau, nhưng cơ bản cần có các ý: mỗi ý 1 đ.
 - Không đồng ý với quan điểm đó. Vì rừng là tài sản quốc gia, sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái và giá trị to lớn đối với nền kinh tế, gắn liền với đời sống nhân dân.Chặt phá rừng là hành vi vi phạm pháp luật. ( 1 đ ).
 - Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng có nghĩa vụ tuân theo quy định của nhà nước, không được khai thác nguồn lợi này mà làm cạn kiệt nguồn lợi khác. Chính vì vậy việc phá rừng để nôi tôm là không đúng, là vi phạm pháp luật. ( 1 đ ).
 	3. Học sinh làm bài giáo viên theo dõi uốn nắn xủ lý kịp thời các sai trái, thu bài và nhận xét tiết kiểm tra kỳ 2 .
3. Kết thúc:
HS tiến hành làm bài, GV thu bài và nhận xét..
Bổ sung:...
.............
.... 
	Hết chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 HKII.doc