Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 - 2011 học kì 2

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 - 2011 học kì 2

 1. Kiến thức:

 - Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

 - Nêu được các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hộicuar công dân.

 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

 - Nêu được ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

 

doc 21 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 - 2011 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 
Ngày giảng:..
Tiết: 29 - Bài 16:
Quyền tham gia quản lí nhà nước, 
quản lí xã hội của công dân
 (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: 
	- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
	- Nêu được các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hộicuar công dân.
	- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
	- Nêu được ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
2. Kỹ năng:
	- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân phù hợp lứa tuổi.
3. Thái độ:
 	- Tự giác, tích cực tham gia các công việc của trường, lớp và địa phương phù hợp khả năng.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: 
- Hiến pháp 1992 luật khiếu nại, tố cáo, luật bầu cử đại biểu quốc hội, luật bầu cử HĐND
2. Chuẩn bị của trò: 
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số:....................................
2. Kiểm tra bài cũ: 3'
	? Trách nhiệm pháp lí là gì? ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí?
3. Giảng bài mới:
	a) Giới thiệu bài mới: 5'
	? ở lớp 6,7,8 các em đã học người công dân có các quyền cơ bản nào?
	? Vì sao mỗi người công dân có được các quyền đó?
	? Ngoài những quyền nêu trên, người công dân có còn quyền nào khác không?
	Để tìm hiểu thêm các quyền khác nữa của công dân..........
	b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS khai thác nội dung phần đặt vấn đề.25'
* Mục tiêu:
- Qua ND khai thác phần đặt vấn đề giúp HS tìm hiểu ND bài học.
*) Các tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh đọc tình huống (sgk – 57)
- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận cá nhân.
? Những qui định trên thể hiện quyền gì của người công dân?
? Nhà nước qui định những quyền đó như thế nào?
? Nhà nước ban hành những qui định đó để làm gì?
*) Giáo viên kết luận: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân có quyền có trách nhiệm giám sát hoạt động cảu các cơ quan, tổ chức nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thự thi công vụ.
? Em hãy lấy ví dụ thực hiện quyền này của công dân?
 - Tham gia góp ý kiến xây dựng hiến pháp, pháp luật.
 - Tham gia sửa đổi, bổ xung xây dựng hiến pháp, pháp luật.
 - Chất vấn đại biểu quốc hội về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
 - Tố cáo, khiếu nại, những việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước.
 - Bàn bạc, quyết định, chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
 - Xây dựng các qui ước của xã, thôn về nếp sống văn minh và chống tệ nạn xã hội.
? Lấy ví dụ về việc thực hiện quyền này của học sinh?
 - Góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có ma tuý.
 - Bàn bạc, quyết định việc quan tâm tới học sinh nghèo vượt khó.
 - ý kiến với nhà trường về tình trạng học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp.
đ Giáo viên bổ sung, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.10'
+ Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung bài học.
+ CTH:
- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm.
? Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Có ví dụ minh hoạ?
 - Các nhóm trình bày phần thảo luận.
 - Lớp nhận xét.
 đ Giáo viên kết luận.
A. Đặt vấn đề:
- Những qui định thể hiện quyền:
 + Tham gia góp ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung 1 số điều cảu hiến pháp 1992.
 + Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc cảu xã hội
- Những qui định đó là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Những qui định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực
B. Nội dung bài học:
 1. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội.
- Tham gia bàn bạc công việc chung
- Tham gia việc thực hiện và giám sát đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước, xã hội.
4. Củng cố:5'
	- Giáo viên tổ chức học sinh làm bài tập 1 (sgk - 190).
	đ Đáp án đúng: Các quyền: a, c, đ, h thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân.
 	- Giáo viên kết luận nội dung tiết 1.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho nội dung bài sau:2'
	- Về nhà học bài cũ đầy đủ phan tích tình huống 
	- Bài tập 2, 4 (SGK - 59, 60).
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 16 (tiết 2).
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 26/3/2011
Ngày giảng: 
Bài 16 – tiết 30:
Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân ( Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: 
	- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xa hội của công dân.
	- Nêu được các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hộicuar công dân.
	- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
	- Nêu được ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
2. Kỹ năng:
	- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân phù hợp lứa tuổi.
3. Thái độ:
 	- Tự giác, tích cực tham gia các công việc của trường, lớp và địa phương phù hợp khả năng.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: 
	- Hiến pháp 1992 luật khiếu nại, tố cáo, luật bầu cử đại biểu quốc hội, luật bầu cử HĐND.
2. Chuẩn bị của trò: 
	- Đọc và tìm hiểu Hiến phám 1992.
C. phương pháp:
	- Giảng bình, phân tích, liên hệ, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
D. tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sỹ số: .............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
	? Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu bài mới:
	b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.15'
Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài học
CTH:
- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm.
? Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào? Lấy ví dụ?
 + Ví dụ: - Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
 - Tham gia ứng xủ vào hội đông nhân dân.
 + Ví dụ: - Góp ý kiến xây dựng, phát triển kinh tế địa phương.
 - Góp ý kiến về việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo.
? Nhà nước tạo điều kiện, đảm bảo gì công dân?
? Công dân phải có trách nhiệm gì để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
 * Đối với bản thân:
 - Học tập tốt, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật.
 - Tham gia, góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn.
 - Tham gia các hoạt động ở địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, bài trừ các tệ nạn xã hội.
? Cho biết ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
 - Quyền làm chủ: Làm chủ tự nhiên.
 Làm chủ xã hội.
 Làm chủ bản thân.
*) Kết luận:
ị Thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK.20'
*) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS.
*) Cách tiến hành:
ii. Nội dung bài học:
1. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
2. Phương thức thực hiện:
- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội.
- Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân:
* Nhà nước: 
- Qui định bằng pháp luật
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
* Công dân:
- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện 
- Nâng cao phẩm chất năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt
4. ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước , xã hội của công dân:
- Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công việc xây dựng và quản lí đất nước.
- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội
ii. Luyện tập:
1. Bài tập 2:
(sgk - 59)
- Đáp án đúng: c
2. Bài tập 3:
(sgk – 59, 60)
4. Củng cố:5'
	- Giáo viên đọc tư liệu tham khảo- Hiến pháp 1992 điều 2, 6, 7, 8 (sgv - 94)
	- Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ nội dung bài học (sgv - 95).
ị Giáo viên kết luận toàn bài: 
	Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân là quyền chính trị quan trọng nhất, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của công dân. Công dân phải hiểu rõ nội dung quyền đó và không ngừng học tập nâng cao nhạin thức và năng lực để sử dụng hiệu quả quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:5'
	- Về nhà học bài cũ đầy đủ , biết lấy ví dụ minh hoạ.
	- Bài tập: 4, 5, 6 (sgk - 60).
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 17: "Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Bài 17 – Tiết 31
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
	- Hiểu được thế nào là phải bảo vệ tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.
	- Nêu được một số quy định trong hiến pháp 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự( sử a đổi 2005).
2. Kỹ năng:
 - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.
 	 - Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
3. Thái độ:
	- Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
	- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: 
	- Hiến pháp 1992 luật nghĩa vụ quân sự, Bộ luật hình sự 1990.
	- Tranh ảnh về các hoạt động nghĩa vụ quân sự, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
2. Chuẩn bị của trò: 
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài học.
c. phương pháp:
	- Giảng bình, phân tích, liên hệ, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:	
	- Kiểm tra sĩ số:.................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Học sinh lớp 9 có quyền tham gia, góp ý về quyền trẻ em không?
	a. Được quyền tham gia.
	b. Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo.
	? Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp cảu bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội?
3. Bài mới:
	a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:5'
	- Giáo viên giới thiệu bài thơ thần của Lí Thường Kiệt trong một đêm chờ đánh giặc Tống:
	"Sông núi nước Nam, Vua Nam ở,
	...........................đánh tơi bời".
	- Bác Hồ của chúng ta đã khẳng đinh  ... ho học sinh làm bài tập của các chủ đề trong học kì II
- Giáo viên sơ kết nội dung bài học
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Về nhà ôn tập toàn bộ chương trình học kì II (bài 14, 15, 18).
- Tiết sau kiểm tra học kì II.
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 33:
Kiểm tra học kỳ 2
(đề bài do phòng GD&ĐT ra)
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 34:
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: học sinh cần hiểu được:
	- Nêu được Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
	- Nêu được Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật?
	- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
	- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
2. Kỹ năng:
	- Biết rèn luyện bản thân theo cá chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác thực hiện ccs nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: 
	- Sưu tầm tư liệu tài liệu về tấm gương của danh nhân của đất nước, của địa phương. Những tấm gương của người tốt, việc tốt của trường, địa phương
2. Chuẩn bị của trò: 
	- Sưu tầm tư liệu, tài liệu về tấm gương tiêu biểu giới thiệu trên các thông tin đại chúng.
C. phương pháp:
	- Phân tích, vấn đáp, giảng bình, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và hoạt động cá nhân.
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số:......................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Bảo vệ tổ quốc là gì? vì sao phải bảo vệ tổ quốc 
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu bài mới:
	- Giáo viên đưa ra các hành vi sau:
	+ Chào hỏi, lê phép với thày cô
	+ Đỡ một em bé đứng dậy
	+ Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau
	+ Anh em tranh chấp tài sản kế thừa
	+ Bố mẹ kinh doanh trốn thuế
	? Hỏi: Những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực nào 
	- Giáo viên chốt lại: Thanh niên phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật....
	b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*) Hoạt động 1: Đặt vấn đề.10'
* MT: 
- Qua phần đặt vấn đề GV giúp HS rút ra nội dung bài học.
* CTH:
- Giáo viên cử hai nhóm học sinh có giọng đọc tốt ( 1nam, 1 nữ) đọc lại chuyện kể về "Nguyễn Hải Thoại".
? Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
- Biết tự trọng, tự tin, tự lập, có tâm, trung thực
- Chăm no đời sống, vật chất, tinh thần cho mọi người: ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hoá, văn nghệ
- Trách nhiện năng động, sáng tạo: (Bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ, kiến thức, mở rộng sản xuất)
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty.
? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật?
- Làm theo pháp luật.
- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỷ luật lao động.
- Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội.
- Luôn luôn phản đối, đáu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, chốn thuế, đánh cắp, đánh tráo...
? Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh?
- Động cơ thúc đẩy anh là: "Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước".
- Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là: "Sống có đạo đức và làm theo hiến pháp, pháp luật".
? Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội.
- Bản thân đạt danh hiệu: "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới".
- Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng.
- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi nên CNXH.
* Kết luận: 
Sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của giai cấp, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lai lợi ích cho tập thể. Trong đó có lợi ích cá nhân, gia đình, xã hội.
*) Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.15'
* MT:
- Thông qua phần đặt vấn đề rút ra cần sống có đạo đức và tuân thủ theo pháp luật
*) CTH:
? Em hãy lấy những ví dụ minh hoạ?
(những gương tốt, sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật)
VD: Bác sĩ Lê Thế Trung; học sinh gỏi Lê Thái Hoàng; người nông dân Nguyễn Cẩm Luỹ
? Những việc làm đó có lợi như thế nào?
(học sinh liên hệ tác dụng tích cực)
? Em lấy ví dụ minh họa những người có hành vi trái đạo đức?
VD: 
+ Tội buôn bán ma tuý (Vũ Xuân Trường).
+ Giết người, cướp của, cờ bạc (Trương Văn Tam)
+ Tham ô tài sản nhà nước (Nguyễn Đức Thi165 tỷ đồng).
+ Lã Thị Kim Oanh tham ô tài sản nhà nước.
+ Học sinh đi thi coi cóp, thi hộ.
+ Đua xe, gây rối trật tự.
? Những hành vi đó làm hại bản thân gia đình đát nước như thế nào?
(Học sinh liên hệ, hậu quả)
- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm (4 nhóm)
 Nhóm 1:
Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:
- Giáo viên nhấn mạnh: Người sống có đạo đức là người thể hiện những giá trị đạo đức:
Mọi người: Chăm lo cho lợi ích chung...
Công việc: Có trách nhiện cao...
Môi trường sống: Lành mạnh, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Có lý tưởng sống đẹp
Bản thân: Tự tin, học tập
? Cho biết mối quan hệ giữa sống có đạo đức va tuân theo pháp luật?
- Giáo viên láy ví dụ minh hoạ: Anh em tranh chấp tài sản kế thừa.
+ Anh em bất hoà (đạo đức )
+ Tào án giải quyết (pháp luật)
? Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
? Em hãy liên hệ trách nhiệm của bản thân?
* Kừt luật:
- Giáo viên kết luận chuyển ý.
*) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT.15'
* MT:
- Củng cố kiến thức đã học của HS.
* CTH:
- Giáo viên tổ chức học sinh làm bài tập (sgk – 68, 69)
- Những hành vi nào sau đây không có đạo đức và không tuân theo phấp luật:
a. Đi xe đạp hành 3, hàng 4
b. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn
c. Vô lễ với thày cô giáo
d. Làm hàng giả
đ. Quay cóp bài
e. Buôn bán ma tuý
A. đặt vấn đề:
- Tình huống: Nguyễn Hải Thoại một tấm gương về sống có đạo đức va làm việc theo pháp luật.
B. Nội dung bài học:
1. Sống có đạo đức là: 
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mức đạo đức
- Chăn lo việc chung, lo cho mọi người
- Giải quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ
- Lấy lợi ích xã hội , đan tộc làm mục tiêu sống
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích: 
2. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo quy định cảu pháp luật
3. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật: 
*) Sống có đạo đức:
- Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội qui định
*) Thực hiện pháp luật:
- Bắt buộc thực hiện những qui định của pháp luạt do nhà nước đề ra.
- Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật.
 4. Trách nhiệm của bản thân:
 - Học tập,lao động tốt
 - Rèn luyện đạo đức, tư cách
 - Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội
 - Nghiêm túc thực hiện pháp luật
D. Bài tập:
1. Bài tập 2:
(sgk – 68, 69)
- Đáp án đúng:
 + Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức: a, b, c, d, đ, e
 + Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật: g, h, i, k, e
2. Bài tập 3:
- Những hành vi không có đạo đức: c, đ
- Vi phạm pháp luật: a, b, d, e.
4. Củng cố:2'
- Giáo viên kết luận nội dung toàn bài
	(sách bài soạn - 217)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:3'
- Về nhà học bài cũ đầy đủ, biết lấy ví dụ liên hệ
- Bài tập về nhà: 1, 3, 4, 5, 6 (sgk – 68, 69)
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 35:
Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
A. Mục tiêu bài học:
 	 - Giúp học sinh hệ thống hoá được kiến thức cơ bản đã học, từ đó các em sẽ hiểu về những phẩm chất đạo đức cần có, biết được những việc làm và không được làm mà pháp luật qui định.
	- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày để trở thành công dân, học sinh tốt, được mọi người yêu quý , tin yêu.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: 
2. Chuẩn bị của trò: 
C. phương pháp:
	- Vấn đáp, giảng bình, liên hệ thực tế
D. Các bước lên lớp:
	1. ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số:........................................
	2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
	3. Bài mới:
	a) Dẫn vào bài:
	b) Các hoạt động dạy và học:
hoạt động
của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Bài 1: GV Treo bảng phụ, yêu cầu HS điền nội dung vào ô trống ở trong sơ đồ cho phù hợp:
Bài 2: Những hành vi nào sau đây là thực hiện đúng pháp luật về hôn nhân
Bài tập tình huống:
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên:
- Tham gia tích cực vào hoạt động của thanh niên trong trương học và ở địa phương em sinh sống
- Học tập tốt, rèn luyện đạo đức, lối sống theo gương những thanh niên tiên tiến và theo lời dạy của Bác Hồ để sau này trở thành công dân có ích cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Thường xuyên đọc báo, xem ti vi tìm hiểu các cuộc vận động của đoàn, của hội liên hiệp TNVN, cần tích cực tham gia vào các cuộc vận động đó
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
a. Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng
b. Hôn nhân khi nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi
c. yêu nhau tự nguyện không cần đăng ký kết hôn
d. Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế cảu công dân:
a. Đầu tư phát triển kinh tế
b. Xây dựng cầu cống, đường xá
c.xây dựng bệnh viện, trường học
d. Xây dựng quốc phòng, an ninh
đ. Mua sắm thiết bị cho cơ quan và trả lương cho công chức của bộ máy nhà nước.
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
Anh Minh và chi Huệ cùng được nhạin vào làm việc tại xí nghiệp tư nhân chuyên sản xuất giày da, với mức lương theo hợp đồng lao động là 700.000đ một tháng. Sau 1 tháng làm việc , anh Minh được giám đốc xí nghiệp trả đúng tiền công như trong hợp đồng, còn chị Huệ chỉ được trả 500.000đ với lí do là nữ nên lao động không bằng anh Minh mặc dù thực tế chị Huệ làm rất tốt.
 ? Hỏi: a. Việc giám đốc xí nghiệp trả công lao động cho chị Huệ như vậy có đúng không?
 b. Chị Huệ muốn khiếu nại với cơ quan và thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình thì phải gửi đơn đến đâu
Đáp án: Sách tình huống GDCD trang 28, 29
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân:
Điền vào ô trống xác định mối quan hệ vi phạm pháp luật với trách nhiệm pháp lí.
4. Củng cố:
	- GV củng cố theo nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
	- Ôn tập toàn bộ nội dung đã học.
	- Sưu tầm thêm các tài liệu liên quan đến các nội dung bài đã được học
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Hết chương trình

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9(5).doc