Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Chí công vô tư - Ngô Thị Lương

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Chí công vô tư - Ngô Thị Lương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là chí công vô tư.

- Kể được một số biểu hiện củachí công vô tư trong cuộc sống.

- Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Chí công vô tư - Ngô Thị Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ..
Ngày dạy: ..
Tiết 1	Bài 1 	Chí công vô tư
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là chí công vô tư.
- Kể được một số biểu hiện củachí công vô tư trong cuộc sống.
- Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chi công vô tư.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II. Nội dung
1. Thế nào là chí công vô tư.
2. ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.
3. Cách rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tấm gương, ví dụ trong thực tế.
- Bảng phụ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra:
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Các em thử hình dung xem, nếu trong xã hội, trong tập thể, ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu điều đó.
- GV ghi đầu bài lên bảng và giải thích Chí công vô tư nghĩa là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng.
* Hoạt động 1: Phân tích truyện về Tô Hiến Thành.
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu thế nào là chí công vô tư.
GV cho HS đọc truyện.
- Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi gợi ý a) trong SGK
- GV chốt lại: Trong việc dùng người, Tô Hiến Thành căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp. Điều đó chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị trong giải quyết công việc, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, không vì lợi ích riêng của bản thân. Ông là tấm gương sáng về phẩm chất chi công vô tư.
* Hoạt động 2: Thảo luận về biểu hiện của chí công vô tư và ý nghĩa của nó.
Mục tiêu: HS nhận biết được những biểu hiện khác nhau của chí công vô tư trong cuộc sống và đánh giá được ý nghĩa của phẩm chất này.
HS đọc truyện " Điều mong muốn của Bác Hồ "
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
Nhóm 1,2: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?
Nhóm 3: Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống?
Nhóm 4: Em hiểu thế nào là chí công vô tư và tác dung của nó đối với đời sống cộng đồng?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại.
+ Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM là tấm gương sáng của một người đã giành trọn đơì mình cho đất nước, cho nhân dân. Với phẩm chất đó nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác.
+ Biểu hiện của chí công vô tư: Tôn trong sự thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng.
- Không chí công vô tư: ích kỉ, tham lam, chỉ lo cá nhân mình, ức hiếp, trù dập người ngay thẳng khi họ nói lên khuyết điểm...
+ Bản chất của phẩm chất chí công vô tư là luôn luôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng mà hi sinh lợi ích chung của xã hội, tập thể, người khác.
+ Những việc làm thể hện chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
Mục tiêu: Khuyến khích nhu cầu rèn luyện ở HS
-GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng: chỉ những người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới thể hiện được được phẩm chất chí công vô tư, HS nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất này. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Là HS chúng ta rèn luyện phẩm chất này như thế nào?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV chốt lại.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân về những việc làm thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư, rút kinh nghiệm và nêu biện pháp khắc phục.
- Không tán thành ý kiến đó vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hàng ngày và ai cũng có thể thực hiện được.
- HS có thể rèn luyện phẩm chất chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hàng ngày của bản thân như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể không bao che những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhân xét đánh giá người khác....
* Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: HS nắm nội dung cốt lõi của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1
 ( SGK trang 5 ).
- HS trình bày bài làm của mình.
- Lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- HS đọc lại nội dung bài học.
- Những hành vi d,e thể hiện chí công vô tư vì Lan và bà Nga đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của mình.
- Những hành vi còn lại không thể hiện chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc vì tình cảm riêng mà sưt sự không công bằng.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 2, 3, 4.
- Thực hiện kế hoạch rèn luyện chí công vô tư.
- Chuẩn bị bài 2- Tự Chủ: Nghiên cứu trước các truyện, tình huống.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET1.doc