Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 2 năm 2010

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 2 năm 2010

. Mục tiêu bài học: Giúp HS

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tự chủ.? Biểu hiện của tính tự chủ?

- Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống?

2. Kĩ năng:

- Nhận biết và đánh giá hành vi của tính tự chủ.

- Biết hành động đúng với tính tự chủ.

 

doc 56 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 2 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Tiết 2
Bài 2: TỰ CHỦ
Soạn: 28 /8 /2010
Dạy: 30 /8 2010
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự chủ.? Biểu hiện của tính tự chủ?
- Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống?
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và đánh giá hành vi của tính tự chủ.
- Biết hành động đúng với tính tự chủ.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và ủng hộ người có hành vi tự chủ.
- Có biện pháp và kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập và trong sinh hoạt.
II. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV GDCD 9; Bài tập tình huống GDCD 9
- Truyện đọc, tranh về tấm gương tự chủ.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Chí công vô tư là gì? Nêu ví dụ về lối sống CCVT mà em đã gặp trong đời sống?
- Những người có biểu hiện như thế nào được xem là những kẻ đạo đức giả, giả danh CCVT?
2. Bài mới: ( 30 ph)
	* Giới thiệu bài: GV dùng một số tranh minh họa giới thiệu tấm gương tự làm chủ bản thân.
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
HĐ1: ( 8 ph) Thế nào là tự chủ?
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là tự chủ
b) Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự đọc và nghiên cứu một mẩu chuyện SGK/6,7 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý SGK/7
- HS làm việc theo nhóm (5 ph).
- Đại diện từng nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
c) Kết luận: GV kết luận các ý:
- Bà Tâm là một người biết kìm nén nỗi đau, vượt lên nỗi đau để sống và giúp đỡ, chăm sóc con trai, cùng những người bị nhiễm HIV khác. Còn N do không làm chủ được mình, đã bị lôi kéo vào các thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội và tự đánh mất mình.
- Tự chủ là biết làm chủ những suy nghí, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi tình huống, hoàn cảnh.
HĐ 2: ( 15 ph) Các biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các biểu hiện và ý
I. Nội dung bài học:
1. Tự chủ là gì?
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sông.
2. Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ:
Tuần: 3
Tiết 3
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT
Soạn: 05 /9 /2010
Dạy: 06 /9 2010
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là dân chủ và kỉ luật.? Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật?
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật ? Ý nghĩa của nó?
2. Kĩ năng:
- Biết giao tiếp ứng xử và phát huy được vai trò của công dân.
- Biết hành động đúng với tính dân chủ và kỉ luật.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và ủng hộ người có hành vi thể hiện dân chủ và kỉ luật.
- Có biện pháp và kế hoạch rèn luyện tính dân chủ và kỉ luât trong học tập và sinh hoạt.
II. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV GDCD 9; Bài tập tình huống GDCD 9
- Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Nêu các biểu hiện thể hiện tính tự chủ? Em sẽ làm gì khi bạn bè lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội?
2. Bài mới: ( 30 ph)
	* Giới thiệu bài: (1 ph) Vừa qua, chi đội lớp 9/2 đã tổ chức thành công Đại hội chi đội đầu năm học. Tất cả đội viên đã tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và các chỉ tiêu thi đua của năm học. Đại hội đã bầu ra BCH Chi đội gồm những bạn có năng lực thúc đẩy phong trào. Vậy, tại sao Đại hội Chi đội của lớp 9/2 lại thành công như vậy?
	Chúng ta sẽ tìm hiểu được câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
HĐ1: ( 8 ph) Thế nào là dân chủ? là kỉ luật?
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là dân chủ? thế nào là kỉ luật?
b) Cách tiến hành:
- GV chia nhóm (chẵn - lẻ); yêu cầu mỗi nhóm tự đọc và nghiên cứu một mẩu chuyện SGK/9,10 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý SGK/7 (nhóm chẵn mẩu chuyện 1, nhóm lẻ mẩu chuyện 2.)
- HS làm việc theo nhóm (5 ph).
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS đã trình bày lên bảng.
c) Kết luận: GV kết luận các ý:
- Lớp 9/A đã phát huy tốt tính dân chủ thể hiện ở chỗ mọi người cùng được tham gia bàn bạc, ý thức tự giác, đề ra biện pháp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Còn việc làm của ông giám đốc thiếu dân chủ.
- Bên cạnh tính dân chủ, lớp 9/A đã thực hiện tính kỉ luật rất tốt, thống nhất được hành động và luôn nhắc nhở, đôn đốc.
* GV ?Vậy em hiểu thế nào là dân chủ? thế nào là kỉ luật?
* HS: Trả lời và bổ sung..
GV chốt lại kiến thức và gọi HS đọc mục 1 nội dung bài học.
* GV lưu ý cho HS: Việc dân chủ quá trớn của một bộ phận (sự tùy tiện trong ngôn luận, trong hành động) là yếu tố gây mất đoàn kết, mâu thuẫn.
HĐ 2: Xác định mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. Tác dụng của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật.
b) Cách tiến hành: 
-* GV ? Qua việc kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9/A, cho biết dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
? Nêu tác dụng của việc kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9/A?
* HS: Thảo luận nhóm “Khăn trải bàn”. Các nhóm trình bày và bổ sung.
* GV cho HS tự liên hệ việc xây dựng kế hoạch và tuân thủ nội quy của lớp mình.
c) Kết luận: GV chốt lại dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ biện chứng và có tác dụng lớn trong việc thực hiện kế hoạch của tập thể, của cộng đồng. đạt chất lượng, hiệu quả.
HĐ 3: Liên hệ thực tế tìm biểu hiện thiếu dân chủ và thiếu kỉ luật. (Trò chơi)
a) Mục tiêu: Giúp HS rút ra phương pháp rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật.
b) Cách tiền hành:
*GV tổ chức Trò chơi và hướng dẫn HS:
- Chia lớp làm 4 nhóm lớn, chơi trò chơi tiếp sức tìm biểu hiện thực tế: Nhóm 1, 3 tìm biểu hiện thiếu dân chủ; nhóm 2, 4 tìm biểu hiện thiếu kỉ luật.
* HS: các nhóm lần lượt tìm biểu hiện và chạy lên bảng điền vào cột quy định dành cho nhóm mình. Mỗi HS chỉ ghi được 1 biểu hiện.
(Thời gian 4 ph)
* GV nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi và tuyên dương nhóm tìm nhiều biểu hiện hơn.
GV? Vậy theo em, chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật như thế nào?
*HS tự trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại phương pháp rèn luyện cho HS.
I. Nội dung bài học:
1. Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì?
- Dân chủ là mọi người làm chủ công việc của tập thể và xã hội; mọi người phải được biết, được tham gia bàn bạc,góp phần thực hiện và giám sát công việc chung.
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức 
xã hội để tạo ra sự thống nhất hành động đạt hiệu quả vì mục tiêu chung,
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
Tác dụng của chúng.
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
+ Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung.
+ Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả.
- Tác dụng:
+ Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý thức và hành động để nâng cao chất lượng, hiệu quả.
+ Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
+ Xây dựng được mới quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Phương pháp rèn luyện:
- Tự giác chấp hành kỉ luật.
- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
- Học sinh phải biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo; thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường và phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật.
3. Luyện tập - củng cố: (8 ph)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và rèn kĩ năng, hành vi, thái độ về tính dân chủ và kỉ luật trong mọi hoạt động.
b) Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS giải các bài tập SGK/11.
- HS thảo luận nhóm bàn để tìm cách giải và trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV tuyên dương những cá nhân, nhóm giải đúng (đánh giá cho điểm)
c) Kết luận: 
- BT1: Những việc làm thể hiện tính dân chủ là: a, c, d . Giải thích phù hợp với khái niệm.
- BT2: HS tự kể (Liên hệ với việc thực hiện nội quy trường, lớp của bản thân).
-BT3: HS dựa vào khái niệm và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật để phân tích sức mạnh của nó.
4. Đánh giá: (3 ph)
- GV nêu vấn đề: Đầu năm học, bất kì trường học nào cũng tổ chức cho HS học tập nội quy. Có bạn cho rằng mấy điều nội quy năm nào cũng học, mất thì giờ. Theo em, ý nghĩ của bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
- Gọi HS phát biểu ý kiến về tình huống trên.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 ph) GV nêu yêu cầu cho HS:
- Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở; đọc trước bài 4 “ Bảo vệ hòa bình”và chuẩn bị dụng cụ vẽ tranh gồm: Mỗi nhóm vừa 1 tờ lịch (có mặt giấy trắng để vẽ), bút chì, màu vẽ tùy ý....
**********************************
Tuần: 4
Tiết 4
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
Soạn: 11 /9 /2010
Dạy: 13 /9/ 2010
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.? Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. Nêu được những biểu hiện sống hòa bình?
2. Kĩ năng: - Biết thực hiện một số hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
3. Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường và địa phương tổ chức.
II. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV GDCD 9; Bài tập tình huống GDCD 9; mỗi HS 2 mảnh giấy nhỏ.
- Tranh ảnh, tài liệu, bài hát, thông tin về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Mối nhóm chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Thế nào là dân chủ, kỉ luật? Xác định mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
- Giải quyết tình huống: (Bảng phụ) Ra đường em thường gặp nghịch cảnh:
+ Nơi có biển “Cấm đổ rác” thì nơi đó lại có đống rác to lù lù.
+ Nơi có biển “Đường dành cho người đi bộ” thì nơi đó vỉa hè bị lấn chiếm, không có lối dành cho người đi bộ.
	Em cho biết điều gì đã vi phạm trong các nghịch cảnh trên?
2. Bài mới: ( 30 ph)
	* Giới thiệu bài: (1 ph) - GV cho HS hát tập thể bài “Trái đất màu xanh”. Em cho biết nội dung bài hát nói lên điều gì? ( HS thảo luận lớp, trả lời: hòa bình)
	- GV dẫn dắt: Vậy, thế nào là hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu nhãng vấn đề trên.
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
HĐ1: ( 8 ph) Hòa bình và bảo vệ hòa bình.
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?
b) Cách tiến hành:
- GV viết to hai từ “HÒA BÌNH” , “BẢO VỆ HÒA BÌNH” lên bảng và nêu câu hỏi động não: Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?
- GV yêu cầu HS dùng 2 mảnh giấy nhỏ, tự suy nghĩ và viết quan niệm của mình về hai vấn đề trên (mỗi mảnh giấy viết 1 quan niệm)
(thời gian 3 ph). Sau đó mang dán lên xung quanh từ “HÒA BÌNH” , “BẢO VỆ HÒA BÌNH”
- GV mời 2 HS lên bảng đọc to ý kiến của các bạn.
I. Nội dung bài học:
1.Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình? 
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hòa bình là cần phải ngăn ngừa
Tuần: 5
Tiết 5
Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
So ... ớc, quản lí XH của CD:
- Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho CD thực hiện quyền làm chủ, thực hiện tr/ nhiệm của CD đối với Nhà nước và xã hội. 
5. Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân:
- Trách nhiệm của Nhà nước là:
+ Ban hành các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lí để khẳng định quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí XH của CD.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Trách nhiệm của công dân là:
+ Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện quyềntham gia quản lí Nhà nước, quản lí XH.
 + Nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực thực hiện quyền này.
3. Luyện tập - củng cố: (17 ph) Thực hành giải bài tập SGK.
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những hiểu biết cơ bản về Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí XH của CD để giải hệ thống bài tập SGK. (trang 59,60)
b) Cách tiến hành: 
* GV cho HS đọc nội dung tư liệu tham khảo ở cuối bài học SGK. H/dẫn HS giải các bài tập: 
+ BT1: đã giải ở HĐ 2, các quyền thể hiện sự tham gia của CD vào quản lí Nhà nước và xã hội là: (a), (c), (đ ), (h).
+ BT 2: Hoạt động cá nhân. Em tán thành với quan điểm (c) vì: CD có quyền tham gia quản lí Nhà nước và XH và CD có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nhà nước
+ BT 3: đã giải ở HĐ 3. 
+ BT 4: Thảo luận nhóm (4 ph) và trình bày. Cách giải:
- Để đảm bảo quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho HS các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: dã ngoại, cắm trại, văn nghệ,...Ở địa phương tổ chức khu vui chơi dành cho trẻ em (công viên, nhà văn hóa thiếu nhi.)
- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trương và địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, miễn học phí, cấp học bổng,...; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội trong việc giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ được đến trường.
- Để trẻ bảo đảm có được môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học, nhà trường và địa phương phối kết hợp để giải tỏa các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, các dịch vụ karaoke, nhà hàng phải thực hiện đúng quy định của pháp luất
+ BT 5: .Thi hỏi - đáp giữa các Nhóm để xử lí tình huống:
- Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì Vân thực hiện quyền của CD tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của địa phương; 
- Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết.
- Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và XH của CD.
+ BT 6: HS trả lời cá nhân: Hiến pháp quy định CD có quyền tham gia quản lí Nhà nước và XH, vì:
- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi CD phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
- Nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để CD phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. CD có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội
để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.
c) Kết luận: GV nhận xét, tuyên dương những HS giải đúng BT (cho điểm); 
4. Đánh giá: (5 ph) GV nhận xét, đánh giá việc tiếp thu bài của HS qua việc dùng hệ thống sơ đồ động về nội dung kiến thức của bài học (bằng các băng giấy) để gọi HS lên bảng đính theo sơ đồ.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 ph)
- Nhắc nhở HS học bài, hoàn thiện lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài 17: “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc..”
**********************************************
Tuần: 32
Tiết: 32
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Soạn: 19/4/2011
Dạy: 20/4/2011
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung của bảo vệ Tổ quốc..
- Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005.
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú..
- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Thái độ: 
- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài; các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học:
1. Các kĩ năng cơ bản: 
- Kĩ năng tự nhận thức - Kĩ năng tham gia các hoạt động xã hội.
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm, tranh luận lớp, đóng vai, liên hệ, điều tra thực tế.
- Kĩ thuật khăn trải bàn, Trình bày 1 phút, ...
3.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV GDCD 9; Bài tập tình huống GDCD 9; Hiến pháp; Luật Nghĩa vụ quân sự; Bộ luật hình sự năm 1999.
- Mỗi HS tự sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động thực hiện nghĩa vụ quân sự, công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động của dân quân, tự vệ ở địa phương.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định: (1 ph) - Vệ sinh, tác phong, số lượng.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 ph). - GV dùng sơ đồ động để yêu cầu HS trình bày lại nội dung bài học tiết trước: Nội dung - Cách thực hiên - Điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
HĐ1: ( 8 ph) Quan sát ảnh và thảo luận 
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các bức ảnh ở phần ĐVĐ sgk và trả lời câu hỏi:
? Nội dung các bức ảnh trên nói lên điều gì?
? Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh đó?
- HS: Thảo luận lớp và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Những bức ảnh trên giúp em hiểu được bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân trong ch/tranh cũng như trong thời bình.
 - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm vừa:
? Bảo vệ Tổ quốc là gì?
? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
- Các nhóm thảo luận ( 5 ph) - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.
c) Kết luận: 
- GV kết luận theo mục 1 phần nội dung bài học (sgk) và nhấn mạnh: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
HĐ2: (8 ph) Tìm hiểu ý nghĩa của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được bảo vệ Tổ quốc vừa là nghĩa vụ thiêng liêng vừa là quyền cao quy của CD.
b) Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành ba nhóm và nêu câu hỏi thảo luận:
+ Nhóm 1: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
+ Nhóm 2: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai?. 
+ Nhóm 3: Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?.
- HS thảo luận nhóm (3 phút). Đại diện các nhóm trình bày ..Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
c) Kết luận: 
- GV kết luận theo mục 2 & 3 của nội dung bài học (SGK)
HĐ 3: ( ph) Tìm hiểu pháp luật Việt Nam có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và nêu được một số điều quy định của Hiến pháp và luật Nghĩa vụ quân sự:
b) Cách tiến hành: 
- HS tự đọc nội dung tư liệu tham khảo ở cuối bài .
- GV chia lớp thành ba nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận và giới thiệu trước lớp về một vấn đề sau: 
+ Nhóm 1: Những điều khoản trong Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi năm 2005) có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân,
+ Nhóm 2: Những điều khoản trong Luật Nghĩa vụ quân sự có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân,
 + Nhóm 3: Những điều khoản trong Bộ luật Hình sư có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của CD.
- Các nhóm TL ( 4 ph). Cử đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp bổ sung.
c) Kết luận: GV nêu nhận xét trên cơ sở ý kiến các nhóm trình bày và nhắc lại một số điểm chính
I. Nội dung bài học:
1. Bảo vệ Tổ quốc là gì? Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toạn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: Xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
2. Ý nghĩa của bảo vệ Tổ quốc:
- Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của CD. Vì:
+ Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông chúng ta hàng nghìn năm xây đắp, giữ gìn,
+ Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại
3. Một số điều quy định của Hiến pháp và luật Nghĩa vụ quân sự:
.
3. Luyện tập - củng cố: (17 ph) Thực hành giải bài tập SGK.
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những hiểu biết cơ bản Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc để giải hệ thống bài tập SGK. (trang 65)
b) Cách tiến hành: 
* H/dẫn HS giải các bài tập: 
+ BT1: (Hoạt động nhóm vừa) Những hành vi, việc làm: (a), (c), (d), (đ), (e), (h), (i). Là những hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì những hành vi, việc làm đó thực hiện đúng những nội dung được nêu trong Hiến pháp, Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Hình sư liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
+ BT 2: (Hoạt động thi tiếp sức - 3 ph) GV chia bảng làm 4 phần Mỗi nhóm lớn thi nhau tìm những việc làm thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
+ BT 3: (Hoạt động cá nhân) Nếu em là bạn Hòa, em sẽ nói với Hòa động viên, an ủi mẹ để mẹ tự hào khi con trai mẹ lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, đó vừa là trách nhiệm vừa là vinh dự cho gia đình Hòa.
+ BT 4: GV hướng dẫn HS về nhà làm.
c) Kết luận: GV nhận xét, tuyên dương những HS giải đúng BT (cho điểm); 
4. Đánh giá: (4 ph) GV nhận xét, đánh giá việc tiếp thu bài của HS bằng câu hỏi: 
? Cho biết nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những gì?
? Trình bày ý nghĩa của bảo vệ Tổ quốc?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 ph)
- Nhắc nhở HS học bài, hoàn thiện lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài 18: “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luất.”
**********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 chuan KTKN(1).doc