Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Trường THCS Phước Hưng

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Trường THCS Phước Hưng

1/ Kiến thức:

 - Nêu được thế nào là chí công vô tư.

 - Kể được 1 số biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.

 - Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.

2/ Kĩ năng:

 - Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

doc 104 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Trường THCS Phước Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1 Ngày soạn:
TIẾT: 1 Ngày dạy:
Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 - Nêu được thế nào là chí công vô tư.
 - Kể được 1 số biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.
 - Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.
2/ Kĩ năng:
 - Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
 - Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3/ Thái độ:
 - Tôn trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
 - Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - SGK + SGV
 - Giấy Ao + Bút dạ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC: Không 
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Các em thử hình dung, nếu trong xã hội, trong tập thể ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
 - Giảng bài:
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Gọi HS đọc mục 1 – Đặt v/đ
- HS đọc
 1
- Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?
- Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ đâu?
- Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
- Gọi HS đọc tiếp mục 2 – Đặt v/đ.
- Mong muốn của Bác là gì?
- Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
- Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào?
=> Việc làm của Tô Hiến 
Thành và Bác biểu hiện đức tính gì?
- Em hiểu thế nào là chí công vô tư?
FKết luận + ghi:
- Chí công vô tư có tác dụng gí đối với đời sống cộng đồng?
FKết luận + ghi:
- Vì Trần Trung Tá có khả năng gánh vác được việc nước.
- Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung.
- Ông là người công bằng, giải quyết công việc theo lẽ phải, hoàn toàn vì lợi ích chung.
- HS đọc
- Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
- Làm cho ích quốc lợi dân.
- Nhân dân ta vô cùng kính yêu Bác.
- Chí công vô tư
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- Chí công vô tư: Sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
- Chí công vô tư: Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, 
 2
* Lưu ý HS: Trong lợi ích của tập thể có lợi ích của mỗi người. Nếu ai cũng chỉ nghĩ và hành động vì lợi ích riêng thì không những lợi ích của tập thể không có mà lợi ích riêng của mỗi người cũng sẽ không được bảo đảm -> Sẽ có những va chạm, đỗ vỡ đáng tiếc xảy ra => Xã hội sẽ rối loạn.
- Yêu cầu HS làm bài tập 4 (SGK).
- Kết luận: Người có phẩm chất chí công vô tư được mọi người tin cậy và kính trọng.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 (SGK).
- Nhận xét + Bổ sung.
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 (SGK).
- Nhận xét + Bổ sung.
- Gọi HS Đọc mục 3 - NDBH
- VD: Hiến đất xây trường học
- HS nêu ý kiến + Giải thích.
- HS nêu ý kiến + Giải thích.
- HS đọc
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 4/ Củng cố:
 - Yêu cầu HS làm bài tập 1 (SGK)
 - Chốt đáp án đúng
 5/ Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài 2
 ¯¯¯
 3
TUẦN: 2 Ngày soạn:
TIẾT: 2 Ngày dạy:
Bài 2: TỰ CHỦ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 - Nêu được thế nào là tự chủ và thế nào là người có tính tự chủ.
 - Kể được 1 số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống.
 - Giải thích được vì sao con người cần có tính tự chủ.
2/ Kĩ năng:
 - Phân biệt được những biểu hiện của tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ.
 - Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính tự chủ.
 - Biết cách rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.
3/ Thái độ:
 - Tôn trọng những người biết tự chủ.
 - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và với mọi người.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - SGK + SGV
 - Giấy Ao + Bút dạ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 Thế nào là chí công vô tư? Cho ví dụ? Chí công vô tư có tác dụng gì đối với đời sống cộng đồng?
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Ca dao có câu:
 “ Dù ai nói ngã nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
 + Câu ca dao ấy ý nói gì? Ý của câu ca dao đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
Giảng bài:
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Gọi HS đọc mục 1 – Đặt v/đ.
- HS đọc
 4
- Chia HS thành 2 nhóm
- Yêu cầu HS đọc mục 1, 2 – Đặt v/đ.
- Trước đây N có những ưu điểm gì?
- Sau này thì sao?
- Vì sao N lại có 1 kết cục xấu đến như vậy?
- Tự chủ là gì?
FKết luận + ghi:
- Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn xử lí thế nào?
- Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
- Theo em, bà Tâm là người như thế nào?
- Thế nào là người biết tự chủ?
FKết luận + ghi:
- Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?
FKết luận + ghi:
- HS đọc
- HS ngoan và học khá.
- Bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy.
- Trốn học, bị nghiện, trộm cắp
- N không làm chủ được bản thân (N không tự chủ ).
- Động viên, gần gũi.
- Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/ AIDS.
- Vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ.
- Người biết tự chủ.
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- Tự chủ: Làm chủ bản thân.
- Người biết tự chủ: làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi , tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
- Tự chủ:
 5 
 6
- Ngày nay, trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao? Ví dụ minh hoạ?
- Lấy ví dụ minh hoạ.
- Làm thế nào để có được tính tự chủ?
- Rèn luyện như thế nào?
- Kết luận :
+ Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
+ Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
+ Rút kinh nghiệm và sửa chữa.
*Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống . Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thực hiện mục đích sống của mình. Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 (SGK).
- N/ X + Bổ sung.
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 (SGK).
- N/ X + Bổ sung.
- Nhận xét bản thân em đã có tính tự chủ chưa.
- HS bày tỏ quan điểm .
- Rèn luyện.
- HS phát biểu
- HS chọn + giải thích.
- HS nhận xét + Phát biểu.
- HS nhận xét
- Giúp ta sống có ích cho mình và mọi người.
- Giúp ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
 4/ Củng cố:
 Tự chủ là 1 đức tính quí giá. Nếu như mỗi cúng ta ai cũng có đức tự chủ thì mọi công việc được giao đều hoàn thành tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ góp phần xây dựng gia đình, xã hội văn minh. Mỗi HS chúng ta biết tự chủ sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi, lớp, trường của chúng ta sẽ luôn là môi trường trong sạch, văn minh, lịch sự.
 5/ Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài 3.
 ¯¯¯
TUẦN: 3 Ngày soạn:
TIẾT: 3 Ngày dạy:
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu, phát huy dân chủ và kỉ luật.
2/ Kĩ năng:
 - Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật.
 - Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ và kỉ luật.
 - Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3/ Thái độ:
 - Có ý thức tự giác rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động xã hội và khi lao động ở nhà, ở trường cũng như trong tập thể và cộng đồng xã hội.
 - Ủng hộ những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật; biết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vivi phạm dân chủ, kỉ luật.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - SGK + SGV
 - Giấy Ao + Bút dạ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 - Thế nào là tự chủ? Nêu 1 việc làm thể hiện tính tự chủ của em?
 - Thế nào là người có tính tự chủ? Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống?
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Vì sao ta phải nghiên cứu bài dân chủ và kỉ luật? Những phẩm chất này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của con người và xã hội. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
 - Giảng bài:
 8
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Gọi HS đđọc tình huống 1, 2 – Đặt v/đ.
- Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên?
- Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?
=> Dân chủ là gì?
FKết luận + ghi:
- HS đọc
* Có dân chủ:
+ Các bạn sôi nổi thảo luận
+ Đề xuất các chỉ tiêu
+ Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.
+ Thành lập “ Đội thanh niên cờ đỏ”.
* Thiếu dân chủ:
+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc.
+ Công nhân đề nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất, tinh thần nhưng giám đốc không chấp nhận.
* Biện pháp dân chủ:
+ Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.
+ Ý thức tự giác.
+ Biện pháp tổ chức thực hiện.
* Biện pháp kỉ luật:
+ Các bạn tuân thủ qui định của tập thể.
+ Cùng thống nhất thực hiện.
+ Nhắc nhỡ, đôn đốc thực hiện.
- HS phát biểu
- Dân chủ: Mọi người được làm chủ, được tham gia bàn bạc, được thực hiện  ... n thức rõ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quí.
- Cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.
- Nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Tham gia tích cực cho các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
- Rèn luyện sức khoẻ.
- Luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự trong trường học và nơi cư trú.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự.
- Tích cực vận động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- HS phát biểu
- HS chọn + giải thích
- HS phát biểu + giải thích
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
+ Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
 94
 4/ Củng cố:
 Kinh nghiệm lịch sử ngàn đời của dân tộc ta là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù nhưng ta không thể lơi lỏng công cuộc giữ nước. Chúng ta phải luôn cảnh giác chống lại mọi âm mưu của kẻ thù. HS chúng ta rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự.
 5/ Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài 18.
 XXX
 95
TUẦN: 33 Ngày soạn:
TIẾT: 32 Ngày dạy:
Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 Hiểu được:
 - Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật.
 - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện, học tập nhiều mặt.
2/ Kĩ năng:
 - Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 - Biết phân tích, đánh giá những hành vi đúng, sai về đạo đức về pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh.
 - Biết tuyên truyền, giúp đỡ những người xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá và thực hiện tốt pháp luật.
3/ Thái độ:
 - Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh, trước hết với những người trong gia đình, thầy cô và bạn bè.
 - Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - SGK +SGV
 - Giấy Ao + Bút dạ
 - Những tấm gương tiêu biểu
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định 
 2/ KTBC:
 - Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào? Tại sao phải bảo vệ Tổ quốc?
 - Công dân phải có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ Tổ quốc? Bản thân em đã làm được gì trong việc bảo vệ Tổ quốc?
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, Chúng ta tìm hiểu bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
 - Giảng bài:
 96
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Gọi HS đọc truyện đọc – Đặt v/đ (SGK).
- Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
- Thế nào là sống có đạo đức?
FKết luận + ghi:
- Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hải Thoại là người làm việc theo pháp luật?
- Tuân theo pháp luật là thế nào?
FKết luận + ghi:
- HS đọc
- Biết tự trọng, trung thực.
- Chăm lo đời sống người khác.
- Có trách nhiệm.
- Giáo dục mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động.
- Mở rộng sản xuất theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện qui định nộp thuế và đóng BHXH.
- Phản đối, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực
- HS phát biểu
- Sống có đạo đức:
+ Suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung.
+ Biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
+ Lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống, kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đo.ù
- Tuân theo pháp luật:
 97
- Sống và làm việc như Nguyễn Hải Thoại có lợi ích gì?
* Nhấn mạnh: Điều lợi cơ bản là cống hiến chom mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của quần chúng để cống hiến cho xã hội, cho tập thể -> Đem lại lợi ích cho tập thể, cho xã hội , trong đó có lợi ích của cá nhân -> Góp phần xây dựng đất nước.
- Chia HS thành 2 nhóm
+ Có những quan điểm cho rằng chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới ra đời từ khi xuất hiện Nhà nước.
HS phát biểu
- HS liên hệ trường, lớp.
- Tìm hiểu xung quanh những người có hành vi sống không có đạo đức, vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật của tập thể.
- Phân tích tác hại.
- HS thảo luận + Phát biểu
- Đúng. Vì đạo đức ra đời trước pháp luật -> lúc đó quan hệ xã hội còn đơn giản, chủ yếu quan hệ trong giao tiếp hàng ngày.
- Sai. Vì ngày nay quan hệ xã hội phức tạp, mở rộng trên nhiều lĩnh vực -> Không tuân theo pháp luật -> Toàn bộ hệ thống hoạt động của đất nước khó điều chỉnh có kết quả.
- VD: Không có luật giao thông
Luôn sống và hành dộng theo những qui định của pháp luật.
 98
* Có quan điểm cho rằng chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, chỉ cần mọi người thực hiện những qui định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động xã hội sẽ có hiệu quả.
* Có quan điểm cho rằng: Mọi người cần phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
FKết luận + ghi:
- Gọi HS đọc mục 2 – NDBH
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 (SGK).
- N/ X + Bổ sung
=> Sự phân chia trên chỉ là tương đối, có nhiều hành vi trên vừa thể hiện sống có đạo đức vừa tuân theo PL.
- Đúng: Thấy được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật.
- Chưa đúng: Không thấy được tầm quan trọng của đạo đức.
- Đúng. Vì sống có đạo đức là việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội 1 cách tự giác -> Nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật. Từ đó thực hiện pháp luật sẽ tự giác và có hiệu quả.
+ VD: Không ai muốn đứng giữa trưa nắng trước ngã tư đèn đỏ, nhưng có nhiều người vẫn tự giác dừng xe -> Họ hiểu rằng nếu cố tình vượt đèn đỏ -> va chạm => Tai nạn xảy ra.
- HS tự kiểm tra + đánh giá bản thân.
- HS chọn
- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau.
 99
 4/ Củng cố:
 - Yêu cầu HS làm bài tập 3,4,5 (SGK)
 - Nhận xét + Bổ sung
 5/ Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị tiết sau. 
 RRR
 100 
TUẦN: 34 + 35 Ngày soạn:
TIẾT: 33 + DT Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU:
 Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 11 -> bài 18
II/ CHUẨN BỊ:
 SGK + SGV
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 Thế nào là sống có đạo đức, tuân theo pháp luật? Cho ví dụ.
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Tiến hành ôn tập để củng cố lại các kiến thức đã học
 - Giảng bài:
 + Nêu hệ thống câu hỏi
 + Gọi lần lượt HS trả lời
*Câu hỏi:
1/ CNH – HĐH là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước ?
2/ Hôn nhân là gì? Tại sao nói tình yêu chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc? Điều kiện để được kết hôn? Cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
3/ Kinh doanh là gì? Tại sao tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo qui định của pháp luật và chịu sự quản lí của nhà nước? Thuế là gì? Tại sao các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh đều phải đóng thuế?
4/ Lao động là gì? Công dân thực hiên quyền lao động của mình bằng cách nào? Vì sao lao động là nghĩa vụ của công dân? Thế nào là hợp đồng lao động? Nội dung, nguyên tắc hợp đồng lao động? Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động cần phải làm gì?
5/ Thế nào là vi phạm pháp luật? Các loại vi phạm pháp luật? Trách nhiệm pháp lí là gì? Các loại trách nhiệm pháp lí? Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí?
6/ Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân? Vì sao công dân có được quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội? Vì sao nhà nước qui định công dânco1 quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội? Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, nhà nước cần có điều kiện gì? Công dân cần có điều kiện gì?
 101
7/ Bảo vệ Tổ quốc là như thế nào? Tại sao phải bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào? Công dân có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ Tổ quốc?
8/ Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Tác dụng của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
 4/ Củng cố:
 Nhận xét tiết học
 5/ Dặn dò:
 - Học bài 
 - Chuản bị thi tốt 
 [[[
 102
TUẦN: 36 Ngày soạn:
TIẾT: 34 Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU:
 HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tốt các yêu cầu của đề bài đặt ra.
II/ CHUẨN BỊ:
 Đề photo sẵn
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 Xem HS chuẩn bị
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta kiểm tra HKII
 - Giảng bài:
 + Phát đề cho HS
 + HS nghiên cứu + Làm bài
 + Theo dõi + Nhắc nhỡ HS (Nếu cần)
 4/ Củng cố:
 - Thu bài làm của HS
 - Nhận xét tiết kiểm tra
 5/ Dặn dò:
 - Xem lại bài
 - Chuẩn bị tiết ngoại khoá.
 %%%
 103
TUẦN: 37 Ngày soạn:
TIẾT: 35 Ngày dạy:
NGOẠI KHOÁ
“ TUYÊN TRUYỀN HIV/ AIDS”
I/ MỤC TIÊU:
 HS nắm được tác nhân gây nên HIV/ AIDS; Các biểu hiện của người nhiễm HIV/ AIDS và các biện pháp phòng tránh.
II/ CHUẨN BỊ:
 Tài liệu về HIV/ AIDS
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC: Không
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về HIV/ AIDS
 - Giảng bài:
 + GV phổ biến:
 w Tác nhân gây nên HIV/ AIDS
 w Biểu hiện của người nhiễm HIV/ AIDS
 w Các biện pháp phòng chống Nhiễm HIV/ AIDS
 + HS lắng nghe hoặc ghi vào vở
 4/ Củng cố:
 - KT sự thông hiểu của HS về những vấn đề trên
 - Nhận xét tiết học
 5/ Dặn dò:
 Phòng tránh và tuyên truyền.
 ¯¯¯
 104

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 ca nam 3 cot(1).doc