Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2011 Học kì 1

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2011 Học kì 1

a. Về kiến thức.

- Hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung đã học trong kì I.

 b. Về kĩ năng.

- Biết phân biệt những việc làm đúng sai, biết cách ứng xử đúng trong các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kì I

c. Về thái độ.

- Giáo dục ý thức học tập, tìm hiểu, nghiên cứu nội dung đã học.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2011 Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28.11.2011 Ngày dạy: 01.12.2011 dạy lớp 9b. 	 02.12.2011 dạy lớp 9a. 	 
Tiết 16. ÔN TẬP HỌC KÌ I.
1.MỤC TÊU.
a. Về kiến thức. 
- Hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung đã học trong kì I.
 b. Về kĩ năng.
- Biết phân biệt những việc làm đúng sai, biết cách ứng xử đúng trong các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kì I
c. Về thái độ.
- Giáo dục ý thức học tập, tìm hiểu, nghiên cứu nội dung đã học.
2.CHUẨN BỊ.
a. Chuẩn bị của Giáo viên.
- SGK, SGV GDCD 9
- Giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi
b. Chuẩn bị của HS.
- SGK GDCD 9.
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong học kì I.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra kết hợp trong quá trình ôn tập)
 * ĐVĐ: (1’)
Để giúp các em nắm được các nội dung kiến thức cơ bản đã học trong kì I, tiết học
b. Dạy nội dung bài mới.
I. Lý thuyết.(30’)
Phát phiếu học tập cho HS.
Phiếu số 1.
1.Chí công vô tư là gì?Chí công vô tư đem lại lợi ích gì cho chúng ta?H/S rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
2.Tự chủ là gì? Kể một biểu hiện thể hiện tính tự chủ?Là H/S cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?.Tìm những câu ca dao, tục ngữ về tính tự chủ
 Phiếu số 2.
1.Thế nào là dân chủ và kỉ luật là gì? Ví dụ cụ thể thể hiện tính tuân theo kỉ luật và dân chủ của em?H/S cần rèn luyện tính tôn trọng kỉ luật như thế nào?
2.Hoà bình là gì?Thế nào là bảo vệ hoà bình?Tìm biểu hiện lòng yêu hoà bình?Để bảo vệ hoà bình chúng ta cần làm như thế nào?
 Phiếu số 3
1.Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?Công dân có trách nhiệm gì đối với việc tăng cường tình hữu nghị với các dân tộc
2.Hợp tác cùng phát triển là gì?Hợp tác với các nước dựa trên cơ sở nào?H/S cần rèn luyện tinh thần hợp tác với các nước như thế nào?
3.Em hiểu lý tưởng sống là gì? Người có lí tưởng sống cao đẹp là người như thế nào?Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì?
 Phiếu số 4
1.Dân tộc có những truyền thống tốt đẹp nào?.Chúng ta cần làm những gì để kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó?
2.Em hiểu thế nào là năng động và Sáng tạo ? Nêu một biểu hiện thể hiện sự sáng tạo?Để trở thành người năng động, sáng tạo H/S phải làm gì?
3.Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?Nêu biểu hiện làm việc có năng suất, hiệu quả?Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao chúng ta cần phải làm như thế nào?
Học sinh thảo luận , đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm nhận xét chéo.
Nhận xét, phản hồi các kiến thức trọng tâm
1. Chí công vô tư Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải
- Đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
-Ủng hộ, quí trọng người chí công cô tư, phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
2.Tự chủ Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn bình tĩnh, tự tin, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
3. Hoà bình Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang
- Là gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng để đàm phán, giải quyết mâu thuẫn
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người
4Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: 
- Là quan hệ thân thiện giữa nước này với nước khác Việt Nam- Lào, Việt Nam- Campuchia
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị bằng thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
6- Hợp tác cùng phát triển: 
- Là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
- H/S trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
7- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: 
- Tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp , bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân ghĩa, hiếu học, cần cù lao động, hiếu thảo
- Cần tự hào, giữ gìn và phát huy, lên án, ngăn chặn hành vi làm tổn hại đến truyền thống.
8- Năng động, sáng tạo:
- Là tích cực, chủ động, giám nghĩ giám làm.
- Sáng tạo: Là say mê, nghiên cứu, tìm tòi
- Tìm ra cách học tốt nhất cho mình, tích cực vân dụng những điều đã học và cuộc sống.
9- Việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả: 
- Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
10- Lí tưởng sống của thanh niên:
- Là cái đích của cuộc sống mà mọi người khát khao muốn đạt được.
- Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc
- Là phấn đấu vì mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. Bài tập.( 12’)
Cho học sinh sắm vai một số tình huống.
1. Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
2.Việc làm thể hiện lí tưởng sống cao đẹp.
Nhóm 1,3 thể hiện tình huống 1.
Nhóm 2,4 thể hiện tình huống 2.
Các nhóm thể hiện các tình huống trên
Nhận xét chéo.
Nhận xét, tuyên dương đội thể hiện tốt tình huống đc phân công.
c .Củng cố , luyện tập.( Đã lồng ghép trong tiết học)
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(2’)
- Ôn toàn bộ nội dung kiến thức đã hoc.
- Chuẩn bị giấy, bút tiết sau kiểm tra học kì I
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
Thời gian: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Nội dung kiến thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn 04 .12 .2011 Ngày kiểm tra: 07.12.201 lớp 9a, 9b, 9c sĩ số 	
Tiết 17.
KIỂM TRA HỌC KÌ I.
1.MỤC TIÊU .
- Kiểm tra nhận thức của học sinh qua nội dung bài : bảo vệ hoà bình, bài năng động , sáng tạo và bài kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã học trong kì I.
- Rèn kĩ năng viết bài, biết đánh giá hành vi đúng, sai thể hiện thái độ của mỗi người đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Giáo dục ý thức học tập, tính cẩn thận, trung thực trong giờ kiêm tra.
2.CHUẨN BỊ.
a. Giáo viên.
- Ma trận đề- đề bài- đáp án - biểu điểm.
b.Học sinh.
- Ôn kiến thức đã học trong học kì I.
- Giấy + bút để làm bài.
3.NỘI DUNG ĐỀ BÀI.
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . 
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
CộngC
Cộng
Bài 4 :
 Bảo vệ hoà bình.. 
Trình bày được thế nào là bảo vệ hoà bình
Số câu......
Số điểm ...Tỉ lệ.
1
2 = 20%
1
2 = 20%
Bài 8. Năng động, sáng tạo.
- Thế nào là năng động, sáng tạo
Thấy được sự cần thiết của tính năng động, sáng tạo.
Số câu......
Số điểm ...Tỉ lệ.
1/2
3= 30%
1/2
1,5 = 15 %
1
4,5 = 45%
Bài 9. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Dân tộc.
Biết phân biệt những việc làm đúng sai của người khác trong việc kế thừa truyền thống của dân tộc.
Số câu......
Số điểm...Tỉ lệ.
1
3,5 = 35 %
1
3,5 = 35 %
Tổng số điểm
Tổng số câu
Tỉ lệ %
5
1.1/2
50%
1,5
1/2
15%
3,5
1
35%
10
3
100%
*. ĐỀ BÀI.
Câu 1:( 2 điểm)
 Thế nào là bảo vệ hoà bình?
Câu 2:( 4,5 điểm)
Em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo?
Tại sao nói năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của con người trong xã hội hiện đại?
Câu 3:( 3,5 điểm)
Tình huống:	
	An thường tâm sự với các bạn “ Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam mình thấy mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu”
Em có đồng ý với ý kiến của An không? Vì sao?
 b. Là bạn của An em sẽ nói gì với bạn ấy?
4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu 1.( 2 điểm)
 Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng để đàm phán để giải quyết mội mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc tôn giáo, không để sảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.( 2 điểm)
Câu 2.( 4,5 điểm)
a. Năng động, sáng tạo.
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.( 1 điểm)
- Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.( 2 điểm)
b.Giải thích: (1,5 điểm- Mỗi ý đúng 0,75 điểm)
- Năng động, sáng tạo giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc
- Năng động, sáng tạo làm nên kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
Câu 3: ( 3,5 điểm)
a. Em không đồng tình với ý kiến của Bạn An.( 0,5 điểm)
- Vì: ( 1,5 điểm)
Dân Tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống đáng tự hào, ngoài truyền thống đánh giặc ra Việt Nam còn nhiều truyền thống khác như: Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. ..
Là bạn của An em sẽ: ( 1,5 điểm)
 Em sẽ lí giải cho An hiểu Việt Nam tuy là một nước đang phát triển nhưng có rất nhiều truyền thống quý giá, mỗi chúng ta cần có thái độ trân trọng, tự hào, đồng thời biết kế thừa và phát huy những truyền Thống tốt đẹp của Dân Tộc.
5. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn 05.12.2011 Ngày dạy: 08.12.2011 dạy lớp 9b 	 09.12.2011 dạy lớp 9a. 	 
Tiết 18.
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
( TÌM HIỂU VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG) 
1.MỤC TIÊU.
a. Về Kiến thức.
- Hiểu biết về những lợi ích mang lại cho CD từ thuế.
- Tác dụng của thuế đối với đất nước và XH.
 b. Về Kĩ năng.
- Nhận biết được tiền thuế chi tiêu cho những công việc chung.
 c.Về Thái độ.
- Thái độ đúng đắn về việc thu, nộp thuế, có ý thức tuyên truyền về công tác thuế tại địa phương..
- Có ý thức bảo vệ tài sản chung.
 2.CHUẨN BỊ.
a. Chuẩn bị của GV.
- Tài liệu tuyên truyền CSPL thuế trong trường học.
- Giáo án.
b. Chuẩn bị của HS. 
- SGK+ vở ghi.
- Chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	a. Kiểm tra bài cũ:(Không)
*. ĐVĐ (1’)
	Để giúp các em tìm hiểu sâu hơn về thuế, hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi.
? Ở gia đình em thưòng nộp những loại thuế nào?
? Nhà nước thu các loại thuế đó để làm gì?
Nhận xét, chuẩn KT
Chia nhóm thảo luận
? Tìm biểu hiện của một XH nếu ko có thuế?( Nếu ko có thuế thì NN ko có nguồn tài cjính để chi tiêu, lúc đó các lĩnh vực an ninh...sẽ ra sao? CS của cta sẽ ntn?
- Nhận xét, bổ xung
- Lúc đó XH sẽ mất ổn định, ko phát triển được...
Chuẩn KT
? Liên hệ những lợi ích mang lại từ tiền thuế?
? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ công trình đó?
Chuẩn KT
? Em hãy kể một số loại thuế mà gia đình em ( hoặc ở địa phương em vẫn đóng hàng năm?
Nhận xét, chuẩn KT
? Nhà nước qui định mức thuế giá trị gia tăng đối với những mặt hàng nào?
Nhận xét , chuẩn KT
- Thuế đất, môn bài...
- Trả lương cho công nhân viên chức...
- Thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ xung
- XD trường học, bệnh viện...
- Ý thức bảo vệ...
- Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân.
- Thuế nhà đất..
- Hoạt động sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh...
1. Những lợi ích mang lại cho CD từ thuế(15').
- Tiền thuế để chi cho:
- Hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Phát triển KT.
- PT VH, TDTT, nghiên cứu khoa học..
- Hoạt động an ninh quốc phòng.
2. Tác dụng của thuế(13').
- Ổn định thị trường.
- Đảm bảo PT KT theo đúng định hướng nhà nước.
- Góp phần thực hiện bình đẳng XH.
- Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân.
- Cd cần thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế.
3. Bài tập(8')
a. Bài tập 1
- Thuế GTGT.
- Thuế nhà đất..
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế môn bài...
b. Bài tập 2
- Hoạt động sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh, đồ dùng dạy học, in sách 5%.
- Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng 10%.
	c. Củng cố, luyện tập.( 5’)
	Cho Hs sắm vai : Tuyên truyền hiểu biết của em về chính sách pháp luật thuế ở gia đình hoặc địa phương em?
- HS sắm vai, các bạn trong lớp theo dõi ,nhận xét..
GV nhận xét, tuyên dương những mặt thể hiện được.
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(4’)
- Về nhà học nội dung bài học.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị nội dung kiến thức cho học kì II
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
Thời gian: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Nội dung kiến thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 2011 2012.doc