Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 học kì 2

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 học kì 2

1. Kiến thức:

- HS bước đầu nắm bắt, hiểu được tình hình tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước noí chung, ở địa bàn huyện Yên thành nói riêng; Hiểu được các nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn; Hiểu về một số quy định cơ bản của PL về TTATGT

2. Kỉ năng:

- HS có kỉ năng điều tra, thống kê, xử lí các số liệu liên quan.

- Biết cách vận động, tuyên truyền mọi người xung quanh về ý thức tham gia GT.

 

doc 63 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết số 17
Ngày soạn: 05-12-2010
 THỰC HÀNH - NGOẠI KHOÁ
 Giáo dục trật tự về an toàn giao thông.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS bước đầu nắm bắt, hiểu được tình hình tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước noí chung, ở địa bàn huyện Yên thành nói riêng; Hiểu được các nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn; Hiểu về một số quy định cơ bản của PL về TTATGT
2. Kỉ năng:
- HS có kỉ năng điều tra, thống kê, xử lí các số liệu liên quan.
- Biết cách vận động, tuyên truyền mọi người xung quanh về ý thức tham gia GT.
3. Thái độ:
- Có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông; Ủng hộ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TTATGT đồng thời có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp : Tổ chức trò chơi, cuộc thi; thuyết trình. phổ biến pháp luật; diễn đàn
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Luật về ATGT hiện hành; Hệ thống biển báo; Trânh ảnh
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động 1. Tổ chức cuộc thi: “ Chúng em tìm hiểu về luật an toàn giao thông”.
Mục tiêu: HS hiểu biết thêm về 1 số quy định của pháp luật về ATGT; Biết cách quan sát, thống kê, xử lí các số liệu liên quan trên cơ sở đó hiểu được các nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn GT.
Phương pháp, hình thức: GV hướng dẫn cho HS thực hiện cuộc thi viết tại nhà.
Thời lượng: 5 phút.
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến hình thức, thể lệ, nội dung cuộc thi:
+ Hình thức: thi viết.
+ Thời gian: 1 tuần; thời hạn nạp bài 20-12-2010
+ Đối tượng tham gia: 100% học sinh khối 9
+ Nội dung:
	Câu 1. Hày điều tra thực tế về tình hình tai nạn giao thông ở địa bàn xã Phúc Thành 6 tháng cuối năm 2010 và hoàn thành bảng số liệu sau:
Thời gian
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
Nguyên nhân
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
	Câu 2. 
Nhận xét bảng số liệu đã điều tra được
Phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn GT và cho biết các nguyên nhân chủ yếu.
Theo em có thể phòng tránh được tai nạn Gt hay không? Bằng cách nào?
	Câu 3.Trong pháp luật về ATGT đường bộ, những hành vi nào bị cấm?
Câu 4. Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe gắn máycó hiệu lực từ lúc nào? Phân tích ý nghĩa của quy định trên?
Hoạt động 2. Giớ thiệu một số quy định cơ bản về pháp luật an toàn giao thông đường bộ. 
Mục tiêu: HS hiểu biết thêm 1 số quy định pháp luật về GT và ý nghĩa của chúng trên cơ sở đó ý thức hơn trong việc phòng tránh TNGT.
Phương pháp: Thuyết trình; Nêu vấn đề
Thời lượng: 15 phút.
* Cách tiến hành:
- GV chuẫn bị, trình bày lên bảng phụ một số quy định cơ bản của PL về GT đường bộ:
	I. Quy tắc về GT đường bộ.
	1. Quy tắc chung
	2. Quy tắc về phần dường
	3. Quy tắc vượt xe.
	4. Quy tắc dành cho người đi bộ
	II. Hệ thống đèn tín hiệu
	III. Hệ thống biển báo
Biển báo cấm
Biển báo nguy hiểm
Biển báo chỉ dẫn
- GV hướng dẫn, gợi ý HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa các quy định cơ bản trên:
1. Các quy định trên do ai ban hành? Áp dụng cho ai? 
2. Các quy định trên được trích dẫn từ đâu?
3. Ý nghĩa của việc tuân thủ các quy định trên của pháp luật?
4. Tác hại của việc vi phạm các quy định trên?...
- HS: thảo luận, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. Lớp tranh luận
- GV: Tổng hợp và chốt các ý chính
===è Chuyễn ý.
Hoạt động 3. Tổ chức diễn đàn về các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
Mục tiêu: HS biết liên hệ, tự liên hệ rút ra các biện pháp phòng tránh TNGT chow bản thân và mọi người; Biết cách tổ chức tham gia diễn đàn
Phương pháp: tổ chức diễn đàn nhỏ.
Thời lượng: 10 phút.
* Cách tiến hành:
- GV: hướng dẫn HS cách thức tổ chức diễn đàn nhỏ tại lớp theo các nội dung định hướng:
1. Phần lớn các vụ TNGT xuất phát tự những nguyên nhân nào? Nguyen nhân nào là chủ yếu?
2. Ý thức của người tham gia giao thông có ý nghĩa như thế nào đến vấn đề an toàn giao thông?
3. Các biện pháp cỉa thiện tình hình tai nạn GT?
4. Liệt kê các hành vi vi phạm PL về ATGT mà HS thường mắc phải? Biện pháp khắc phuc?
- HS: Tiến hành tổ chức diễn đàn dưới sự điều hành của cán sự lớp.
- GV: Nhận xét.
	4. Hoạt động 4. Giáo dục ý thức tham gia GT cho HS.
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức tham gia GT để phòng tránh tai nạn cho bản thân và mọi người.
Phương pháp: thuyết trình
Thời lượng: 5 phút.
* Cách tiến hành: 
-GV thuyết trình về vấn nạn GT hiện nay, khái quát các nguyên nhân chủ yếu và GD ý thức cho HS
- GV kết luận toàn bai
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
1. Thức hiện bài thi
2. Tìm hiểu về cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Tiết số 18
Ngày soạn: 12-12-2010
 THỰC HÀNH- NGOẠI KHÓA.
 Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
 Hồ Chí Minh”
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Phổ biến, tuyên truyền về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do TW Đảng phát động.
- HS hiểu hơn về con người, sự nghiệp cách mạng vỹ đại của chủ tịch HCM từ đó thêm kính yêu và quyết tâm làm theo lời Bác.
- Rèn luyện them kỉ năng vận động, tuyên truyền
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Tổ chức cuộc thi kể chuyện về Bác.
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Tài liệu về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Tài liệu, chuyện kể vầ Bác Hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
CHUẪN BỊ Ở NHÀ.
Giáo viên:
- Giới thiệu, hướng dẫn về nội dung, hình thức, thể lệ cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Yêu cầu: Lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm sưu tầm, chuẫn bị 1 câu chuyện về tấm gương đạo đức HCM, biên soạn lại và cử thành viên kể trước lớp.
	2) Học sinh:	
- Học sinh: Các nhóm sưu tầm truyện kể, biên soạn và cử thành viên kể chuyện trước lớp.
	B. CÁC HOAT ĐỘNG TẠI LỚP.
	1. Hoạt động 1. Giới thiệu cuộc thi.
- GV: Giới thiệu về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
	+ Cuộc vân động
	+ Ý nghĩa
	+ Các hình thức tham gia cuộc vận động
- GV: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM.
- GV: Giới thiệu mục đích cuộc thi.
- GV: Phổ biến hình thức, thể lệ cuộc thi:
	+ Nội dung: kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
	+Hình thức: Thi kể chuyện gữa các nhóm trong lớp
	+ Đói tượng: Học sinh lớp
	+ Thời gian: mỗi nhóm 7 phút.
	+ Ban giám khảo: giáo viên + 3 em có kết quả học tập bộ môn khá nhất 
 lớp.
	2. Hoạt động 2. Các nhóm tiến hành kể chuyện
- Các nhóm ẳ đại diện kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm trao đổi nhận xét lẫn nhau
- Ban giám khảo làm việc và công bố kết quả.
	3. Hoạt động 3. Tổng kết:
- GV: Nhận xét các nhóm và ghi điểm khuyến khích.
- Tổng kết về cuộc thi và giáo dục HS ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Nhận xét giờ học.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
Chuẫn bị bài 11
Rèn luyện bản thân theo yêu cầu bài học.
Tiết số 19.
Ngày soạn: 16-12-2010
Bài 11. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN 
 TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆPHÓA- 
 HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1) Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, nội dung mục tiêu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước; Hiểu được vì sao CNHH- HĐH vừa là cơ hội vừa là thách thức của thanh niên Việt Nam; Hiểu được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
2) Kỉ năng:
- Biết xác định tương lai cho bản thân; Biết đánh giá bản thân và mọi người xung quanh theo yêu cầu bài học.
3) Thái độ tình cảm:
- Có niềm tin vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Tin tưởng và có trách nhiệm đối với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học: Thảo luận; nêu vấn đề; Động não; thuyết trình
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu liên quan
Tấm gương, chuyện kể.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1) Ổn định tổ chức. ( 1 phút)
2) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
	1. Hoạt động 1. Giớ thiệu bài. (2 phút)
- Giáo viên khái quát vi trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, sự cần thiết của việc tiến hành sự nghiệp CNH- HĐH đất nước =====> dẫn dắt HS vào bài.
	2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề.
	* Mục tiêu: Thông qua việc tìm hiểu bức thư của TBT, HS bước đầu hiểu được vị trí, vai trò của thanh niên; những cơ hội và thách thức đang đặt ra đối với thanh niên trong SN CNH- HĐH; nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
	* Thời lượng: 15 phút.
	 * Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các nội dung định hướng sau:
+ Nhóm 1: Theo lời đồng chí Tổng bí thư, theo em nhiệm vụ cách mạng mà Đảng ta đề ra trong giai đoạn hiện nay là gì? Sự cần thiết của việc thực hiện nhiệm vụ đó?
+ Nhóm 2: Vì sao nói thanh niên có vị trí, vai trò quan trong trong việc thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH đất nước?
+ Nhóm 3: Vì sao nói thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH vừa là cơ hội, vừa là thách thức của thanh niên VN?
+ Nhóm 4: Kể tên những tấm gương điển hình của TN VN về việc tham gia SN CNH- HĐH ở đại phương?
- HS: Lớp chia thành 4 nhóm, 2 học sinh đọc nội dung bức thư, cả lớp theo dõi, tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau
- GV: Tổng hợp, nhận xét, hướng dẫn HS chốt các ý cơ bản:
=====> GV dẫn dắt, chuyễn ý
I. Đặt vấn đề.
1. Tìm hiểu nội dung bức thư củ đồng chí TBT.
- Vị trí, vai trò của TN VN trong sự nghiệp CNH- HĐH
- Những thời cơ và thách thức
- Nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2. Bài học rút ra.
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục tiêu, ý nghĩa của Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.
* Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm, nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của CNH-
 HĐH.
* Phương pháp: Động não, diễn giảng
* Thời lượng:10 phút.
* Cách tiến hành:
- GV giải thích về mặt ngữ nghĩa của cụm từ CNH- HĐH sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu các nội dung:
1. Xuất phát điểm của nước ta là gì?
2. Điều gì sẽ xãy ra nếu chúng ta tiếp tục giữ nguyên tình trạng SX đó?
3. Vì sao phải thực hiện CNH- HĐH?
4. CNH- HĐH là gì? Mục tiêu?
- HS suy nghĩ, tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV liệt kê ý kiến, cùng HS phân loại ý kiến và hướng dẫn lớp chốt lại các nội dung chính:
=====> GV chuyễn ý.
II. Nội dung bài học
1. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là gì?
- Khái niệm:
- Ý nghĩa:
Hoạt động 4. Liên hệ thực tế địa phương.
* Mục tiêu: Biết liên hệ thực tế địa phương về quá trình thực hiện CNH- HĐH trên cơ sở đó hình thành biểu tượng về trách nhiệm bản thân
* Phương pháp: Tổ chức diễn đàn nhỏ, đàm thoại
* Thời lượng: 10 phút.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, nêu vấn đề, hướng dẫn HS làm việc theo nhóm: “ Hãy khái quát những thay đổi căn bản của đời sống KT- XH địa phương từ khi thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH” 
- HS làm việc theo nhóm, thư kí nhóm ghi kết quả vào giấy, cử đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp kết quả,  ... phải đưa trước 15 ngày”.
Điều 22: “ Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu không thể đúng thời gian thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân. Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lí theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến khi hết 35 tuổi ”.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH:
*HỎI: Tại sao học sinh trong các trường phải huấn luyện quân sự phổ thông? 
*TRẢ LỜI: Trang bị cho học sinh kiến thức quân sự phổ thông khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi học tập rèn luyện thành chiến sĩ tốt.
*HỎI: Trong qua trình học tập em xác định tinh thần thái độ học tập như thế nào?
*TRẢ LỜI: Học tập đầy đủ và có kết quả cao nhất , giúp đỡ bạn trong quá trình học tập.
*HỎI: sau khi học tập quân sự phổ thông em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế như thế nào?
* TRẢ LỜI: Xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể khoa học, kỷ luật, xây dung nếp sống văn minh trong và ngoài nhà trường. 
Bài 18.
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT.
Tiết số 32.
Ngày soạn: 07-04-2012.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hiểu và nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật; Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật; Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật; Hiểu được trách nhiệm của Cd học sinh trong việc rèn luyện để sống có đạo đức và tuân theo PL.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách rèn luyện bản thân theo các chuẫn mực đạo đức và pháp luật.
3. Thái độ:
- Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức cơ bản và các quy định PL trong đời sống hàng ngày.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD QUA BÀI HỌC.
- KN xác định giá trị
- KN tư duy phê phán.
- KN ra quyết định
III. PHƯƠNG PHÁP / KỶ THUẬT DẠY HỌC.
Sử dụng kết hợp các phương pháp/ kỷ thuật dạy học cơ bản: nghiên cứu điển hình, động não, bày tỏ thái độ, diễn giảng
IV. CHUẪN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN.
1. Học sinh.
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
2. Giáo viên.
- SGK; SGV, các tình huống, mẫu chuyện liên quan...
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.(5phút)
- Câu hỏi:
1. Giải thích vì sao phải bảo vệ Tổ Quốc? Liên hệ trách nhiệm bản thâ trong việc bảo vệ Tổ Quốc?
2. Nêu và phân tích các nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Khám phá. ( 1phút).
- GV cho HS trình bày hiểu biết của bản thân và đạo đức và pháp luật.
- GV khái quát nội dung chương trình GC CD bậc THCS, sự cần thiết phải hiểu biết cơ bản về đạo đức và pháp luật đối với HS rồi dẫn dắt HS vào bài.
3. Kết nối. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản.
	1) Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề.
	* Thời lượng: 7 phút.
	* Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
* Mục tiêu: Thông qua TH học sinh bước đầu hiểu thế nào là sống có đạo đức, tuân theo pháp luật và vì sao?
* CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống SGK, tổ chức cho HS đàm thoại tập thể theo các nội dung sau:
1. Chi tiết nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật?
2. Động cơ nào thôi thúc NHT hết lòng vì công việc?
3. Lối sống NHT có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân anh nói riêng, xã hội nói chung?
4. Bìa học em rút ra cho bản thân sau khi tìm hiểu tấm gương NHT?
- HS: cùng trao đổi và xung phong bày tỏ ý kiến cá nhân. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV: tổng hợp ý kiến, nhận xét, thuyết trình thêm về các nội dung tren và hướng dẫn HS chốt các nội dung chính:
=====> chuyễn ý.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Tìm hiểu tình huống.
2. Kết luận.
2) Hoạt động 2. Tìm hiểu thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
	* Thời lượng:14 phút.
	* Phương pháp: thảo luận nhóm. 
* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là sống có đạo đức, tuân theo pháp luật; Hiểu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. 
* CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, dẫn dắt và tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các nội dung sau:
+ Nhóm 1. Kể 5 chuẫn mực đạo đức. Theo em đạo đức là gì? Sống có đạo đức nghĩa là gì?
+ Nhóm 2. Kể 5 quy định pháp luật mà em biết Thế nào là tuân theo pháp luật?
+ Nhóm 3. Phân biệt đạo đức và pháp luật và mối quan hệ của chúng?
+ Nhóm 4. Lấy ví dụ về 2 hành vi vi phạm đạo đức, 2 hành vi vi phamj PL và đánh giá hậu quả của chúng.
- HS: Thảo luận theo nhóm, thư kí ghi kết quả và giấy khổ lớn, đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau. 
- GV: tổng hợp kết quả, cùng HS nhận xét kết quả các nhóm, phân tích thêm và hướng dẫn HS chốt các nội dung chính:
=====> Bài tập chuyễn tiếp: 
" Có ý kiến cho rằn: người tuân thủ pháp luật cũng là người sống có đạo đức. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? " 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Sống có đạo đức: sgk
- Tuân theo PL( sgk)
34) Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 
	* Thời lượng:10 phút.
	* Phương pháp: đôngj não, diễn giảng. 
* Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải sống có đạo đức, tuân theo pháp luật; 
* CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV nêu vấn đề, khích lệ học sinh phát biểu quan điẻm cá nhân: 
1. Theo em, vì sao phải sống có đạo đức? 
2. Vi phạm đạo đức thường dẫn tới hậu quả gì? 
3. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội? Theo em vì sao phải tuan thủ pháp luật?
4. Vi phạm pháp luật thường dẫ tới hậu quả gì? 
5. Em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
==> Nêu ý nghĩa của lối sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật?( với cá nhân, với người khác, với xã hội...).
- HS: Suy nghĩ, tự do bày tỏ quan điểm cá nhân. Lớp theo dõi , nhận xét, bổ sung lẫn nhau. 
- GV: Liệt kê ý kiến HS, cùng cả lớp nhận xét, phân loại, thuyết trình thêm và hướng dẫn HS chốt các nội dung chính:
=====> Bài tập chuyễn tiếp: 
Bài tập 2 sách giáo khoa. 
1. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
2. Ý nghĩa của lối sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật. 
Hoạt động 4. Luyện tập, cũng cố. (5 phút)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 sách giáo khoa.
- Khái quát các nội dung cơ bản của bài học, yêu cầu HS nêu những băn khoăn, vướng mắc, giải đáp.
- Kết luận toàn bài và giáo dục thái độ, tình cảm HS theo yêu cầu bài học.
3. Đánh giá - Thực hành, luyện tập.
- Em hiểu thế nào là sống có đạo đức và TTPL? Vì sao phải sống có đạo đức và TTPL?
- Nhận xét bản thân về lối sống có đạo đức và TTPL?
4. Vận dụng. 
- Lập kế hoạch rèn luyện bản thân theo yêu cầu bài học
- Giải quyết một số tình huống giã định liên quan. 
=======è Nhận xét giờ học.
TIẾT SỐ 33.
ÔN TẬP HỌC KÌ.
Tiết số 33.
Ngày soạn: 02-04-2012
I. MỤC TIÊU.
1) Kiến thức:
- HS hệ thống hóa được lượng kiến thức đã học; Khắc sâu những nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực và mối quan hệ giữa chúng; Khắc phục những hiểu biết còn lệch lạc, mơ hồ.
2) Kỉ năng:
- HS có kỉ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức; biết liên hệ với thực tế để kiểm chứng những kiến thức đã học; Biết tự nhận xét, đánh giá bản thân và mọi người xung quanh theo yêu cầu bộ môn.
3) Thái độ:
- HS có nhu cầu và ý thức rèn luyện mình theo yêu cầu bộ môn.
II. CHUẪN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên.
- SGK, SGV, các tư liệu, tình huống liên quan.
2. Học sinh.
- Tìm hiểu trước các nội dung theo gợi ý của giáo viên
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1) Kiểm tra bài cũ.
- Câu hỏi: Chứng minh nhận định; người tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật là người sống có đạo đức. 
2) Ôn tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản.
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức.
Mục tiêu: HS hệ thống hóa lại lượng kiến thức đã học trong học kì II, nắm được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức.
Phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng...
Thời lượng: 11 phút.
CÁCH TIẾN HÀNH: 
GV nêu câu hỏi, hướng dẫn HS hệ thống hóa các nội dung kiến thức đã học ở HKI:
1. Nhắc lại bằng trí nhớ tên các bài đã học ở học kì II?
2. Bài nào trong số đó đề cập đến lĩnh vực pháp luật?
3. Các chủ đề pháp luật được đề cập đến trong chương trình học kì II?
4. Cho biết ý kiến của em về mức độ khó dễ của chương trình?
- HS: trao đổi, xung phong bày tỏ ý kiến cá nhân. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV: tổng hợp, nhận xét, thuyết trình thêm về nội dung các chủ đề pháp luật trong chương trình học kì II =====> chốt nội dung cơ bản:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập chuyễn tiếp:
* Hoàn thành bảng sau:
I. Hệ thống kiến thức.
1. Các nội dung kiến thức cơ bản.
- Từ bài 11đến bài 18.
2. Các chủ đề pháp luật đề cập trong chương trình.
Tên bài.
Chủ đề pháp luật
a)
b)
c)
d)
e) 
1. CD với TTAT XH
2. Các quyền tự do cơ bản của CD
3. Trẻ em- quyền và nghĩa vụ của CD trong GĐ
4. Quyền và nghĩa vụ của CD về VH, GD, KT
5. Nhà nước và pháp luật...
Hoạt động 2. Kiểm tra mức độ tiếp thu KT của học sinh.
Mục tiêu: GV nhận biết được chính xác hơn khả năng tiếp thu kiến thức HS; Khắc phục những lệch lac, mơ hồ của học sinh về nhận thức...
Phương pháp: Hoạt động nhóm.
Thời lường: 10 phút.
CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV chuẫn bị phiếu học tập, tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
P1. Các quy định vè điều kiện kết hôn, cấm kết hôn được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? Khái quát mối quan hệ vợ chồng tron hôn nhân. 
P2. Nội dung quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân ? Công dân là học sinh có thể tham gia quản lý Nhà nước và xã hội như thế nào ? 
P3. Tại sao kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật ? Nội dung quyền tự do kinh doanh của công dân. Thuế là gì ? Vai trò của thuế ? Kể tên một số loại thuế mà em biết.
P4. Chứng minh rằng lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân ? Lên hệ trách nhiệm bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. 
P5. Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật ? Lấy ví dụ về các loại VPPL ? Nêu ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý. 
P6. Nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc ? Lien hệ trách nhiệm bản thân. 
- HS: hoạt động theo nhóm, thư kí nhóm ghi kết quả vào giấy, đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Tổng hợp, nhận xét, sữa chữa những sai lầm của HS. Tuyết trình và khái quát lại các nội dung kiến thức trọng tâm, chuyễn ý.
	3. Hoạt động 3. Giải đáp thắc mắc.
* Mục tiêu: HS hiểu sâu hơn những nội dung kiến thức còn mơ hồ, lệch lạc trên cơ sở những băn khoăn của mình .
* Phương pháp: HS nêu vướng mắc- HS và GV giải đáp.
* Thời lượng: 7 phút.
* CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV yêu cầu HS nêu những băn khoăn, vướng mắc về nội dung các bài học, cùng cả lớp tìm cách giải đáp.
- Thuyết trình về sự cần thiết vận dụng những hiểu biết kiến thức bộ môn vào trong thực tế cuộc sông.
	4. Hoạt động 4. Hướng dẫn ôn tập ở nhà. 
- GV hướng dẫn HS ôn tập ở nhà theo các yêu cầu :
1. Kiến thức: Nhận biết--> Thông hiểu---> Vận dụng.
2. Kỉ năng:
3. Thái độ, tình cảm...
3) Kết thúc bài học.
a. Dặn dò:
- Rèn luyện bản thân theo yêu cầu bài học
- Chuẫn bị tốt cho tiết Kiểm tra cuối năm.
b. Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGD CD học kì 2.doc