Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 Tổng hợp

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 Tổng hợp

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 - Thế nào là chí công vô tư.

- Những biểu hiện của chí công vô tư.

- Vì sao phải chí công vô tư.

 2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 44 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2010 Tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1 BÀI 1 
Chí công vô tư
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
 1. Kiến thức:
	- Thế nào là chí công vô tư.
- Những biểu hiện của chí công vô tư.
- Vì sao phải chí công vô tư.
 2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để thành người có phẩm chất chí công vô tư.
 3. Thái độ:
	- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
B. NỘI DUNG:
Chí công vô tư? Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư? Rèn luyện chí công vô tư?
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	- SGK và SGV
	- Giấy khổ lớn, bút lông 
- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện trong thực tế hàng ngày về chí công vô tư. 
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3 Giới thiệu bài mới: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Học sinh đọc phần đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn.
Nhóm 1: Nhận xét về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Tại sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay ông cai quản việc triều chính?
- Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ tán đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
- Trần Trung tá mải mê chống giặc ngoài biên cương.
- Tô Hiến Thành chọn Trần trung Tá bơi vì ông này xứng đáng với chức vụ này hơn
Nhóm 2: Qua ngững việc làm của Tô hiến Thành ta thấy trong con người ông chứa đựng đức tính gì?
- Oâng là người làm việc công bằngkhông phân biệt than quen, tình cảm riêng tư. Oâng là người chí công vô tư. 
Nhóm 3: Mong muốn và mục đích của Bác Hồ là gì?
- Bác mong muốn tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấn no.
- Bác luôn có một mục đích là làm cho ích quốc lợi dân.
Nhóm 4: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào? Suy nghĩ của em về Bác?
- Nhân dân ta vô cùng kính trọng Bác, tin yêu và khâm phục Bác. Em luôn tự hào là con cháu Bác Hồ.
? Qua những điều chúng ta vừa phân tích , em hãy cho biết như thế nào là chí công vô tư?
? Hãy nêu một số trường hợp mà em thấy có chí công vô tư hoặc không chí công vô tư?
? Theo em một người có chí công vô tư mang lại cho họ những lợi ích gì?
? Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư?
Hoạt động 2: Luyện tập:
Tình huống: Có người thân xả rác bừa bãi. Em làm thế nào để thể hiện mình là một người chí công vô tư.
I. Bài học:
 1. Chí công vô tư: Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sụ công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải đặt lợi ích chung lên hàng đầu.
2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư:
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể vá xã hội, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào:
- Uûng hộ, quý trọng người có tính chí công vô tư.
- Phê phán những hành động trái với chí công vô tư.
II. Luyện tập:
 4. Củng cố:
	1. Chí công vô tư.
	2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
	3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào.
 5. Dặn dò: về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ và chuẩn bị bài: Tự chủ.
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN 2
TIẾT 2 BÀI 2 
Tự Chủ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
 1. Kiến thức:
	- Tự chủ? Người có tính tự chủ?.
- Ý nghĩa của tình tự chủ trong cuộc sống xã hội.
- Sự cần thiết phải rèn luyện để có tính tự chủ.
 2. Kỹ năng:
	- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ.
- Biết đánh giá bản thâ và người khác về tính tự chủ.
 3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng những người biết tự chủ và có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người.
B. NỘI DUNG:
	1. Tự chủ là gì. Thế nào là người có tự chủ.
	2. Vì sao cần phải tự chủ trong cuộc sống.
	3. Rèn luyện tự chủ như thế nào.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	- SGK và SGV
	- Giấy khổ lớn, bút lông 
- Băng hình, câu chuyện thực tế về tự chủ. 
	- Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn 
	- Đèn chiếu, phim trong
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3 Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề – nội dung bài học: 
- Học sinh đọc phần đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn.
Thảo luận: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào? Thái độ của bà như thế nào, bà đã làm những gì khi con bà bị nhiễm HIV/AIDS?
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con, tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS; vận động mọi người quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc cho những người bị nhiễm HIV/AIDS. 
? Qua những điều mà chúng ta vừa phân tích, em có nhận xét gì về con người bà Tâm?
? Trước nay N là một học sinh có những ưu điểm gì?
- N là một học sinh ngoan, học khá. 
? Sau này N thay đổi thành người như thế nào? Nguyên nhân nào khiến N thay đổi?
- N bị bạn bè sấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống rượu bia, đua xe, chộm cắp, cúp họcdẫn đến trượt tốt nghiệp.
? Theo em vì sao N lại có kết cục như vậy?
- N không làm chủ được hành vi, tình cảm của bản thân. Vì vậy phải lãnh hậu quả đáng tiếc.
? Cánh ứng xử của bà Tâm và N khác nhau ở những điểm nào?
- Trong những trường hợp khó khăn bà Tâm là người đã làm chủ được hành vi, thái độ, tình cảm của mình và làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống. Còn N thì ngược lại hoàn toàn. 
? Vậy theo em thế nào là tự chủ? Người biết tự chủ?
? Em hành động như thế nào khi gặp những tình hống sau?
- Có một điều gì đó mọi người làm cho em không hài lòng. 
- Có người bạn nào đó rủ em hút thuốc, uống rượu bia, trốn học.
Học sinh trình bày miệng cho các bạn khác nghe.
? Có ý kiến cho rằng người tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em đồng ý không? Vì sao?
? Qua những điều chúng ta vừa tình hiểu, em hãy cho biết những biểu hiển của tính tự chủ?
? Người tự chủ đem lại cho họ những lợi ích gì?
? Ngày nay, đất nước đang trong thời kì hiện đại hoá thì tính tự chủ có quan trọng không? Vì sao?
? Em thấy tính tự chủ đem lại cho con người rất nhiều lợi ích, như vậy thì ta có cần phải rèn luyện để có được tính tự chủ không?
? Theo em rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
GV: Đưa ra tình huống:
- Có một người nào đó mà em không hề biết, họ nhờ em mang một gói hàng nhỏ( Mà em nghi ngờ là ma tuý). Trước tình huống đó em sẽ làm thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: các nhóm làm và ghi vào bảng phụ treo lên bảng.
Bài 2: thảo luận sau đó yêu cầu một nhóm trình bày và các nhóm khác nhận xét.
I. Bài học:
 1. Tự chủ: Là làm chủ bản thân. Người tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, hành vi, tình cảm của mình trong bất kì mọi hoàn cảnh.
 2. Biểu hiện của tính tự chủ: 
- Thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình; tự kiểm tra, đánh giá bản thân.
 3. Ý nghĩa: 
- Tự chủ là một đức tính quý giá.
- Tự chủ giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và mọi cám dỗ của cuộc sống.
 4. Rèn luyện tính tự chủ: 
- Suy nghĩ trước khi nói và hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
II. Luyện tập:
Bài 1: a,b,d,e.
Bài 2: Câu ca dao ý nói: khi con người đã có quyết tâm thì dù người khác ngăn cản nhưng cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.
4. Củng cố:
 5. Dặn dò: về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ; sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính tính tự chủ; chuẩn bị bài: Dân chủ và kỉ luật.
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN 3
TIẾT 3 BÀI 3 
Dân Chủ Và Kỉ Luật
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
 1. Kiến thức:
- Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
- Ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu, phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
 2. Kỹ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân; thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật như: biểu hiện quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và những người xung quanh. 
- Biết phân tích, đánh giá những tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện tốt hoặc chưa tốt dân chủ và kỉ luật.
- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật. 
 3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong lao động, học tập và trong các hoạt động xã hội. 
- Uûng hộ những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật; phê phán những hành vi không dân chủ, kỉ luật.
B. NỘI DUNG:
	1. Dân chủ, kỉ luật? 
	2. Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật là cần thiết đối với mỗi cá nhân.
	3. Rèn luyện và phát huy tốt dân chủ và kỉ luật.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	- SGK và SGV
	- Giấy khổ lớn, bút lông 
- Băng hình, câu chuyện thực tế về dân chủ và kỉ luật. 
	- Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn 
	- Đèn chiếu, phim trong
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tự chủ là gì? Biểu hiện của tính tự chủ?
 3 Giới thiệu bài mới:
 ... đắn có ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên trước xác định đúng lí tưởng sống của mình.
Hoạt động 2: Giúp học sinh liên hệ trong thực tế.
? Em hãy kể thêm những gương anh hùng mà em được biết?
- Lí Tự Trọng là người thanh niên Việt Nam yêu nước, trước CMT8, Anh hy sinh khi mới 18 tuổi. Lí tưởng mà anh đã chọn: “ Con đường của than niên chỉ có thể là con đường CM và không thể là con đường nào khác”
- Nguyễn Văn Trỗi, người con của quê hương miền Nam yêu dấu trong thời kì chốm Mĩ cứu nước. Anh đã ngã xuống trước họng súng của kẻ thù, trước khi chết vẫn kịp hô vang “ Bác Hồ muôn năm”
? Hãy nêu những ví dụ về các lĩnh vực khác?
? Theo em lí tưởng là gì?
I. Bài học:
 1. Lí tưởng sống: ( Lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà con người khát khao muốn đạt được.
 4. Củng cố: Thế nào là là lí tưởng sống?
 5. Dặn dò: về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ và chuẩn bị bài: Lí tưởng sống của thanh niên.
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN 14
BÀI 10 TIẾT 14 
Lí Tưởng Sống Của Thanh Niên
( Tiếp theo )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
 1. Kiến thức:
	- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc.
	- Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
 2. Kỹ năng:
	- Tham gia tốt các hoạt động vì tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
 3. Thái độ:
	- Hành vi sử sự có văn hoá với bạn bè, khách nước ngoại đến Việt Nam.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Oån định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:Thế nào là lí tưởng sống? Nêu tấm gương về lí tưởng sống mà em biết?
- Lí tưởng sống hay còn gọi là (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muống đạt được.
- Lí Tự Trọng là một người TNVN yêu nước, trước CMT8, hy sinh khi mới 18 tuổi. Lí tưởng mà anh đã chọn: “ Con đường của TN chỉ có thể là con đường CM và không thể là con đường nào khác”.
 3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
GV: Khi nói về lí tưởng của mình Bác Hồ nói: “ Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
? Em hãy nêu những lời dạy của Bác Hồ với thanh niện Việt Nam?
- Trong thư giởi than niên, nhi đồng năm 1946 , Bác Hồ viết: “ Một năm khời đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
- Tại lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Đòan, Bác chỉ rõ : “ Đòan thanh niên là cành tay, là đội hậu bị của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng”.
- Bác khuyên than niên: 
 “ Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên”
? Tiết trước các em đã biết được lí tưởng sống là gì rồi, căn cứ vào đó hãy trình bày lí tưởng sống của cá nhân em như thế nào?
- Một số học sinh đứng lên bộ lộ: GV, Bác sĩ, Công an, Bộ đội 
? Vậy em sẽ làm như thế nào để có thể đạt được những mơ ước mà em đã chọn?
- Cố gắng học tốt, vạch ra những kế họachđể thực hiện
GV: Tất cả những điều mà các em đã chọn đều nhằm một mục đích chung , đó là: đất nước, đem lại cho mọi người những lợi ích nhất định 
? Vậy khi lí tưởng của mỗi các nhân phù hợp với lợi ích chung thì mọi hoạt động của họ sẽ giúp gì cho lí tưởng chung?
? Nhà nước sẽ có những khuyến khích như thế nào để mọi người có thể thực hiện được lí tưởng của mình?
? Mọi người sẽ có những thái độ như thế nào đối với người có lí tưởng sống tốt đẹp?
GV phân tích cụ thể.
Học sinh thảo luận: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì?
- Trình bày vào giấy và cử đại diện trình bày.
- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập:
I. Bài học:
 1. Lí tưởng sống:
 2. Ý nghĩa của lí tưởng sống:
 - Khi lí tưởng của mỗi các nhân phù hợp với lợi ích chung thì mọi hoạt động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt lí tưởng chung.
 - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt lí tưởng của mình.
 - Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
 3. Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay:
 - Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 - Là học sinh phải ra sức học tậ, rèn luyện có đủ đức, đủ tài để có thể thực hiện tốt lí tưởng.
II. Luyện tập:
 4. Củng cố: Thế nào là là lí tưởng sống? Ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay?
 5. Dặn dò: về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ và chuẩn bị bài: Lí tưởng sống của thanh niên.
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN 15
TIẾT 15
Ôn Tập Học Kì I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Củng cố lại những kiến thức đã học từ đầu năm.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	- SGK và SGV
	- Giấy khổ lớn, bút lông 
	- Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn 
	- Đèn chiếu, phim trong
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Oån định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
D. Nội dung ôn tập:
Phương pháp
Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức lí thuyết đã học và nâu ra các tình huống minh hoạ.
1. Tình hữu nghị: Tình hững nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
 2. Ý nghĩa của tình hữu nghị:
 - Tạo điều kiện cho các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.
 - Hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển về các mặt văn hóa, kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật 
 - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
 3. Chính sách của Đảng ta về hòa bình:
 - Chính sách của Đảng ta đúng đắn, có hiệu quả.
 - Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
 - Đảm bảo quá trình phát triển của đất nước.
 - Hòa bình với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.
1. Thế nào là hợp tác :
 - Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.
 - Nguyên tắc hợp tác:
 + Dựa trên cơ sở bình đẳng.
 + Hai bên cùng có lợi.
 + Không làm hại đến lợi ích của người khác. 
 2. Ý nghĩa: 
 - Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính tòan cầu.
 - Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
 - Để đạt được mục tiêu hòa bình cho tòan nhân loại.
 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta:
 - Coi trọng, tăng cường hợp tác các nước trong khu vực và trên thế giới.
 - Nguyên tắc: độc lập chủ quyền, tòan vẹn lãnh thổ.
 - Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực.
 - Bình đẳng cùng có lợi.
 - Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình.
 - Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cửa quyền, can thiệp nội bộ nước khác.
 1. Truyền thống :
 - Truyền thống tốt đẹp là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Dân tộc ta có những truyền thống:
 - Yêu nước, Đòan kết, đạo đức, Lao động, HIếu học, Tôn sư trọng đạo, Hiếu thảo, Phong tục tập quán tốt đẹp, Văn học, Nghệ thuật  
1. Năng động, sáng tạo:
 - Năng động: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
 - Sáng tạo: Say mê, tìm tòi để phát hiện ra cái mới, cách giải quyết mới.
 2. Biểu hiện của năng động sáng tạo:
 Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt sử lí các tình huống trong học tập, lao động và cuộc sống
 3. Ý nghĩa của năng động, sáng tạo:
 - Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
 - Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian để đạt được kết quả tốt.
 - Giúp con người thành công, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.
 1. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:
 - Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị về mọi mặt trong một thời gian nhất định. 
 2. Ý nghĩa: 
 - Là yêu cầu thiết yếu của người lao động.
 - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và của xã hội.
 3. Biện pháp:
 - Lao động tự giác, năng động, sáng tạo và có kỉ luật.
 - Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.
 - Là học sinh: Cần học tập và rèn luyện
II. Luyện tập:
 Bài 1: 
- Hành vi a,đ,e thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Các hành vi còn lại không thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
1. Lí tưởng sống: ( Lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà con người khát khao muốn đạt được.
 2. Ý nghĩa của lí tưởng sống:
 - Khi lí tưởng của mỗi các nhân phù hợp với lợi ích chung thì mọi hoạt động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt lí tưởng chung.
 - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt lí tưởng của mình.
 - Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
 3. Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay:
 - Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 - Là học sinh phải ra sức học tậ, rèn luyện có đủ đức, đủ tài để có thể thực hiện tốt lí tưởng.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: về nhà ôn tập chuẩn bịi thi hết học kì I.
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 2010.doc