Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2011 - Học kì I

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2011 - Học kì I

1, Mục tiêu

a, Kiến thức :

- Giúp học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư. Những biểu hiện của chí công vô tư. Vì sao phải chí công vô tư.

b, Kĩ năng :

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 49 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm 2011 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2011	Ngày giảng: 26/08/2011. Lớp 9a
	26/08/2011. Lớp 9b
Tiết 1. Bài 1:
CHÍ CễNG Vễ TƯ
	1, Mục tiêu
a, Kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư. Những biểu hiện của chí công vô tư. Vì sao phải chí công vô tư.
b, Kĩ năng :
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
c, Thái độ :
- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự ty, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
2, Chuẩn bị :
a, Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ.
b, Học sinh : sgk, vở ghi, đọc kĩ bài.
3, Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
* Giới thiệu bài : Chuyện về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 năm tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000 đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo, ông giáo làng Bùi Văn Huyền (còn gọi là ông Tuấn Dũng) nhà ở thôn Thái Bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội đã, đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời “Học chữ của người và mang chữ cho người”.
? Câu chuyện trên nói về đức tính gì của ông giáo Bùi Văn Huyền ?
HS : TL cá nhân.
Vậy để hiểu được ý nghĩa của đức tính trên chúng ta học bài hôm nay.
b, Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề :
G: Cho học sinh đọc hai câu chuyện trong SGK.
Chia lớp thành 3 nhóm
G.Thảo luận những nội dung sau :
 Nhóm 1 :
? Câu 1 : Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ?
? Câu 2 : Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ?
? Câu 3 : Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì ? 
Nhóm 2 :
 Câu 1 : Mong muốn của Bác Hồ là gì ?
 Câu 2 : Mục đích mà Bác theo đuổi là gì ?
Câu 3 : Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ? Suy nghĩ của bản thân em ? 
Nhóm 3 :
Câu 1 : Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ?
Câu 2 : Qua câu chuyện về Tô Hiến Thành và Củ Tịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và cho mọi người ? 
G. Cho các nhóm trình bày
? Các nhóm khác nhận xét, bổ sung?
G: Nhận xét và kết luận : Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
Hoạt động 2 : 
Qua phần thảo luận của học sinh, chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
G: Cho học sinh làm bài tập nhanh
? Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Vì sao những việc làm còn lại không thể hiện chí công vô tư?
1. Làm việc vì lợi ích chung.
2.Giải quyết công việc công bằng.
3.Chí chăm lo lợi ích của mình
4.Không thiên vị.
5.Dùng tiền bạc, của cải của nhà nước cho việc cá nhân.
Giải thích vì sao ?
? Vậy thế nào là chí công vô tư ?
? Phẩm chất đạo đức chí công vô tư có ý nghĩa gì ?
? Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư :
1. Giải quyết công việc thiên vị.
2. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân
3. Tham lam vụ lợi.
4. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.
5. Che giấu khuyết điểm cho người thân, người có chức, có quyền.
? Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư và không chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hành ngày .
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
-Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
-Hiến đất để xây dựng trường học.
-Bỏ tiền xây dựng cầu cho nhân dân đi lại.
-Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
-Chiếm đọat tài sản nhà nước.
-Lấy đất công bán thu lợi riêng.
-Bố trí việc làm cho con, cháu họ hàng.
-Trù dập những người tốt.
G: Nhận xét, kết luận : 
? Từ các ví dụ trên chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào ?
G: Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt hành vi thể hiện sự chí công vô tư, không chí công vô tư. Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Phê phán những hành động cá nhân, tham lam vụ lợi, thiên vị trong cuộc sống. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng dất nước của chúng ta.
Hoạt động 3 :
Rèn luyện bài tập SGK
? Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ?
? Em đồng tình hay phản đối trong các trường hợp trên? 
I. Đặt vấn đề : (16’)
- Hs thảo luận nhóm
Nhóm 1 : 
H. Câu1: Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
-Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
H. Câu 2 : Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
H. Câu 3 : Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
Nhóm 2 :
Câu 1 : Mong muốn của Bác Hồ là tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
Câu 2 : Mục đích sống của Bác Hồ là “ làm cho ích quốc, lợi dân”.
Câu 3 : Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiét.
Bản thân em luôn tự hào là cháu của Bác Hồ. Sẽ không có ngôn từ nào để ca ngợi, để biết ơn, để kể hết được tình cảm của em.
H. Nhóm 3 :
Câu 1 : Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu chủa ohẩm chất chí công vô tư.
Câu 2 : Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ.
II. Nội dung bài học : (10’)
1, Thế nào là chí công vô tư?
H: Đáp án đúng : 1,2,4
H: Đáp án sai : 3,5.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2, ý nghĩa 
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
H: Làm bài tập
3, Rèn luyện chí công vô tư
- ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
III.Bài tập : ( 8’)
Bài 2 
Tán thành quan điểm : d, đ
Không tán thành : a,b,c
Vì : Chí công vô là phẩm chất đạo đức của con người,thể hiện ở sự công bằng, khong thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Bài 3
- Đồng tình: 
- Phản đối: c,b,a Vì nếu đồng tình với các trường hợp trên thì sẽ không chí công vô tư
c, Củng cố, luyện tập (6’)
HS-Tự xây dựng kịch bản về hai tình huống sau :
1,Ông An, một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
2,Ông mạnh, phụ trách của một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đọat tài sản của nhà nước.
HS-Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm cho học sinh.
d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’)
Làm bài tập 1,4 trong SGK.
Học thuộc bài theo vở ghi và SGK-Chuẩn bị bài 2
Ngày soạn: 05/9/2011	Ngày giảng: 09/09/2011. Lớp 9a
	09/09/2011. Lớp 9b
Tiết 2. Bài 2:
TỰ CHỦ
	1, Mục tiêu
a, Kiến thức :
- Học sinh hiểu được thế nào là tính tự chủ.
- Biểu hiện của tính tự chủ.
- ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
b, Kĩ năng :
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ.
- Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
c, Thái độ :
- Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ.
- Có biện pháp, kế hoach rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như trong các hoạt động xã hội khác.
2, Chuẩn bị :
a, Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ.
b, Học sinh : sgk, vở ghi, đọc kĩ bài.
3, Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi :
? Chí công vô tư là gì? Cho ví dụ?
Đáp án :
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- VD : Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của chính bản thân mình.
 	 Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
* Giới thiệu bài : Anh Trần Ngọc Tuấn 25 tuổi, bị điếc và chỉ nói được một vài từ đơn giản nhưng rất khó khăn. Anh đã biên soạn hơn 1000 kí hiệu chuyên ngành may, thêu với đầy đủ hình ảnh minh hoạ giúp người khiếm thính dễ dàng hiểu được. Từ năm 2001, anh là hội trưởng Chi hội người điếc Hà Nội, chủ nhật nào anh cũng dạy văn hoá miễn phí cho các hội viên nghèo. Anh được bầu là người tàn tật, trẻ mồ côi , nhà bảo trợ tiêu biểu toàn quốc.
? Qua câu chuyện về anh Tuấn em có suy nghĩ gì ? Việc làm của anh thể hiện đức tính gì ? Để hiểu hơn đức tính của anh chúng ta học bài học hôm nay .
b, Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Họạt động 1 : Tìm hiểu các câu chuyện của phần đặt vấn đề:
G: Cho học sinh đọc chuyện một người mẹ 
? Theo em bà tâm đã làm gì trước nỗi đau to lớn của gia đình ?
? Qua hành động đó thể hiện bà Tâm là người như thế nào ?
G: Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và những người khác.
G: Cho học sinh đọc chuyện “ chuyện của N”
? Là học sinh ngoan N đã đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào ?
? Vì sao lại như vậy ?
? Vậy theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào ?
? Tại sao con người phải biết tự chủ ?
Hoạt động 2 :
Tìm hiểu nội dung bài học của tính tự chủ :
? Qua ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là tính tự chủ, biểu hiện của tự chủ ?
? Em sẽ xử sự như thế nào khi gặp các tình huống sau đây ?
- Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học
- Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra
- Chăm sóc người nhà ốm trong bệnh viện
- Bạn bè nghi oan
- Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em
- Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo.
G: Nhận xét, bổ sung.
? Từ bài tập trên em hãy cho biết những biểu hiện của tính tự chủ?
? Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì ? Ngày nay trong thời cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không ? vì sao ? Ví dụ minh họa ?
G: Nhận xét, bổ sung, kết luận
? Bản thân em cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào ?
G: Kết luận : Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp. Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình. Trong xã hội nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3 : HDHS làm bài tập trong SGK :
G: Hướng dẫn hs làm bt trong SGK
Cả lớp làm bài 1/8
G: Giải thích câu ca dao
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Câu ca dao có ý nghĩa nói khi con ...  tốt về lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả ?
G: Qua tìm hiểu của phần đặt vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
? Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hịêu quả ?
? ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ?
? Trách nhiệm của mọi người nói chung và bản thân học sinh nói riêng để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả ?
? Bản thân mỗi chúng ta cần làm gì?
G: Bổ sung: Sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, cần có những con người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Mặt trái của cơ chế thị trường là chạy theo đồng tiền, không quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và những giá trị đạo đức.
G: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
G: Hướng dẫn học sinh giải thích vì sao đúng, sai.
Lưu ý : Giáo viên có thể ghi bài tập lên bảng .
Nhận xét, đánh giá, chấm điểm động viên học sinh
? Giải thích vì sao lại cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
? Hãy nêu một ví dụ về việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 
I. Đặt vấn đề (10’)
H: Đọc “Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung.”
H: Là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, có ý thức trách nhiệm trong công việc, ông luôn say mê, sáng tạo trong công việc.
H: Tốt nghiệp Bác sĩ loại xuất sắc ở Liên Xô (cũ) chuyên ngành bỏng, trong những năm 1963-1965, ông hoàn thành hai cuốn sách về bỏng để kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc.
+ Ông nghiên cứu thành công việc tìm da ếch thay thế da người trong điều trị bỏng.
+ Chế ra loại thuốc trị bỏng B76 và nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác cũng có gia trị chữa bỏng và đem lại hiệu quả cao.
H: Giáo sư Lê Thế Trung được Đảng, nhà nước ta tặng nhiều danh hiệu cao quý. Giờ đây ông là thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam
+ Em học tập được tinh thần ý chí vươn lên của giáo sư Lê Thế Trung. Tinh thần học tập và sự say mê nghiên cứu khoa học của ông là tấm gương sáng để em noi theo và phấn đấu.
H: Nêu các viẹc làm cụ thể:
+ Gia đình : Làm kinh tế giỏi, Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn học giỏi; Học tập tốt, lao động tốt 
+ Nhà trường : Thi đua dạy tốt, học tốt; Giáo dục đào tạo lối sống có ý thức trách nhiệm của công dân. Kết hợp học với hành.
+ Lao động: Tinh thần lao động tự giác; Máy móc kĩ thuật công nghệ hiện đại; Chất lượng hàng hoá, mẫu mã tốt, giá thành phù hợp; Thái độ phục vụ khách hàng tốt.
H: Các doanh nghiệp được tuyên dương và trao giải “ sao vàng đất Việt” : Công ty gạch ốp lát Hà Nội, Công ty thép Việt Đức
Ông Nguyễn Cẩm Lũ. “Thần đèn” TPHCM
II. Nội dung bài học (13’)
1, Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn
2, ý nghĩa của làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Là yêu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.
3, Rèn luyện để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả	
- Lao động tự giác, tuân thủ kỉ luật lao động.
- Luôn luôn năng động sáng tạo.
- Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ.
H: Bản thân : 
+ Học tập và rèn luỵên ý thức kỉ luật tốt.
+ Tìm tòi sáng tạo trong học tập.
+ Có lối sống lành mạnh, vượt qua mọi khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội.
III. Bài tập (9’)
Bài 1 SGK
H: Làm việc cá nhân
Cả lớp tham gia góp ý, nhận xét
- Hành vi: c, đ, e thể hiện việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Hành vi: a, b, d không thể hiện việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Bài 2
- Vì nhu cầu của xã hội ngày nay không phải chỉ cần có số lượng mà cả chất lượng 
Bài 3
H: Giới thiệu các tấm gương
VD: Hai lúa ở Lâm Đồng đã mày mó chế tạo ra chiếc máy thái cỏ rất tiện lợi cho những người nông dân
c, Củng cố, luyện tập (7’)
GV-Tổ chức trò chơi sắm vai .
Tình huống: Một thầy giáo có nhiều phương pháp cải tiến giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu, được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.
HS: Tự phân vai, viết lời thoại, xây dựng kịch bản.
GV: Cử hai nhóm thể hiện tiểu phẩm.
GV: NX tinh thần học tập của học sinh.
GV: Kết luận toàn bài : Đất nước ta trong thời kì đổi mới, Đảng và nhà nước ta kiên trì đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng để chúng ta thực hiện được mục tiêu đề ra. Bản thân mỗi học sinh cần có thái độ và việc làm nghiêm túc, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các lĩnh vực của cuộc sống.
d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc bài theo vở ghi và SGK
- Làm bài tập hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 13- Đọc kĩ bài 10.
* Rút kinh nghiệm:
- Ưu điểm: 
.
.
- Hạn chế: .....
.
.
.
=============================================
Ngày soạn: /11/2011	Ngày giảng: /11/2011. Lớp 9a
	/11/2011. Lớp 9b
Tiết 13. Bài10:
Lí TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIấN
	1, Mục tiêu
a, Kiến thức : Giúp Hs nắm được:
- Lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân.
- Mục đích sống của mỗi người là như thế nào.
b, Kĩ năng: Giáo dục cho HS:
- Có kế hoạch cho việc thực hiện lí tưởng cho bản thân.
- Biết tự đáng giá hành vi, lối sống của thanh niên (lành mạnh hay không lành mạnh) .
c, Thái độ :
- HS có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lí tưởng, biết phê phán lên án, những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lí tưởng của bản thân và mọi người xung quanh. 
2, Chuẩn bị :
a, Giáo viên: + SGK, SGV, bảng phụ.
 + Giáo án, 
b, Học sinh : + Học bài cũ
 + Đọc kĩ bài ở nhà.
3, Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ: (7’)
Câu hỏi : Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hịêu quả ?
Bài tập : Những câu tục ngữ nào sau đây nói về việc làm năng suất, chất lượng, hiệu quả ?
1- Siêng làm thì có, siêng học thì hay
2- Một người hay lo bằng kho người hay làm.
3- Làm đi không bằng làm lại.
4- Ăn kĩ, làm dối.
5- Mồm miệng đỡ chân tay.
6- Làm giả, ăn thật.
7- Ngày làm tháng ăn, tháng làm năm ăn.
Đáp án : 
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
- Chọn các câu: 1,2,3,7
*Đặt vấn đề: Qua những năm tháng tuổi thơ, con người bước vào một thời kì phát triển cực kì quan trọng của cả đời người, đó là tuổi thanh niên, lứa tuổi từ 15-30. ở lứa tuổi này, con người phát triển nhanh về thể chất, sinh lí và tâm lí. Đó là tuổi trưởng thành về đạo đức nhân cách và văn hoá. Đó là tuổi khẳng định tính sáng tạo, nuôi dưỡng nhiều mơ ước, hoài bão và khát vọng làm việc lớn, có ý chí lớn, sống sôi nổi trong các quan hệ tình bạn, tình yêu. Đó là tuổi đến với lí tưởng sống phong phú, đẹp đẽ hướng tới cái lớn lao, cao cả với sức mạnh thôi thúc của lí tưởng.
Để hiểu rõ lí tưởng sống của thanh niên nói chung và học sinh chúng ta nói riêng, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
b, Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
G: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK.
G: Tổ chức học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm 1: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì ? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì ?
Nhóm 2: Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp gì ? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì ?
Nhóm 3: Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng sống cuả thanh niên qua hai giai đoạn trên ? Em học tập được gì ?
G: Nhận xét, kết luận đưa ra ý kiến chung của 3 nhóm.
? Em hãy kể thêm những gương anh hùng trong chiến đấu mà em được biết ?
*Liên hệ thực tế 
? Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phẩn đấu ?
G: Bổ sung thêm: Liệt sĩ công an nhân dân Nguyễn Văn Thinh (Quảng Ninh), liệt sĩ Lê Thanh á (Hải Phòng) đã hy sinh vì sự bình yên cuả nhân dân.
? Em hiểu, thế nào là lý tưởng sống?
G: Tổ chức cho HS làm Bài tập 1
Đánh giá, cho điểm HS có ý kiến tốt.
I. Đặt vấn đề (20’)
H: Đọc các thông tin
H: Các nhóm thảo luận
Cử đại diện trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
Nhóm 1: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuổi thanh niên sẵn sàng hy sinh vì đất nước như : Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân.
Lý Tưởng sống của họ là : Giải phóng dân tộc.
Nhóm2 Trong thời đại ngày nay, thanh niên chúng ta đã tham gia tích cực, năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tiêu biểu :
- Nguyễn Việt Hùng, đạt thành tích trong học tập.
- Lâm Xuân Nhật, đạt thành tích trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Bùi Quang Đạt, đạt thành tích về khoa học-kĩ thuật.
- Nguyễn Văn Dần ( Nghệ An) hy sinh khi làm nhiệm vụ ở biên giới.
* Lí tưởng của họ là: Dân giàu, nước mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nhóm3: Qua hai nội dung trên, em thấy được tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc. Chúng em có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha ông đi trước.
* Em thấy rằng: việc làm đúng đắn có ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên trước xác định được lý tưởng sống của mình.
H: Các anh hùng như Phan Đình Giót; Lò Văn Giá.
H: Lý Tự Trọng là người thanh niên Việt Nam yêu nước trước cách mạng tháng 8, hi sinh khi mới 18 tuổi. Lí tưởng mà anh đã chọn: “ Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
- Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã nói về lý tưởng của mình : “ Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
- Nguyễn Văn Trỗi, người con của quê hương miền Nam yêu dấu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Anh ngã xuống trước họng súng của kẻ thù, trước khi chết vẫn kịp hô : “ Bác Hồ muôn năm”.
II. Nội dung bài học (8’)
1, Thế nào là lý tưởng sống?
- Lý tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao mong muốn đạt được
c, Củng cố, luyện tập (9’)
? Em tán thành hay không tán thành các ý kiến dưới đây về lý tưởng sống?
ý kiến
Tán thành
Không tán thành
A. Thanh niên ngày nay sống không có lý tưởng
B. Chỉ có thế hệ cha ông trước đây đi làm cách mạng mới cần có lý tưởng, còn bây giờ thì không cần có lý tưởng sống
Tuổi trẻ muốn thành công thì không chỉ học giỏi mà cần có lý tưởng, có hoài bão, có lòng yêu nước 
C. Cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đến đó, không phải bận tâm đến lý tưởng
GV-Kết luận tiết 1 
d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’)
- Đọc, nghiên cứu trước phần II. Nội dung bài học
	- Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
* Rút kinh nghiệm:
- Ưu điểm: 
.
.
- Hạn chế: .....
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD9 HKI 2011-2012.doc