Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Hoàng My

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Hoàng My

1. Kiến thức :

Giúp học sinh

- Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể

- Y nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể

2. Thái độ :

Từ những kiến thức trên, các em có được ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 

doc 51 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1446Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Hoàng My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I thi moi tap chayBÀI 1 : TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
Kiến thức :
Giúp học sinh 
Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể 
Yù nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể 
Thái độ :
Từ những kiến thức trên, các em có được ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân. 
3. Kĩ năng :
Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể 
Biết đề ra kế hoạch tập thể dục và hoạt động thể thao
Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao. 
II. NỘI DUNG CỦA BÀI HỌC :
Sức khoẻ là vốn quý cần phải biết giữ gìn. 
Sức khoẻ giúp học tập và lao động có hiệu quả, sống lạc quan. 
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Thảo luận nhóm.
Đóng vai.
Tổ chức trò chơi.
Xử lí tình huống.
Kích thích tư duy.
IV.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN :
Về tài liệu :
Đối với giáo viên :
SGK GDCD 6.
- 	Bài tập tình huống GDCD 6
Đối với học sinh :
SGK GDCD 6.
Sách thực hành GDCD 6.
Về phương tiện :
Giấy khổ lớn, bút dạ
Hình ảnh, băng giấy.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Ổn định lớp : (1 phút).
Gỉang bài mới : (35 phút)
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI MỚI (3 PHÚT)
GV : Bác Hồ đã từng nói : “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là cả nước khoẻ mạnh.” Vậy thì các em hiểu gì về câu nói của Bác ? 
HS trả lời tự do.
GV : Tất cả ý kiến của các em đều được ghi nhận và để biết được ý kiến nào đúng ý kiến nào chưa đúng thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ 
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ . 
HOẠT ĐỘNG 2 :
TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (7 PHÚT)
GV cho học sinh đóng vai theo nội dung mẩu truyện trong phần truyện đọc, SGK/3.
GV đặt câu hỏi :
Câu 1 : Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua ? 
Ỉ Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi
Câu 2 : Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
Ỉ Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập thể thao 
Câu 3 : Theo em, sức khoẻ có cần cho mọi người không ? Vì sao ?
Ỉ Con người có sức khoẻ tốt mới tham gia tốt các hoạt động như : học tập, lao động, vui chơi giải trí
HS trao đổi, tranh luận 
GV ghi nhanh ý kiến của các em lên bảng, hướng dẫn học sinh xác định ý kiến đúng và đi đến kết luận 
I. TRUYỆN ĐỌC:
Mùa hè kì diệu (SGK/3) 
Ỉ Minh trở nên khoẻ mạnh nhờ tập luyện thể thao đúng cách 
Ỉ Cần thường xuyên tập luyện thể thao để có sức khoẻ tốt 
HOẠT ĐỘNG 3 :
NỘI DUNG BÀI HỌC (10 PHÚT).
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
Nhóm 1 : Vì sao nói sức khoẻ là vốn quý của con người ? 
Nhóm 2 : Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khoẻ ? 
Nhóm 3 : Nêu tác dụng của việc tự chăm sóc giữ gìn sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
Nhóm 4 : Tự giới thiệu các hình thức tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 
Các nhóm thảo luận trong 3 phút sau đó cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, 
GV kết luận và ghi tóm tắt nội dung bài học lên bảng (hay lên máy chiếu), cho học sinh đọc lại một lần.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
Sức khoẻ là vốn quý của con người. 
Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ. 
Cần ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thể thao để có sức khoẻ tốt.
HOẠT ĐỘNG 4 :
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG (10 PHÚT)
GV cho đại diện các nhóm lên bóc thăm tình huống.
Các nhóm sẽ thảo luận cách giải quyết trong 2 phút rồi cử đại diện lên trình bày cách giải quyết của nhóm mình (các em có thể thuyết trình hay đóng một tiểu phẩm nhỏ với thời gian tối đa là 3 phút).
Tình huống 1 :
"Thảo thấy Mai sáng nào cũng tập thể dục, chạy bộ trong công viên gần nhà. Thảo thích lắm nhưng em không thể bắt chước Mai được vì Thảo cho rằng nhà mình nghèo, không dám đua đòi. Vả lại sáng Thảo còn giúp mẹ dọn hàng buôn bán.”
Theo em, suy nghĩ của Thảo đúng hay sai ? Em có cách gì để giúp Thảo thực hiện mong muốn của mình không ?
Tình huống 2 :
"Một học sinh dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin nghỉ học để xuồng phòng y tế”
Em sẽ làm gì để giúp bạn trong tình huống này ?
Tình huống 3 :
“Bạn Nam là một người ít nói, bạn không thích chơi với các bạn trong lớp mà lại giao du với những bạn ở ngoài đường phố. Gần đây bạn bè thấy Nam có những biểu hiện lạ : hay ngáp và ngủ gục trong lớp, người gầy yếu xanh xao, hay vào nhà vệ sinh thật lâu. Bạn bè dò hỏi thì bạn chỉ lảng tránh, đôi lúc còn tỏ ra cục cằn, hung dữ.”
Em sẽ làm gì trong trường hợp này ?
Tình huống 4 :
Một bé gái đang học lớp 6, cân nặng 38,5 kg, cao 1,38 m. Theo em, bạn có thấp không ? Làm sao để tăng chiều cao ? Muốn thon thả hơn thì ngoài tập thể dục, thể thao cần có chế độ ăn uống như thế nào ? 
Các nhóm còn lại lắng nghe cách trình bày của bạn (có thể đưa ý kiến bổ sung hoặc phản biện ý kiến của nhóm trình bày).
GV nêu nhận xét câu trả lời của từng nhóm, tổng kết các ý kiến.
GV kết luận : Sức khoẻ là vốn quý của con người. Cần có chế độ chăm sóc sức khoẻ và tự bảo vệ bản thân. 
Giúp học sinh phát triển nhận thức về tầm quan trọng của sức khoẻ và từ đó có sự rèn luyện đúng cách.
HOẠT ĐỘNG 5 :
BÀI TẬP (5 PHÚT)
GV hướng dẫn cho HS giải bài tập trong SGK 
III. BÀI TẬP :
Củng cố : TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN” (5 PHÚT)
 GV treo lên bảng bài tập trắc nghiệm sau : 
Đánh dấu X vào ô có ý kiến đúng :
1. Aên uống điều độ, đủ dinh dưỡng
2. Aên ít, kiêng khem để giảm cân
3.Aên thức ăn có chứa đủ đạm, canxi, sắt, kẽm thì chiều cao phát triển sớm
4.Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều
5.Hằng ngày luyện tập thể dục, thể thao
6.Phòng bệnh hơn chữa bệnh
7.Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ 
8.Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ 
9.Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh 
10.Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm. 
HS xung phong làm bài tập
Dặn dò :
Làm bài tập a,b,c,d/SGK/4
Chuẩn bị bài 2 :
Tổ 1 chuẩn bị cho phần truyện đọc
Tổ 2, 3, 4 chuẩn bị các tình huống (tiểu phẩm) cho phần nội dung bài học
RÚT KINH NGHIỆM :
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(2 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Ý nghĩa của siêng năng và kiên trì.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính, siêng năng.
- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
3. Thái độ:
Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì.
2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Thảo luận nhóm
Kích thích tư duy
Giảng giải
Tổ chức trò chơi
TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Sách giáo viên GDCD lớp 6.
- Sách bài tập tình huống GDCD lớp 6.
2. Về phía học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Xem trước bài mới.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Mỗi người bảo vệ sức khỏe bằng cách nào ?
3. Giảng bài mới: (35 phút)
TIẾT 1 :
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
 GIỚI THIỆU BÀI (5 PHÚT)
GV: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Vậy, việc rèn luyện đó có phải chúng ta chỉ thực hiện trong một ngày một bữa ?
HS: Không, mà phải được thực hiện thường xuyên, đều đặn.
GV: Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải có đức tính gì ?
HS: Siêng năng, kiên trì.
GV :Để hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, các em vào BH.
Bài 2:
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(2 tiết)
HOẠT ĐỘNG 2 :
KÍCH THÍCH TƯ DUY : TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (10 PHÚT)
Yêu cầu HS đọc truyện đọc.
GV: Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào ?
HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ ; những từ không hiểu Bác nhờ thủy thủ người Pháp giảng lại ; Bác viết 10 từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học ; sáng sớm và buổi chiều Bác tự học tiếng Anh ở vườn hoa ; ngày nghỉ trong tuần Bác học tiếng Anh với giáo sư người Ý ; Bác tra từ điển hoặc nhờ người nước ngoài giảng.
GV: Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp khó khăn gì ?
HS: Bác học trong nhà trường không nhiều ; thời gian làm phụ bếp trên tàu của Bác tới 17h/ngày, thời gian nghỉ ngơi rất ít.
GV: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?
HS: Siêng năng, kiên trì.
GV kết luận 
I/ Phân tích truyện đọc
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
Ỉ Đức tính ấy đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 3 :
THẢO LUẬN NHÓM : PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI HỌC (20 PHÚT)
GV chia lớp làm 6 nhóm, dán câu hỏi thảo luận lên bảng. Hs tự phân công nhóm trưởng và thư kí. Hs có 3 phút để thảo luận các câu hỏi mà gv đưa ra
Nhóm 1 : Thế nào là siêng năng ?
Ỉ Siêng năng là cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
 Nhóm 2 : Cho ví dụ về siêng năng
Ỉ Siêng năng học bài, làm bài đầy đủ, tự giác học mỗi ngày không đợi ai nhắc nhở, siêng năng làm việc nhà phụ giúp cha mẹ, đều đặn mỗi ngày không bỏ dở công việc, ...
Nhóm 3 : những biểu hiện trái với siêng năng ?
Ỉ Những biểu hiện trái với siêng năng : lười biếng, uể oải, chểnh mảng, bỏ bê, ...
Nhóm 4 : Thế nào là kiên trì ? 
Ỉ Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
Nhóm 5 : Cho ví dụ về kiên trì.
Ỉ Gặp bài Toán khó quyết tâm tìm tòi, vận dụng lý thuyết để tìm ra cách giải, đặ ... và hoạt động xã hội ở trường em?
 b. Em sẽ ứng xử thế nào trong tình huống sau: Bạn Lan là học sinh giỏi nhưng ít tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Trong trường hợp: Bạn Lan ở nhà chơi kông tham gia cắm trại cùng lớp.
5. Dặn dò
- Học bài.
- Xem trước phần d/SGK.
- Sưu tầm những tấm gương tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.
TIẾT 2
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a. Thế nào là tích cự, tự giác?
b. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
c. BT 5/SGK.
3. Giảng bài mới
*Hoạt động: Giới thiệu bài: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu tích cực, tự giác là gì? Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác. Vậy nếu như mọi người cùng tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội thì sẽ có lợi ích gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp theo vào bài học hôm nay:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động: Hướng dẫ Hs tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.
GV: Cho HS làm BT a/ SGK/ 24,25.
GV: Từ BT trên, các em đã nhận biết được các biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội. Vì sao phải tham gia hoạt động tập thể và xã hội. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học tiếp theo.
* Tìm hiểu nội dung bài học tiếp theo.
4. Vì sao cần phải tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và xã hội?
* Hoạt động: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tình huống trong sách giáo khoa
GV: Một số người không tích cực tham gia hoạt động tập thể ở lớp, trường ta được thể hiện như thế nào?
HS: - Không trực nhật lớp.
- Giơ chào cờ hàng tuần không tham gia.
- Không tham gia các ngày lễ lớn ở trường.
- Trốn tránh hoạt động của Chi đội
- Không tham gia văn nghệ, TDTT
* Đáp án đúng
- Tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng.
- Tham gia văn nghệ, TDTT của trường.
- Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
- Tham gia các CLB học tập.
- Tham gia Hội chữ thập đỏ.
- Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng.
- Tham gia đội tuyên truyền phòng chống TNXH.
- Tham gia các hoạt động của lớp.
- Tham gia phụ trách sao nhi đồng.
- Đi thăm thầy cô giáo cũ với các bạn cùng lớp.
II. Nội dung bài học
4. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của bản thân. Đồng thời thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm, thân ái với mọi người xung quanh sẽ được mọi người yêu quí (d/SGK/24)
4. Luyện tập, củng cố
 * Tổ chức trò chơi: “ Hái hoa dân chủ”
1. Em có ước mơ gì? Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ ấy?
2. Em hãy kể tấm gương tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hộ?
3. Nếu lớp em có bạn luôn tìm cách trốn tránh các hoạt động tập thể thì em sẽ làm gì?
4. Lam hát rất hay nhưng lại không thích tham gia văn nghệ với lớp. Lam chỉ thích hát karaoke với bạn bè ở ngoài trường. Em có cách nào thuyết phục được Lam?
5. Dặn dò
- Học bài.
- Làm BTTH+BTSGK.
- Xem trước bài 11: Mục đích học tậpcủa học sinh.
RÚT KINH NGHIỆM : 
BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Xác định mục đích học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.
2. Thái độ:
- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập.
- Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người.
- Sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập.
3. Kĩ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí.
- Biết hợp tác trong lao động.
II. NỘI DUNG
1. Xác định mục đích học tập.
2. Để thực hiện mục đích học tập cần hoàn thành những nhiệm vụ nào?
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Phát vấn.
- Tổ chức trò chơi.
- Thảo luận nhóm
IV. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
- SGK, SGV.
- Bài tập trắc nghiệm.
- Giấy khổ to.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
 a. Vì sao cần phải tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và xã hội?
 b. Em hãy nêu những biểu hiện của tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và xã hội?
3.Giảng bài mới
* Hoạt động: Giới thiệu bài
GV: Đưa ra những tình huống để cho học sinh xử lí?
Người công nhân lao động trong nhà máy phấn đấu đạt năng suất cao, làm ra nhiều sản phẩm cho đất nước, đồng thời có được thu nhập cao cho bản thân.
Người nông dân một nắng hai sương lam lũ cấy cày mong 1 mùa gặt bội thu.
Học sinh chuyên cần học tập để trở thành người có năng lực, có ích cho xã hội và gia đình.
GV: Những người nói trên, khi làm việc họ nhằm mục đích gì?
HS: Họ nhằm đạt được mục đích nhất định mà họ đã xác định trước. Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ có những mục đích khác nhau. Mục đích trước tiên của người học sinh là học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vào bài học hôm:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động: Hướng dẫn HS phân tích truyện đọc
1. Nêu những biểu hiện về tính tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú?
2. Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập?
3. Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập?
4. Tú đã có ước mơ gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào?
5. Em đã học được những gì ở bạn Tú?
6. Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì?
* Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Đặt câu hỏi cho HS:
Ước mơ của em sau này làm nghề gì?
Vì sao em lại có ước mơ đó?
Muốn đạt được mục đích đó thì em cần phải làm gì ?
HS: Tự phát biểu.
1. Mục đích học tập cùa học sinh là gì?
GV: Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nổ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập tích luỹ kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà văn, bác sĩ, kỹ sư. như các em mơ ước.
 TIẾT 2
GV: Người có mục đích luôn xác định được công việc của mình phải đạt đến mục đích nào.Tuy nhiên có mục đích phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả cuộc đời, cũng có mục đích đạt được trong thời gian ngắn, với học sinh chúng ta cần xác định mục đích trước mắt.
* Thảo luận nhóm.
¨Tổ 1+2: Em hãy cho biết những việc làm thể hiện mục đích học tập?
 ¨ Tổ 3+4: Vì sao phải kết hợp giữ mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?
GV: Cho HS kể những tấm gương có mục đích học tập mà HS đã sưu tầm
- Bố Hòa mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà ngheo nhưng hai chị em Hoà vẫn cố gắng học tập.
- Bạn Lê bị bệnh tim bẩm sinh nhưng vẫn yêu đời và chăm học.
2. Muốn học tập tốt thì em phải làm gì?
3. Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là gì?
GV: Cần học tập như thế nào để đạt được mục đích đặt ra?
HS: - Muốn học tập tốt phải có ý chí, có nghị lực, phải tự giác sáng tạo trong học tập.
- Học tập một cách toàn diện.
- Học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế cuộc sống.
I. Phân tích truyện
“ Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”
1. Sau giờ học trên lớp, Tú thường tự giác học thêm ở nhà.
- Say mê học tiếng Anh.
- Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh.
2. Tú đã học tập và rèn luyện tốt. 
3. Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ Tú là công nhân.
4. Tú ước mơ trở thành nhà toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì, vượt khó để học tập tốt không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
5. Sự độc lập suy nghĩ.
- Say mê tìm tòi trong học tập.
6. Để đạt được mục đích học tập.
Þ Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực.
II. Nội dung bài học
1. Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ Quốc XHCN. ( a/ SGK/ 27)
* Dặn dò
- Xem trước phần b,c/SGK/27.
- Làm BT a,b/SGK/27
- Sưu tầm tấm gương về việc học tập chăm chỉ dẫn đến thành công trong cuộc sống.
¨-Có kế hoạch.
- Tự giác.
- Học đều các môn.
- Chuẩn bị tốt phương tiện.
- Đọc tài liệu.
- Có phương pháp học tập.
- Vận dụng vào cuộc sống.
- Tham gia hoạt động tập thể và xã hội.
¨- Mục đích cá nhân: vì tương lai của mình, vì danh dự bản thân thể hiện sự kính trọng của mình đối với cha mẹ, thầy cô và tương lai sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
- Mục đích gia đình: mang lại danh dự cho gia đình, là niềm tự hào của dòng họ, là con ngoan, có hiếu, có ích cho gia đình, không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.
- Mục đích xã hội: góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương, đất nước bảo vệ Tổ quốc XHCN, phát huy truyền thống, mang danh dự cho nhà trường.
2. Chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập( vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc thì mới có thể học tập tốt) 
 ( b/ SGK/ 27)
3. Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách ( c/ SGK/ 27).
 4. Luyện tập, củng cố
BT d/ SGK/ 28
Þ Đáp án: Câu trả lời của Tuấn có thể là:
- Tìm những tấm gương về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ở trong sách để chuẩn bị cho nội dung kiểm tra GDCD.
- Đọc sách: “ Người tốt, việc tốt” để chuẩn bị cho bài 11.
- Đọc sách, liên hệ với bản thân để rèn luyện.
- Đọc để giải trí. 
5. Dặn dò
- Ôn tập để thi HKI.
- Xem lại tất cả bài tập.
 - Thi HKI.
RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CONG DAN 6 2010.doc