Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Tuyết

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Tuyết

1. Kiến thức:HS hiểu được thế nào là chí công vô tư . Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.Vì sao cần phải chí công vô tư.

2. Kỹ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

3. Giáo dục:HS biết phân biệt các hành vi, quý trọng và bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự do tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công tác.

 

doc 67 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/08/2009
Tiết 1-BàI 1: Chí công vô tư.
I. Mục tiêu bài dạy.
Kiến thức:HS hiểu được thế nào là chí công vô tư . Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.Vì sao cần phải chí công vô tư.
Kỹ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
Giáo dục:HS biết phân biệt các hành vi, quý trọng và bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự do tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công tác.
II. Phương tiện –Tài liệu
-GV: Tranh ảnh Bài 1+ Tài liệu tham khảo +Bảng phụ
-HS: Bảng nhóm
III.Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra (3’):Sách vở đồ dùng HS
3. Bài mới 
*Giới thiệu (3’):GV nêu vấn đề: Các em thử hình dung xem nếu trong XH, tập thể ai cũng nghĩ đến quyền lợi của bản thân không quan tâm đến lợi ích tập thể của người khác thì tình hình sẽ ra sao? XH có phát triển được không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy có được bảo đảm không? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó
*Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.Tô Hiến Thành - Một tấm gương về chí công vô tư.
-GV:Gọi HS đọc phần 1 SGK
+HS cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi cá nhân
? Theo em Tô Hiến Thành có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc 
?Từ đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành
+HS nhận xét câu trả lời
-GV nhận xét và kết luận
-GV:Gọi HS đọc tiếp phần 2 ĐVĐ
+HS cả lớp theo dõi
?Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp CM của chủ tịch HCM ? Theo em điều đó tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác 
+HS theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi
+HS khác nhận xét
Hoạt động 2: Nội dung bài học.
? Qua 2 câu chuyện trên em thấy Tô Hiến thành và Bác Hồ là người như thế nào
-GV giải thích khái niệm:Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung không lợi ích riêng
?Qua đó em hiểu thế nào là chí công vô tư 
+HS theo dõi SGK và rút ra bài học
-GV :Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi
+Nhóm 1:Tìm những biểu hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
+Nhóm 2:Tìm những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
+HS các nhóm trình bày trên bảng nhóm
+HS các nhóm nhận xét và bổ xung
-GV nhận xét các nhóm
-GV trình bày : Những biểu hiện của chí công vô tư là tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng, tích cực đóng góp cho công việc chung
?Chí công vô tư có tác dụng như thế nào đối với bản thân và cộng đồng?
+HS suy nghĩ và trình bày cá nhân
? Tìm những tấm gương tiêu biểu về chí công vô tư
? HS cần làm gì để rèn luyện chí công vô tư
+HS đọc câu danh ngôn SGK 
? Em hiểu câu danh ngôn trên của HCM như thế nào?
Hoạt động 3:Bài tập
-GV chép bài tập a và b ra bảng phụ
+HS đọc yêu cầu bài tập
-GV:Gọi HS lên làm
+HS dưới lớp cùng làm 
-GV:Gọi HS nhận xét
-GV chữa bài và cho điểm
Bài tập 3 HS đọc bài tập 
-GV cho HS sắm vai và giải quyết tình huống SGK
10’
14’
10’
I. ĐVĐ
1. Tô Hiến Thành -Một tấm gương về chí công vô tư.
-Thuật dùng người:
+Hết lòng vì đát nước
+Biết gánh vác công việc 
=>Ông là người chí công vô tư.
2. Điều mong muốn của Bác Hồ
-Bác Hồ : Cả cuộc đời vì nước vì dân
=>Tình cảm của nhân dân với Bác:Yêu mến, kính trọng
II. Nội dung bài học.
1. Chí công vô tư:
 là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải ,xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Tác dụng:
-Đem lại lợi ích cho tập thể và công đồng Xh
-Làm cho đất nước thêm giàu mạnh XH công bằng dân chủ văn minh.
-Người có phẩm chất này sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng
3. HS cần:
-Có thái độ ủng hộ quý trọng người chí công vô tư
-Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
III. Bài tập.
Bài tập 1(5)-Hành vi thể hiện chí công vô tư là : d, đ, e
-Hành vi không chí công vô tư là :a,b,c
Bài tập 2 (5)
-Tán thành:d,đ
-Không tán thành:a, b, c
Bài tập 3 (6)
-HS sắm vai tình huống và giải quyết tình huống
4. Củng cố (3): -Chí công vô tư là gì?Nêu những biểu hiện của chí công vô tư?
 - HS cần rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
 	5. Hướng dẫn học bài (1’): -Về nhà học bài
 -Hoàn thành bài tập VBT + Xem trước bài 
Ngày dạy :04/9/2009
Tiết 2- BàI 2: Tự chủ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:HS hiểu thế nào là tự chủ.ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và XH. Sự cần thiết phải rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ
2. Kỹ năng:HS nhận biết được biểu hiện của tính tự chủ. Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ
3. Giáo dục:Tôn trọng người biết tự chủ. Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc của bản thân
II. Phương tiện -Tài liệu
-GV: Bài tập tình huống-Bảng phụ
-HS: Các tấm gương HS + Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra (5’)
 -Thế nào là chí công vô tư? Tác dụng của chí công vô tư?
 -HS cần làm gì để rèn luyện chí công vô tư?
3. Bài mới 
*Giới thiệu(2’) :GV:Thầy giáo Nguyễn ngọc Ký là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị ttrí vai trò của mình.Vậy tự chủ là gì nó giúp gì cho chúng ta? Hôm nay chúng ta cùng đi vào để trả lời câu hỏi đó
*Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐVĐ
-GVgọi 1 HS đọc câu chuyện phần 1 ĐVĐ
+HS cả lớp theo dõi 
?Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình
?Theo em Bà Tâm là người như thế nào
+HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi của GV
+HS nhận xét 
? N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Và vì sao như vậy
?Cách ứng xử của Bà Tâm và của N khác nhau ở điểm nào
Hoạt động 2: Nội dung bài học
? Qua 2 tình huống ở phần ĐVĐ các em thấy được bà Tâm là người tự chủ.Vậy em hiểu tự chủ là gì?Hay thế nào là một người có tính tự chủ
+HS theo dõi và suy nghĩ trả lời cá nhân
-GV nhận xét và ghi bảng
?Vì sao con người cần phải biết tự chủ?Hay tự chủ có ý nghĩa ntn đối với chúng ta
+HS trao đổi và trả lời cá nhân
-GV :Cho HS thảo luận nhóm
?Em sẽ làm gì để rèn luyện tính tự chủ
+HS các nhóm trình bày cách rèn luyện của mình
+HS các nhóm khác nhận xét 
-GV chốt lại : Có nhiều cách rèn luyện khác nhau cho mỗi người
? Nêu vài VD trong lớp, trường em thể hiện tính tự chủ
? Nêu và VD thiếu tính tự chủ
+HS 1 đến 2 em phát biểu
+HS đọc câu ca dao SGK
-GV gọi HS giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên 
-GV nhận xét và bổ xung
-GVKL: Chúng ta cần có thái độ trân trọng đối với trường hợp biết tự chủ trong cuộc sống. Đồng thời phê phán không đồng tình với những người không tự chủ trong cuộc sống
Hoạt động 3: Bài tập.
-Bài tập 1 GV ghi ra bảnh phụ 
+HS đọc bài tập . GV gọi 1 HS lên bảng làm
+HS dưới lớp cùng làm và nhận xét
-GV chữa bài và cho điểm
-Bài tập 2:GV cho HS trao đổi tự do và gọi HS xung phong
+HS khác nhận xét
-GV chữa bài và cho điểm
-GV cho HS lập kế hoạch cho bản thân
8’
15’
10’
I. ĐVĐ
1. Một người mẹ
-Bà Tâm choáng váng, đau khổ khi thấy con mình nghiện
 ma tuý
+Nén chặt nỗi đau
=>Làm chủ tình cảm , hành vi của mình, vượt đau khổ sống có ích cho con và mọi người
2. Chuyện của N
-N thi trượt ->buồn chán->lôi kéo nghiện ->trộm cắp
=>N là người thiếu tự chủ
II. Nội dung bài học.
1. Tự chủ là:
-Làm chủ bản thân, suy nghĩ , tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống
-Có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình
2. ý nghĩa của tính tự chủ
-Là đức tính quý giá
-Con người biết sống đúng đắn , biết cư xử có đạo đức, có văn hoá
-Giúp ta đứng vững trước khó khăn, thử thách, cám dỗ
3. HS cần rèn luyện tính tự chủ
-Tập suy nghĩ trước khi hành động
-Sau khi làm cần xem xét lại thái độ, lời nói của mình là đúng hay sai ->Rút kinh nghiệm, sửa chữa 
III. Bài tập.
Bài tập 1 (8)
Em đồng ý với ý kiến :a, b, d, e
Bài tập 3 (8)
Việc làm của Hằng thiếu tính tự chủ , không làm chủ được cảm xúc của mình
+Khuyên Hằng nên bình tĩnh . . Bài tâp:Lập kế hoạch em sẽ làm gì để rèn luyện tính tự chủ
4. Củng cố (3’):GV Khái quát theo nội dung SGK-Tìm những câu ca dao nói về tính tự chủ
5. Hướng dẫn học bài(1’): -Về nhà học bài -Làm bài tập 2, 4 SGK -Làm bài tập VBT
Ngày dạy:11/09/2009
Tiết 3-BàI 3: Dân chủ và kỉ luật
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức:HS hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật. Những biểu hiện dân chủ kỉ luật trong nhà trường và đời sống XH. Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu nhằm phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội điều kiện để mỗi người ư nhân cách và góp phần xây dựng một XH công bằng dân chủ văn minh
2. Kỹ năng:Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc đúng chỗ . Biết góp ý với bạn bè và người xung quanh. Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác 
3. Giáo dục: Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ. ủng hộ những việc làm tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật
II. Phương tiện -Tài liệu
-GV: Tranh ảnh + Các tình huống + Bảng phụ 
-HS: Bảng nhóm + Các tấm gương dân chủ &Kỉ luật
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
 	2. Kiểm tra (5’):?Thế nào là tự chủ? Nêu ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống
 	 ?Bản thân em đã rèn luyện tính tự chủ như thế nào
 	3. Bài mới
*Giới thiệu(3’):GV: Các em đến trường đều phải tuân thủ những nội quy của nhà trường và trong buổi sinh hoạt lớp cô giáo đưa ra một vấn đề thường để các em đưa ý kiến và lấy ý kiến của đa số.Đó chính là dân chủ và kỉ luật .Vậy dân chủ và kỉ luật là gì nó có ý nghĩa ntn trong cuộc sống . Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài.
*Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐVĐ
-GVgọi HS đọc phần 1 ĐVĐ
+HS cả lớp theo dõi
?Lớp 9A đã là gì để thực hiện kế hoạch năm học 
đã đề ra
? Kết quả của việc là đó như thế nào
? Việc là đó thể hiện điều gì
-GVgọi HS đọc phần 2 ĐVĐ
+HS cả lớp theo dõi
?Nêu những việc làm của giám đốc công ty
?Tác hại của việc làm đó
?Việc làm đó thề hiện điều gì
+HS suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét
GVKL: ở 2 Tình huống trong câu chuyện trên chúng ta thấy trái ngược nhau hoàn toàn. Thầy giáo trong câu chuyện thứ nhất đã phát huy tác dụng của dân chủ và kỉ luật của tập thể lớp. Còn trong câu chuyện thứ 2 ông giám đốc theo ý kiến cá nhân thiếu tính dân chủ trong công ty và các em đã thấy được việc làm nào có ý nghĩa và việc làm nào gây tác hại.
Hoạt động 2: Nội dung bài học.
?Qua 2 câu chuyện ta thấy thày giáo đẫ biết phát huy tính dân chủ .Vậy em hiểu thế nào là dân chủ
? Nêu những việc làm thể hiện tính dân chủ trong trường lớp em
? Kỉ luật là gì? Cho VD
? Bản thân em đã thực hiện tốt tính kỉ luật chưa ... a bảng phụ
+HS đọc yêu cầu Bài tập
-GV gọi 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp cùng làm và nhận xét
-GV chữa bài và cho điểm
-Bài tập 2: GV cho HS làm việc cá nhân
-Bài tập 3: Cho HS làm theo nhóm
+HS các nhóm trình bày trên bảng nhóm
+HS các nhóm nhận xét lẫn nhau
-GV nhận xét các nhóm và cho điểm
6’
16’
9’
I. Đặt vấn đề:
-ảnh 1: Bộ đội hải quân
-ảnh 2: Dân quân nữ duyệt binh
-ảnh 3: Thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng
II. Nội dung bài học
1. BVTQ là bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của TQ, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước CHXHCNVN
-BVTQ bao gồm:
+Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
+Thực hiện nghĩa vụ quân sự 
+Thực hiện chính sách hậu phương quân đội 
+Bảo vệ trật tự an ninh XH
-Nghĩa vụ BVTQ là những việc mà người CD phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp BVTQ
2. ý nghĩa:
-Non sông đất nước.... giữ gìn
-Tổ quốc chúng ta..... phá hoại
-BVTQVNXHCN, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của CD
3. Học sinh cần:
-Học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự
-Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú
-Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đồng thời tích cực vận động người thân . . . . thực hiện nghĩa vụ quân sự
III. Bài tập
Bài tập 1:
-Hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ BVTQ: a, c, d, đ, e, h, i
Bài tập 2: Tình huống
-Nếu là Hoà em sẽ giải thích cho mẹ hiểu . . . 
Bài tập 3: HS làm việc theo nhóm
4. Củng cố (4’):
-GV cho HS các nhóm lên giới thiệu các hoạt động BVTQ, giữ gìn an ninh ở địa phương( Yêu cầu chẩn bị trước có kèm theo các tranh ảnh)
-GV giới thiệu thêm một vài hoạt động (Tranh ảnh)
5. Hướng dẫn học bài (1’):
-Về nhà học bài cũ
-Hoàn thành bài tậpVBT-Đọc trước bài 18
Ngày dạy: 15/04/2009 Giáo dục công dân 9
Tiết 32- Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: HS hiểu được biểu hiện của lối sống có đạo đức và tuân theo PL. Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo PL. Những biện pháp rèn luyện để thành người sống có đạo đức có văn hoá và tuân theo PL
2. Kỹ năng: Biết cư xử thể hiện là người sống có đạo đức và tuân theo PL. Biết nhận xét đánh giá những hành vi của bản thân và người khác thể hiện đúng hoặc sai với chuẩn mực đạo đức XH và quy định của PL. Biết tuyên truyền giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện các hành vi đạo đức và tuân theo PL
3. Giáo dục: Có ý thức thường xuyên rèn luyện tu dưỡng hành vi theo chuẩn mực đạo đức XH và quy định của PL. Có tình cảm lành mạnh dối với những người xung quanh có hành vi đạo đức và biết tuân theo PL. Ngược lại biết tỏ thái độ bất bình với những hành vi phi đạo đứcvà không tuân theo PL
II Phương tiện –Tài liệu
-GV: SGK+ SGV+ Tranh ảnh về một vài tấm gương
-HS: Học bài cũ + Tìm hiểu thực tế
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra(5’): ?Thế nào là BVTQ? HS cần phải làm gì để BVTQ?
 -HS làm bài tập (Bảng phụ)
3. Bài mới:
*Giới thiệu(3’):GV Kể một tấm gương . HS nhận xét. GV dẫn dắt vào bài
*Nội dung bài dạy:
Các hoạt động của GV- HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐVĐ
-GV:Gọi 1HS đọc câu chuyện SGK
+HS cả lớp theo dõi
? Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức 
?Nêu những biểu hiện tuân theo PL của Nguyễn Hải Thoại
?Động cơ nào thôi thúc Nguyễn Hải Thoại có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển Tổng công ti? Động cơ đó biểu hiện phẩm chất gì của anh
? Sống có đạo đức và tuân theo PL như Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và XH
+HS theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi
-GV nhận xét câu trả lời của HS và ghi bảng
Hoạt động 2: Nội dung bài học
-GV: Chép 3 quan điểm (Bảng phụ)
+HS chia 3 nhóm thảo luận 
*Quan điểm 1: Chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức XH không cần thực hiện PL
*Quan điểm 2: Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền chỉ cần mọi người thực hiện những quy định của PL, điều hành theo PL thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả
*Quan điểm 3: Mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo PL
? Em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?
+HS các nhóm trình bày trên bảng nhóm. Các nhóm theo dõi và nhận xét lẫn nhau
-GV nhận xét các nhóm và KL: Đồng ý với quan điểm 3 vì sống có đạo đức là việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức Xh một cách tự giác, được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận. Khi hiểu biết gia trị của các chuẩn mực ĐĐ thì nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi PL, làm cho việc thực hiện PL ko bị gò bó và như vậy việc thực hiện PL sẽ có hiệu quả hơn
-GV đưa ra VD cụ thể cho quan điểm 3
? Thế nào là sống có đạo đức? Cho VD
?Trái với những người sống có đạo đức là gì?Nêu biểu hiện
? Sống tuân theo PL là sống như thế nào? Cho VD?
?Trái với việc sống tuân theo PL là gì? Cho VD
-GV đưa ra một số VD về người có ý thức BVMT&TNTN là biểu hiện của người có đạo đức và tuân theo PL
?Yêu cầu HS lấy VD
?Mối quan hệ giữa đạo đức và PL
?Sống có đạo đức và tuân theo PL có tác dụng như thế nào?
?Nếu sống thiếu đạo đức và không tuân theo PL sẽ có tác hại như thế nào?
+HS theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét câu trả lời của HS và ghi bảng
? HS cần phải làm gì
+HS liên hệ bản thân trả lời theo cá nhân
Hoạt động 3: Bài tập
-GV chép bài tập 2 lên bảng phụ 
+HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm.HS dưới lớp cùng làm và nhận xét
-GV chữa bài cho điểm
-Bài tập 4 và bài 5 HS làm việc theo nhóm
+Nhóm 1: Làm bài 4
+Nhóm 2: Làm bài 5
+HS các nhóm theo dõi và nhận xét lẫn nhau
-GV nhận xét các nhóm
8’
14’
9’
I. ĐVĐ
-Nguyễn Hải Thoại là tấm gương:
 +Sống có đạo đức: Có tâm, Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, Nâng cao trình độ công nhân. . .
+Sống tuân theo PL: Thực hiện kỉ luật LĐ, Mở rộng quy mô SX theo PL, Nộp thuế đóng bảo hiểm XH, đấu tranh với các hành vi tiêu cực
-Động cơ để phát triển công ti: xây dựng công ti ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước, Sống có đạo đức và PL
Anh là người sống có đạo đức và tuân theo PL
II. Nội dung bài học
1. Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức XH. . . để thực hiện mục tiêu đó
-Tuân theo PL là luôn sống và
hành động theo những quy định của PL
-Luôn có ý thức BVMT và TNTN là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo PL
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và PL:
-Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người trong đó có PL
-Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của PL
3. Tác dụng:
-Là điều kiện, yếu tố giúp con người tiến bộ không ngừng. . . có ích cho mọi người, cho XH
-Được mọi người yêu quý, kính trọng
4. Học sinh:
-Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân. . . tuân theo PL
-Học tập tốt, LĐ tốt, Rèn luyện đạo đức
-HS có trách nhiệm BVMT&TNTN, đồng thời vận động bạn bè , người thân cùng thực hiện
III. Bài tập
Bài tập 2:
-Hành vi có đạo đức: a, b, c, d, đ, e
-Hành vi tuân theo PL: g, h, i, k, l
Bài tập 4:
-Hành vi của một số thanh niên vi phạm cả đạo đức và PL vì Thái độ nhận thức không đúng gây hậu quả lớn cho bản thân gia đình và Xh
Bài tập 5:
-Nếu là Thanh và Hà em sẽ nhận gói hàng và đem nộp và khai báo với công an 
-Hành vi của chị phụ nữ là vi phạm PL
4. Củng cố (4’): ?Thế nào là sống có đạo đức? Tìm những biểu hiện của sống có đạo đức? Nêu tác dụng của nó?
-Sống tuân theo PL là gì? Nêu những việc làm tuân theo PL? Tác dụng của nó?
5. Hướng dẫn học bài(1’): -Về nhà ôn lại toàn bộ giờ sau ôn tập
 -Hoàn thiện toàn bộ VBT
Ngày dạy: 22/04/2009 Giáo dục công dân 9
Tiết 33: Ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức đã học ở học kì 2 để HS một lẫn nữa nhớ lại kiến thứ một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó GV biết được điểm yếu của HS để có phương pháp ôn tập cho phù
2. Kỹ năng: Nắm vững kiến thức để vận dụng vào cuộc sống
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức sống tuân theo PL
II. Phương tiện – Tài liệu:
-GV: Chuẩn bị một số câu hỏi+ Bài tập
-HS: Ôn tập kiến thức
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra (5’): Sống có đạo đức và tuân theo PL là gì? Cho VD?
? Mối quan hệ giữa đạo đức và PL? HS cần phải làm gì để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo PL?
3. Bài mới
* Giới thiệu(2’): Gv khái quát và dẫn dắt vào bài
*Nội dung bài dạy:
Các hoạt động của GV-HS
(t)
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Lí thuyết
-GV chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến nội dung từ bài 11->18
-GV: Đọc cho HS chép câu hỏi vào vở
+HS làm đề cương ôn tập vào vở
-GV: Giải đáp thắc mắc của HS nếu có
Hoạt động 2:Bài tập
-
-GV chuẩn bị một số bài tập ra bảng phụ
-Yêu cầu HS đọc bài tập
-GV:Gọi một số em lên làm
+HS ở dưới lớp cùng làm và nhận xét
-GV chữa bài tập và cho điểm
15’
16’
I. Lí thuyết
Câu 1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì? Liên hệ bản thân
Câu 2: Hôn nhân là gì? Những quy định của PL nước ta về hôn nhân?
Câu 3: Quyền tự do kinh doanh là gì? Nghĩa vụ của CD trong kinh doanh?
Câu 4: LĐ là gì? Quyền và nghĩa vụ LĐ của CD là gì? 
Câu 5: Vi phạm PL là gì? Nêu các loại vi phạm PL? Cho VD?
Câu 6: Trách nhiệm pháp lí là gì? Nêu các loại trách nhiệm pháp lí?Cho VD?
Câu 7: Quuyền tham gia quản lí nhà nước và XH của CD là gì? CD có thể tham gia quản lí nhà nước và XH bằng cách nào? Nhà nước làm gì để cho CD có thể thực hiện được quyền này
Câu 8: BVTQ là gì? Nghĩa vụ của CD trong việc BVTQ?
Câu 9: Sống có đạo đức là gì? Cho VD?
Câu 10: Tuân theo PL là gì? Cho VD?
II.Bài tập
BT1: Nêu một và tấm gương về thanh niên đã cống hiến cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước? Em học tập được gì ở họ?
BT2: Nêu hậu quả của việc kết hôn sớm? 
BT3: Nêu một số trường hợp kinh doanh không đúng PL? 
BT4: Hãy nhận xét các hành vi sau đây và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì ?
An cùng bạn mình tổ chức đua xe vượt đèn đỏ
Thiếu tiền tiêu. Bình đã sang nhà hàng xóm ăn trộm xe máy đem bán
Học hết cấp 3 thi không đỗ Hà ở nhà chơi không lao động giúp gia đình
Bà Lan kinh doanh pháo nổ
Quản lí thị trường kiểm tra phát hiện nhà bà Thu kinh doanh đồ nội thất không có giấy phép
	4. Củng cố (3’):
-GV khái quát lại nội dung kiến thức
-Nhấn mạnh những phần quan trọng
	5. Hướng dẫn học bài (1’):
	-Về nhà ôn tập chu đáo
	-Xem lại có gì thắc mắc thì hỏi
	-Chuẩn bị thi học kì 2
Ngày dạy: 
Tiết 35: Kiểm tra học kì 2
I. Mục tiêu bài dạy
Kiến thức:
-Qua giờ kiểm tra đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở học kì 2 
-Từ đó biết được những mặt hạn chế của học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp
Kỹ năng:
-Làm bài, Trình bày bài viết
3. Giáo dục:
-HS có ý thức độc lập suy nghĩ khi làm bài
II. Phương tiện –Tài liệu
+GV:Đề + Đáp án PDG 
+HS: ôn tập chu đáo
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra : Không
Bài mới: 
Đề bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an giao duc cong dan 9.doc