Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tháng 11 năm 2011

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tháng 11 năm 2011

1.MỤC TIÊU.

a. Về kiến thức.

- Biết được một số tấm gương anh hùng thương binh, liệt sĩ tiêu biểu.

 b. Về kĩ năng.

- Biết xây dựng một số tiểu phẩm về các tấm gương anh hùng thương binh, liệt sĩ tiêu biểu.

c. Về thái độ.

- Có thái độ tôn trọng , học hỏivà biết ơn anh hùng thương binh, liệt sĩ. Từ đó có ý thức phấn đấu để thực hiện lí tưởng đúng đắn của mình.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tháng 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 14.11.2011 Ngày dạy: 17.11.2011 dạy lớp 9b 	 18.11.2011 dạy lớp 9a. 	 
Tiết 14. THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ 
( VỀ MỘT SỐ TẤM GƯƠNG ANH HÙNG LIỆT SĨ)
1.MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức. 
- Biết được một số tấm gương anh hùng thương binh, liệt sĩ tiêu biểu.
 b. Về kĩ năng.
- Biết xây dựng một số tiểu phẩm về các tấm gương anh hùng thương binh, liệt sĩ tiêu biểu.
c. Về thái độ.
- Có thái độ tôn trọng , học hỏivà biết ơn anh hùng thương binh, liệt sĩ. Từ đó có ý thức phấn đấu để thực hiện lí tưởng đúng đắn của mình.
2.CHUẨN BỊ.
a. Chuẩn bị của Giáo viên.
-Một số tấm gương anh hùng thương binh, liệt sĩ
- Giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Chuẩn bị tiểu phẩm về một số anh hùng thương binh liệt sĩ.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ. (Không)
* ĐVĐ: (1’)
Sống có lí tưởng là có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Vậy biết được lí tưởng sống cao đẹp của một số tấm gương anh hùng thương binh, liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến của DT , chúng ta đi tìm hiểu
	b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi.
Cho Hs thảo luận
Ước mơ của em hiện nay là gì? Để thực hiện được ước mơ đó em sẽ làm gì?
Nhận xét, tuyên dương Hs có ước mơ cao đẹp.
Chúc ước mơ của các em trở thành hiện thực.
Trong các cuộc kháng chiến của DT, em được biết đến những tấm gương anh hùng nào? Em hãy kể tên các tấm gương tiêu biểu đó.
Vậy để biết dược những việc làm của các anh hùng tiêu biểu trong trong các cuộc kháng chiến của DT, chúng ta sẽ chuyển sang phần tiểu phẩm
Chia lớp thành 4 nhóm 
N1+ 3: Thể hiện tiểu phẩm về chị Võ thị Sáu.
N2+ 4: Thể hiện tiểu phẩm về chị Lê văn Tám,
Y/c các nhóm nhận xét.
 Nhận xét: Những mặt ưu điểm và tồn tại của các vai diễn, nội dung của tiểu phẩm.
Chuẩn nội dung.
- Hs đưa ra ý kiến.
- Là trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Cố gắng học tập, tu dưỡng đạo dức, có ý chí nghị lực vươn lên
- Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Lê Văn Trỗi....
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm, Phân vai, Sắm vai theo nội dung đã chuẩn bị ở tiết trước.
- Các nhóm lần lượt lên sắm vai.( từ nhóm 1 đến nhóm 4)
- Các nhóm nhận xét chéo.
I.đặt vấn đề.(7’)
- Một số tấm gương anh hùng tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến của DT: Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Lê Văn Trỗi....
II. Nội dung tiểu phẩm.(32’)
- Anh hùng Lê văn Tám đã biến thân mình thành ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc khi tuổi đời còn rất trẻ.
- Chị Võ thị Sáu nhiều lần ném lựu đạn vào giặc pháp, khi bị đưa ra pháp trường chị vẫn hiên ngang bất khất...
c .Củng cố , luyện tập. (3’)
*.Câu hỏi: 
 Em hãy kể tên những tấm gương các anh hùng tiêu biểu trong trong các cuộc kháng chiến của DT? Trong các tấm gương đó em ấn tượng nhất về người anh hùng nào? Em hãy kể lại những việc làm dũng cảm của vị anh hùng đó?
*.Đáp án:
 - Một số tấm gương anh hùng tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến của DT: Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Lê Văn Trỗi....
- Liên hệ: Hs tự liên hệ
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(2’)
- Về học bài ( ôn lại toàn bộ nội dung đã học về thực hiện trật tự ATGT) 
Ngày soạn 20.11.2011 Ngày dạy: 23.11.2011 dạy lớp 9b 	 24.11.2011 dạy lớp 9a. 	 
Tiết 15. THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI ĐÃ HỌC.
( GIÁO DỤC THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG)
1.MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức. 
- Tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông, những qui định cần thiết, ý nghĩa việc chấp hành trất tự an toàn giao thông.
 b. Về kĩ năng.
- Nhận thức một số dấu hiệu chỉ dẫn áp dụng vào thực tế.
c. Về thái độ.
- Rèn ý thức tôn trọng các qui định, ủng hộ việc tôn trọng luật an toàn giao thông, phản đối hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
2.CHUẨN BỊ.
a. Chuẩn bị của Giáo viên.
- Tư liệu “ cuốn giáo dục thực hiện trật tự an toàn giao thông trong trường học” 
- Giáo án.
- nghiên cứu bài soạn.
- Sưu tầm thông tin, số liệu, các loại biển báo thông dụng
b. Chuẩn bị của HS.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện an toàn giao thông ở địa phương.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ. (Không)
 * ĐVĐ: (1’)
Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày cang gia tăng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn cầu ( xã hội). Hàng năm tai nạn giao thông làm chết, bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Vậy làm thế nào để giảm bớt được những vụ tai nạn đó
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi.
Em hãy nêu việc thực hiện luật an toàn giao thông ở địa phương nơi em cư trú?
Nhận xét.
Những nguyên nhân nào phổ biến gây ra các tai nạn giao thông?
Những đối tượng nào thường gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất?
Mở rộng.
Các vụ tai nạn xảy ra do xe máy chiếm khoảng 70%... ở Việt Nam tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao so với các nước trên thế giới.
Chuẩn kiến thức.
Em hãy nêu các nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông mà em biết?
? các vụ tai nạn giao thông gây ra những hậu quả nào?
? ở địa phương em có hay xảy ra tai nạn giao thông không? Nguyên nhân của các vụ tai nạn đó là gì?
Bổ xung.
Để giảm bớt được các tai nạn giao thông đáng tiếc sảy ra chúng ta phải làm như thế nào?
Bổ sung, chuẩn kiến thức
Mọi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm
Những nguyên nhân nào do người đi bộ gây ra tai nạn giao thông?
Những nguyên nhân gây tai nạn giao thông do người đi xe đạp là gì?
Chuẩn kiến thức.
Tai nạn giao thông do người đi xe máy gây ra bao gồm những nguyên nhân nào?
Chuẩn kiến thức.
- Đa số thực hiện tốt.
- Một số người còn vi phạm (Cố tình vi phạm).
- Ý thức của người dân chưa cao.( Phóng nhanh vượt ẩu....)
- Chưa nắm được luật.
-> Các vụ tai nạn do thanh thiếu niên gây ra chiếm tỉ lệ cao. Vì không am hiểu luật giao thông, một số ít người cố tình vi phạm.
- Do người đi bộ không đi đúng phần đườn qui định: Đi lộn xộn, mang vác cồng kềnh
- Người đi xe đạp: Đi hàng 3 hàng 4, kéo đẩy, sang đường không xin đường
- Người đi xe máy: Phóng nhanh vượt ẩu, đi quá tốc độ cho phép, đèo 3...
- Điều khiển ô tô không có giấy phép, xe quá hạn sử dụng
- Gây tử vong hoặc thương tích cho người tham gia giao thông.
- Gây ách tắc giao thông.
- Liên hệ thực tế.
- Thực hiện đúng hiệu lệnh, qui định, tín hiệu, biển báo, cọc tiêu, hàng rào chắn
- Nêu cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Đi không đúng phần đường qui định dành cho người đi bộ.
- Gánh hàng cồng kềnh.
- Không quan sát trước khi sang đường
- Dàn hàng ngang.
- Lạng lách, đánh võng.
- Chở vật cồng kềnh.
- Kéo đẩy xe khác.
- Đèo 3, đi bằng 1 bánh, buông hai tay
- Đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Lạng lách, đánh võng.
- Không am hiểu luật giao thông.
- Say rượu, bia khi điều khiển xe.
- Chở hang cồng kềnh.
I. Tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương: (9’)
- Đa số thực hiện tốt.
II. Nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông: (10’)
- Không hiểu luật giao thông.
- ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông kém
-> Các vụ tai nạn do thanh thiếu niên gây ra chiếm tỉ lệ cao. Vì không am hiểu luật giao thông, một số ít người cố tình vi phạm.
III- Cách khắc phục: (8’)
- Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện đúng hiệu lệnh, qui định, tín hiệu, biển báo, cọc tiêu, hàng rào chắn
- Nêu cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông
IV- Nhận biết những tai nạn giao thông do nguyên nhân nào gây ra: (13’)
1- Do người đi bộ:
- Đi không đúng phần đường qui định dành cho người đi bộ.
- Gánh hàng cồng kềnh.
- Không quan sát trước khi sang đường.
2- Do người đi xe đạp:
- Dàn hàng ngang.
- Lạng lách, đánh võng.
- Chở vật cồng kềnh.
- Kéo đẩy xe khác.
- Đèo 3, đi bằng 1 bánh, buông hai tay
3- Do người đi xe máy:
- Đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Lạng lách, đánh võng.
- Không am hiểu luật giao thông.
- Say rượu, bia khi điều khiển xe.
- Chở hang cồng kềnh.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
*. Câu hỏi:
- Tình hình tai nạn giao thông ở Mường la hiện nay như thế nào?
- Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông mỗi chúng ta cần phải làm gì?
*. Đáp án:
- Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện đúng hiệu lệnh, qui định, tín hiệu, biển báo, cọc tiêu, hàng rào chắn
- Nêu cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông
d. Hướng dẫn H/S tự học ở nhà: (1’)
- Ôn lại nội dung các bài đã học( từ bài 1 đến bài 11).
	- Làm lại các dạng bài tập ở các bài đó.
Ngày soạn 28.11.2011 Ngày dạy: 01.12.2011 dạy lớp 9b 	 02.12.2011 dạy lớp 9a. 	 
Tiết 16. ÔN TẬP HỌC KÌ I.
1.MỤC TÊU.
a. Về kiến thức. 
- Hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung đã học trong kì I.
 b. Về kĩ năng.
- Biết phân biệt những việc làm đúng sai, biết cách ứng xử đúng trong các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kì I
c. Về thái độ.
- Giáo dục ý thức học tập, tìm hiểu, nghiên cứu nội dung đã học.
2.CHUẨN BỊ.
a. Chuẩn bị của Giáo viên.
- SGK, SGV GDCD 9
- Giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi
b. Chuẩn bị của HS.
- SGK GDCD 9.
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong học kì I.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra kết hợp trong quá trình ôn tập)
 * ĐVĐ: (1’)
Để giúp các em nắm được các nội dung kiến thức cơ bản đã học trong kì I, tiết học
b. Dạy nội dung bài mới.
G
H
G
G
H
G
I. Lý thuyết.(30’)
Phát phiếu học tập cho HS.
Phiếu số 1.
1.Chí công vô tư là gì?Chí công vô tư đem lại lợi ích gì cho chúng ta?H/S rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
2.Tự chủ là gì? Kể một biểu hiện thể hiện tính tự chủ?Là H/S cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?.Tìm những câu ca dao, tục ngữ về tính tự chủ
 Phiếu số 2.
1.Thế nào là dân chủ và kỉ luật là gì? Ví dụ cụ thể thể hiện tính tuân theo kỉ luật và dân chủ của em?H/S cần rèn luyện tính tôn trọng kỉ luật như thế nào?
2.Hoà bình là gì?Thế nào là bảo vệ hoà bình?Tìm biểu hiện lòng yêu hoà bình?Để bảo vệ hoà bình chúng ta cần làm như thế nào?
 Phiếu số 3
1.Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?Công dân có trách nhiệm gì đối với việc tăng cường tình hữu nghị với các dân tộc
2.Hợp tác cùng phát triển là gì?Hợp tác với các nước dựa trên cơ sở nào?H/S cần rèn luyện tinh thần hợp tác với các nước như thế nào?
3.Em hiểu lý tưởng sống là gì? Người có lí tưởng sống cao đẹp là người như thế nào?Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì?
 Phiếu số 4
1.Dân tộc có những truyền thống tốt đẹp nào?.Chúng ta cần làm những gì để kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó?
2.Em hiểu thế nào là năng động và Sáng tạo ? Nêu một biểu hiện thể hiện sự sáng tạo?Để trở thành người năng động, sáng tạo H/S phải làm gì?
3.Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?Nêu biểu hiện làm việc có năng suất, hiệu quả?Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao chúng ta cần phải làm như thế nào?
Học sinh thảo luận , đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm nhận xét chéo.
Nhận xét, phản hồi các kiến thức trọng tâm
1. Chí công vô tư Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải
- Đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
-Ủng hộ, quí trọng người chí công cô tư, phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
2.Tự chủ Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn bình tĩnh, tự tin, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
3. Hoà bình Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang
- Là gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng để đàm phán, giải quyết mâu thuẫn
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người
4Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: 
- Là quan hệ thân thiện giữa nước này với nước khác Việt Nam- Lào, Việt Nam- Campuchia
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị bằng thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
6- Hợp tác cùng phát triển: 
- Là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
- H/S trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
7- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: 
- Tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp , bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân ghĩa, hiếu học, cần cù lao động, hiếu thảo
- Cần tự hào, giữ gìn và phát huy, lên án, ngăn chặn hành vi làm tổn hại đến truyền thống.
8- Năng động, sáng tạo:
- Là tích cực, chủ động, giám nghĩ giám làm.
- Sáng tạo: Là say mê, nghiên cứu, tìm tòi
- Tìm ra cách học tốt nhất cho mình, tích cực vân dụng những điều đã học và cuộc sống.
9- Việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả: 
- Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
10- Lí tưởng sống của thanh niên:
- Là cái đích của cuộc sống mà mọi người khát khao muốn đạt được.
- Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc
- Là phấn đấu vì mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. Bài tập.( 12’)
Cho học sinh sắm vai một số tình huống.
1. Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
2.Việc làm thể hiện lí tưởng sống cao đẹp.
Nhóm 1,3 thể hiện tình huống 1.
Nhóm 2,4 thể hiện tình huống 2.
Các nhóm thể hiện các tình huống trên
Nhận xét chéo.
Nhận xét, tuyên dương đội thể hiện tốt tình huống đc phân công.
c .Củng cố , luyện tập.( Đã lồng ghép trong tiết học)
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(2’)
- Ôn toàn bộ nội dung kiến thức đã hoc.
- Chuẩn bị giấy, bút tiết sau kiểm tra học kì I
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
Thời gian: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Nội dung kiến thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9(1).doc