Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tháng 2 năm 2010

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tháng 2 năm 2010

I: Mục tiêu cần đạt

Giúp HS

- Hiểu được những định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

- Xác định rõ vị trí vai, trò và trách nhiệmcủa bản than gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

II: Chuẩn bị

- HS soạn trước bài ở nhà

 

doc 46 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tháng 2 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/1/10
Ngày giảng: 9/1/10
TIẾT 19 : TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP 
 CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
I: Mục tiêu cần đạt
Giúp HS 
- Hiểu được những định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Xác định rõ vị trí vai, trò và trách nhiệmcủa bản than gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
II: Chuẩn bị
- HS soạn trước bài ở nhà
- GVnghiên cứu tài liệu, soạn bài, làm đồ dùng dạy học( phiếu học tập)
III: Các hoạt động dạy học
- Ôn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề
GV gọi HS đọc bức thư của tổng bí thư Nông Đức Mạnh 
GV chia lớplàm 3 nhóm thảo luận 10 phút
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét
GV chốt lại các ý chính
Nóm 1: Trong thư đồng chí Tổng bí thư có nhắc đến nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra như thế nào ?
Nhóm 2: Hãy nêu vai ttrò, vị trí của thanh niên ttrong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá qua bài phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ?
GV hỏi thêm: Tại sao Tổng bí thư cho rằng thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là ttrách nhiệm vẻ vang là thời cơ lớn của thanh niên ?
HS Vì ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người là tự vươn lên, gắn với xã hội, quan tâm đến nọi người, nhân dân và tổ quốc.
Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì khi thảo lận nội dung bức thư của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên ?
? / Qua các ý trên ta có thể rút ra kết luận gì ?
HS nêu kết luận
GV chốt lại
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu và ý nghĩa của sự nghiệp CNH-HĐH
GV cho HS trao đổi theo bàn các câu hỏi 
? / Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì ?
? / Ý nghĩa của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 
HS trao đổi tham gia trình bày các ý kiến cá nhân
GV kết luận lại cấc ý kiến
GV nhấn mạnh: để thực hiện CNH-HĐH thì yếu tố con người và chất lượng nguồn lao độnglà yếu tố quyết định chính. Vì vậy Đảng ta quyết định giáo dục là quốc sách hàng đầu
I: Đặt vấn đề
Tìm hiểu bức thư của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên
- Đại hội lần thứ I X của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra
+ Phát huy sức mạnh của dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt 
+ Vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
+ Chiến lược phát triển kinh tế10 năm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tọ điều kiện để trở thành nươcs công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Vai trò, vị trí của thanh niên
+ Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người vưpn lên tự rèn luyện.
+ Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc.
+ Quyết tam xoá tình trạng nước nghèo kém phát triển.
+ Thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Qua bức thư giúp ta hiểu
+ Hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
+ Hiểu vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH
+ Hiểu được việc làm cụ thể của thanh niên, học sinh thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH.
Kết luận: CNH-HĐH đất nước chính là sự nghiệp của thanh niên.
Mục tiêu của CNH-HĐH
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường.
- Ứng dụng nền công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào lĩnh vực cuộc sống xã hội và sản xuấtvật chất.
- Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn dân.
Ý nghĩa
- CNH-HĐH đất nước là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 
- Tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế, xã hội, con người).
- Để thực hiện lí tưởng “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Hết tiết 19
Củng cố: Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ?
Dặn dò: HS chuẩn bị tiếp bài : Thanh niên phải làm gì để thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ?
Ngày soạn: 15/1/10
Ngày giảng: 16/1/10
TIẾT 20 : TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP 
 CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
(Tiếp theo)
I: Mục tiêu cần đạt
1: Về kiến thức
- HS hiểu vị trí, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
2:Về kĩ năng
HS có kĩ năng phân tích, tổng hợp, có thể tự lập trong một số lĩnh vực hoạt động, chuẩn bị hành trang để tham gia vào công việc lao động xã hội, lập thân, lập nghiệp hoặc học lên THPT
3: Về thái độ
Xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội, có ý thức học tập, rèn luyện chuẩn bị sẵn sàng gánh vác trách nhiệm “thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH”
II: Chuẩn bị 
HS học trước bài ở nhà
GV nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, chuẩn bị phiếu học tập
III: Các hoạt động dạy học
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ ( 5 pút )
? Mục tiêu của CNH-HĐH đất nước là gì?
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Cách tiến hành ( 15 phút )
HS hình thành hai nhóm trao đổi 8 phút
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
? / Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ?
? / Nhiệm vụ của thanh niện, nhọc sinh trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ?
Các nhóm HS tiến hành thảo luận cử đại diện trình bày
GV ghi các ý lên bảng, HS nhận xét 
GV nhận xét chốt lại các ý chính
HS đọc lại nội dung bài học
GV hướng dẫn HS học nội dung bài học
Hoạt động 2: Thảo luận phương hướng phấn đấu của lớp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đsị hoá đất nước ( 10 phút )
- Cách tiến hành
HSthảo luận lớp về phương hướng phấn đấu của lớp
Lớp trưởng đại diện lớp trình bày
GV nhận xét chung, động viên khuyến khích HS thực hiện
GV chốt lại một sồ nhiệm vụ chính
Hoạt động 3: HS làm bài tập ( 15 phút )
HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS nêu ý kiến
GV nhận xét, đưa ra một số ý kiến
HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS nêu các tấm gương phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
HS cùng nhận xét học tập
HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS nêu ý kiến nhận xét
GV nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập 4
HS nhận xét về quan niệm
GV nhận xét
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 5
HS dọc và làm bài tập 6
HS trả lời 
GV ghi lên bảng 
HS nhận xét 
GV đưa ra đáp án
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 7
II: Nội dung bài học
* Trách nhiệm của thanh niên
- Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị
- Có lối ssống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực
- Có ý thức rèn luyện sức khoẻ
- Tham gia lao động sản xuất
- Tham gia các hoạt đsộng chính trị xã hội
* Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện
- Xác định lí tưởng đúng đắn
- Có kế hoạch học tập, rèn luuyện, lao 
động để phấn đấu trpr thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới
1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2: Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh
* Phương hướng phấn đấu của lớp
- Thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn thanh niên
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về học tập phải rèn luyện tu dưỡng
- Thường xuyên tổ chức tham gia trao đổi về lí tưởng trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
III: Bài tập
Bài tập 1
Là lực lượng trử khoẻ, có tri thức là thế hệ tương lai của đất nước..
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Không đồng ý với quan niệm trên
Bài tập 5: Về nhà
Bài tập 6
- Biểu hiển trách nhiệm: a,b,d,đ,g,h,k
- Biểu hiện thiếu trách nhiệm: c,e,i
Bài tập7: Về nhà
Củng cố : Nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
Dặn dò: Học bài chuẩn bị bài 12
Ngày soạn: 22/1/2010
Ngày giảng: 23/1/2010
TIẾT 21 BÀI 12 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
I: Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS hiểu một số biểu hiện vi phạm luật hôn nhân
- Hiểu quan niệm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân
- Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp
II: Chuẩn bị
HS soạn trước bài ở nhà
GV soạn bài chuẩn bị đồ dùng dạy học
III: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ ( 5 pút )
? Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề
( 20 phút )
- Cách tiến hành HS đọc “Chuyện của T”
- GV nêu câu hỏi
? Em có nhận xét gì về T và K trong câu chuyện trên ?
HS nhận xét
GV nhận xét chốt lại
? Hậu quả của cuộc hôn nhân giữa T và K như thế nào ?
HS trả lời nhận xét
GV chốt lại
HS đọc câu chuyện “Nỗi khổ của M”
GV nêu câu hỏi
? Em thấy M là một cô gái như thế nào?
? Vì sao M lại lâm vào nỗi khổ như vậy ?
HS tìm các chi tiết phát biểu
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét 
? Hậu quả M đã lâm vào cảnh sống như thế nào ?
? Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
HS nêu bài học 
GV kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận giúp HS hiểu quan niệm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân ( 20 phút )
- Cách tiến hành 
GV cho HS trao đổi theo tổ các câu hỏi
Các tổ trao đổi cử đại diện trình bày, lớp nhận xét
GV nhận xét chốt lại từng câu hỏi
? Theo em thế nào là tình yêu chân chính?
? Em còn thấy có những loại tình yêu nào khác trong cuộc sống ?
? Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến điều gì ?
GV lưu ý HS không nên nhầm lẫn giữa tình bạn với tình yêu
? Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân như thế nào ?
GV ? thêm thế nào là hôn nhân trái pháp luật ?
HS trả lời nhận xét
GV nhận xét
? Qua sự phân tích trên em hiểu thế nào là hôn nhân ?
HS trả lời, nhận xét
GV chốt lại điểm 1 Nội dung bài học
I: Đặt vấn đề
1: Chuyện của T
- T học hết lớp 10 (chưa đủ tuổi kết hôn) đã kết hôn
- Bố mẹ T ham giàu, ép T lấy chồng mà không có tình yêu
- Chồng T là thanh niên lười biếng, ham chơi, rượu chè
 Hậu quả
- T làm lụng vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu
- K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con
2: Nỗi khổ của M
- M là một cô gái đảm đang, hay làm
- H chàng trai thợ mộc yêu H, vì nể sợ người yêu, M quan hệ với H và có thai
- H dao động trốn tránh trách nhiệm
- Gia đình H phản đối không chấp nhận M
 Hậu quả
- M sinh con gái và vất vả đến kiệt sức để nuôi con
- Cha mẹ m hắt hủi, xóm giềng, bạn bè chê cười
 Bài học 
- Không yêu, lấy chồng lấy vợ quá sớm
- Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật qui định
- Xác định đúng vị trí của mình hiện nay đang là học sinh THCS
- Tình yêu chân chính là tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau
- Tìn yêu không lành mạnh là thứ tình cảm không bền vững, vụ lợi (tham giàu, tham địa vị), thiếu trách nhiệm trong tình yêu
- Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính như: vì tiền, vì danh vong, bị ép buộcsẽ dấn đến gia đình tan vỡ, bất hạnh
- Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính, đủ tuổi kết hôn ... ệc làm của Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người trong xã hội ?
- HS trao đổi, trình bày
- GV nhận xét chốt lại 
1: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật 
- Biết tự trọng, tự tin, tự lập, có tâm, trung thực
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người
- Trách nhiệm, năng động, sáng tạo
- Nâng cao uy tín dơn vị công ty
2: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật 
- Làm theo pháp lật
- Giáo dục chjo mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật trong lao động
- Mở rộng sản xuất theo qui định của pháp luật
- Luôn đấu tranh với những biểu hiện làm ăn phi pháp
3: Động cơ nào thôi thúc
- Động cơ thúc đẩy “Xây dựng một công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước”
- Động cơ thể hiện đức tính “Sống có đạo đức và làm theo Hiến pháp, pháp luật”
4: Việc làm của Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích
- Bản thân anh đạt danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”
- Công ty là tiêu biểu của nghành xây dựng, mở rộng quan hệ với các nước khác
? Qua việc tìm hiểu trên em hiểu như thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
- HS trả lời, nhận xét
- GVm chốt lại mục 1 Nội dung bài học
Hoạt động 2: Phân tích tác dụng của sống có đạo đức và làm theo qui định của pháp luật (10 p)
- GV cho Hs thảo luận câu hỏi theo bàn
? Sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại sẽ có lợi ích gì ?
- HS phát biểu
- GV nhận xét: Điều lợi cơ bản là công hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của quàn chúng cống hiến cho xẫ hội, cho công việc đem lại lợi ích cho tập thể, góp phần xây dựng đất nước
- GV liên hệ với tập thể lớp: Mọi người biết sống vì người khác thì phong trào của lớp của trường sẽ phát triển và bant thân người đó cũng sẽ phát triển nhân cách
Hoạt động 3: Giúp HS hiểu tác hại của những người có hành vi sống không có đạo đức vi phạm pháp luật (10 p)
- GV gợi ý cho HS tìm ví dụ ở xung quanh về những người đã bị toà án xử về các tộitrên các phương tiện thông tin đại chúng
- HS nêu và phân tích tác hại
- GV nhận xét : Tác hại cảu những kể đó dẫn đến hành vi hại nước hại dân, hại ngay chính bản thân gia đình mình
Hoạt động 4: Tìm hiểu Nội dung bài học (5 p)
- HS đọc Nội dung bài học
- GV hướng dẫn HS học Nội dung bài học
II: Nội dung bài học
1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
2: Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
3: Lợi ích
4: Trách nhiệm của học sinh
Hoạt động 5: HS làm bài tập (10 )
HS làm bài tập 2, 3, 4, 5
HS trả lời bài tập
GV đưa ra đáp án
Bài tập 2
- Đạo đức: a, b, c, d, đ, e
- Pháp luật: g, h, i, k, l
Củng cố: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
Dặn dò: Ôn tập kiểm tra học kì II
S:
G: 
TIẾT 33 : THỰC HÀNH CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I: Mục tiêu cần đạt
- Củng cố, mở rộng kiến thức cho HS
- HS có kĩ năng thực hành xây dựng ý kiến đóng góp cho nhà nước và xã hội
II: Chuẩn bị
HS xem lại các bài đã học trong học kì II
GV nghiên cứu nội dung thực hành
III: Các hoạt động dậy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ 
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: 
- HS ôn lại bài Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- GV chia lớp thành 3 nhóm cử nhóm trưởng, thư kí trao đổi làm bài tập 4 SGK 60
- HS trao đổi ghi lại ý kiến ra giấy to
Hoạt động 2: 
- GV lần lượt cho các nhóm lên trình bày ý kiến
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm
Hoạt động 3
- Lớp xây dựng ý kiến chung gửi nhà trường, Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương.
- GV nhận xét biểu dương 
S:
G:
TIẾT 34 : ÔN TẬP HỌC KÌ II
I: Mục tiêu cần đạt
Giúp HS ôn tập lại nội dung kiến thức từ bài 11 đén bài 18 chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II
II: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ 
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: HS tự ôn tập lại li thuyết 
I: Ôn tập lí thuyết
- GV yêu cầu HS tự ôn tập lại lí thuyết ( Nội dung bài học ) của các bài 11 đến bài 18
- HS ôn tập từng bài nêu thắc mắc
- GV giải đáp thắc mắc
- GV kiểm tra việc ôn tập của HS
- GV nêu các câu hỏi
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
? Thế nào là thuế ?
? Em hiểu như thế nào là quyền lao động của công dân ?
? Vi phạm pháp luật là gì ? Kể tên các loại vi phạm pháp luật ?
? Trách nhiệm pháp lí là gì ? Kể tên các loại trách nhiệm pháp lí ?
? Nội dung quyền tham gi quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? Các cách tham gia ?
? Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ?
Hoạt động 2: HS làm bài tập, đóng vai giải quyết tình huống 
II: Bài tập
- HS xem lại các bài tập SGK
- HS nêu những bài tập chưa hiểu
- GV giải đáp
- GV chia lớp làm 2 nhóm đóng vai tình huống bài tập 3 SGK 55
- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí viết lời thoại, phân vai diễn xuất trong nhóm
- HS lên thể hiện trên bảng
- Lớp cùng nhận xét
- GV nhận xét
? Qua bài tập trên em rút ra bài học gì ?
? Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tên nạn xã hội ?
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS tiếp tục ôn tập ở nhà chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN GDCD LỚP 9 NĂM HỌC 2009 - 2010
CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
TS câu
 TN
 TL
TN
 TL
TN
TL
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
C 1
(0,5)
1
Quỳên và nghĩa vụ lao động của công dân
C 2
(0,5)
1
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
C3
(0,5)
C7
(4đ)
2
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
C4
(0,5)
C5
(0,5)
2
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
C6
(0,5)
1
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
C8
(3đ)
1
TS câu
3
1,5(đ)
3
1,5(đ)
2
(7đ)
8
 Tổng điểm
10
 Trường THCS Đại An
Họ và tên: . ĐỀ THI KÌ II – MÔN GDCD LỚP 9
Lớp:. Năm học 2009 - 2010
 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)
	Điểm	 Lời nhận xét cảu giáo viên
I: Trắc nghiệm (3 điểm) mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn một câu trả lời đúng
Câu 1: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng ?
A : Nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn.
B : Lấy vợ lấy chồng là việc của đôi nam, nữ không ai có quyền can thiệp.
C : Kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính.
D : Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.
Câu 2: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động ?
A : Quyền được thuê mướn lao động.
B : Quyền tự do kinh doanh.
C : Quyền sử dụng đất.
D : Quyền sở hữu tài sản.
Câu 3: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng ?
A : Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
B : Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.
C : Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính
D : Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Câu 4: Trong các quyền dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước quản lí xã hội ?
A: Quyền tự do kinh doanh.
B: Quyền khiếu nại tố cáo.
C: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D : Quyền tự do ngôn luận.
Câu 5: Công dân có được quyền tham gia quản lí nhà nước vì nhà nước ta là :
A: Của khối liên minh công nông 
B: Do nhân dân lập nên
C: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân xây dựng nên 
D: Do nhân dân quản lí nên công dân được quyền tham gia quản lí nhà nước
Câu 6: Trong các mặt hàng sau, mặt hàng nào có mức thuế thấp nhất ?
 A: Rượu B. Sách vở . C. Ô tô. D. Hàng mã .
II: Tự luận (7 điểm)
Câu 7: (4 điểm) Thế nào là vi phạm pháp luật ? Kể tên các loại vi phạm pháp luật ? Cho tình huống sau:
 Tùng là một học sinh lớp 9 (14 tuổi). Tùng nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Tùng đã bị các cú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Tùng lại.
 Theo em Tùng có vi phạm pháp luật không ? vì sao ?
 Tùng có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Vì sao ?
..
Câu 8: (3 điểm) Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? Nội dung của bảo vệ tổ quốc ? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc học sinh cần phải làm gì ?
.......................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN GDCD LỚP 9
Năm học 2009 - 2020
I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
B
D
B
C
B
II: Tự luận (7 điểm)
Câu 7 (4 điểm)
- Trả lời được thế nào là vi phạm pháp luật = 1 điểm
 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Kể tên các loại vi phạm pháp luật = 1 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)
+ Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm)
+ Vi phạm pháp luật hành chính
+ Vi phạm pháp luật dân sự
+ Vi phạm kỉ luật
- Giải quyết được tình huống = 2 điểm
 + Tùng có vi phạm pháp luật. Vì Tùng đã có hành vi trái với qui định của pháp luật, cụ thể là vận chuyển trái phép chất ma tuý (mặc dù vô ý) = 1điểm
 + Tùng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn ít tuổi và hành vi của Tùng là không cố ý (người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) = 1 điểm
Câu 8 (3 điểm)
- Trả lời được thế nào là bảo vệ tổ quốc = 1 điểm
 Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được nội dung của bảo vệ tổ quốc = 1 điểm
 Bảo vệ tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự an ninh xã hội
- Nêu được nhiệm vụ của học sinh = 1 điểm
 Học sinh phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, tích cực vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
S:
G: 
TIẾT 35 : THỰC HÀNH CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I: Mục tiêu cần đạt
- Củng cố, mở rộng kiến thức cho HS
- HS có kĩ năng thực hành xây dựng ý kiến đóng góp cho nhà nước và xã hội
II: Chuẩn bị
HS xem lại các bài đã học trong học kì II
GV nghiên cứu nội dung thực hành
III: Các hoạt động dậy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ 
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: 
- HS ôn lại bài Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- GV chia lớp thành 3 nhóm cử nhóm trưởng, thư kí trao đổi làm bài tập 4 SGK 60
- HS trao đổi ghi lại ý kiến ra giấy to
Hoạt động 2: 
- GV lần lượt cho các nhóm lên trình bày ý kiến
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm
Hoạt động 3
- Lớp xây dựng ý kiến chung gửi nhà trường, Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương.
- GV nhận xét biểu dương 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 cuc ki hay.doc