Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10, 11: Bài 8: Năng động, sáng tạo

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10, 11: Bài 8: Năng động, sáng tạo

A. Mục tiêu: Qua bài giúp HS

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động, sáng tạo

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.

- Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.

- Hính thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ điêu kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

B. Tài liệu và phương tiện:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10, 11: Bài 8: Năng động, sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10, 11:	Bài 8
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
A. Mục tiêu: Qua bài giúp HS 
Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động, sáng tạo
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.
Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.
Hính thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ điêu kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
B. Tài liệu và phương tiện:
Sách GV, SGK lớp 9. 
C. Phương pháp:
Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức:
Bài cũ: Không kiểm tra.
Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài: Con người VN ta nói chung đều cần cù, chịu khó trong lao động, trong chiến đấu. Như vậy vẫn chưa đủ mà còn cần phải có thêm tính năng động, sáng tạo để đưa đất nước ngày càng tiến lên theo kịp nền công nghiệp phát triển như vũ bảo của thế giới. Vậy thế nào là năng động, sáng tạo? Cách rèn luyện nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học này.
*HĐ2: HD học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Gọi 2 HS đọc truyện: “ Nhà bác học Ê- đi- xơn” và “Lê Thái Hoàng, 1 HS năng động sáng tạo”.
T?: Ê- đi- xơn đã làm gì để giải quyết khó khăn?
T?: Thái Hoàng đã có cách học như thế nào?
T?: Em có nhận xét gì về việc làm của 2 người trong 2 câu chuyện nói trên?
T?: Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê- đi- xơn và Lê Thái Hoàng?
*HĐ3: HD h/s tìm hiểu ND bài học.
T?: Qua tìm hiểu những việc làm của 2 nhân vật trên, em hãy cho biết, thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo?
T?: Nêu những biểu hiện của người có tính năng động, sáng tạo và trái lại?
( Tổ chức trò chơi tiếp sức)
*GV: Năng động,. sáng tạo không có nghĩa là tuỳ tiện làm, không cần suy tính, liều lĩnh, phiêu lưu.
T?: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?
T?: Kể 1 vài tấm gương năng động sáng tạo đã đem lại kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước?
* HD thảo luận nhóm ( 3’):
T1: Em hãy nêu những biểu hiện về sự năng động sáng tạo của bản thân và của bạn bè?
T2: H/s cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
T3: Có người nói còn nhó chưa thể sáng tạo được. em có đồng ý với ý kiến đó không?
T4: Hãy dự kiến công việc sắp tới của em trong đó nói rõ ý định ý định cần đạt được và cách thức thực hiện công việc.
*HĐ4: HD h/s làm bài tập:
- Gọi 1 em trả lời, cả lớp chú ý để nhận xét.
I. Đặt vấn đề:
H: Để có đủ ánh sáng kịp thời mổ cấp cứu cho mẹ, Ê- đi- xơn đã nghĩ ra cách đặt các tấm gương xa giường mẹ và các ngọn nến, đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí làm cho ánh sáng tập trung lại 1 chỗ để thuận tiện cho thầy thuốc mổ cho mẹ mình.
H: - Tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn.
- Đến thư viện tìm đề thi toán quốc tế, dịch sang tiếng Việt để làm.
- Gặp bài toán khó thường thức đến 1, 2 giờ sáng mới thôi.
đều là các biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
H: mang lại vinh quang cho họ ( 1 người cứu sống được mẹ, trở thành nhà bác học; 1 người đạt huy chương đồng, vàng trong kỳ thi giải toán quốc tế.
II. Nội dung bài học:
1. Năng động là gì? Là tích cực, chủ động, giám nghĩ giám làm.
2. Sáng tạo là gì? Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
H: Người có tính năng động sáng tạo: không chịu bó tay trước khó khăn; xoay xở tìm cách làm tốt công việc của mình; tìm ra cách làm hoàn toàn mới.
Trái lại: Thụ động, máy móc, rập khuôn
( làm theo những điều đã được hướng dẫn), chỉ muốn lặp lại, bắt chước, không giám thay đổi những cái đã có sẵn; cúng nhắc, ngại thay đổi môi trường.
Năng động sáng tạo có nhiều biểu hiện khác nhau trong cuộc sống: 
+ Trong học tập:thể hiện p/pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới...
+ Trong lao động: chủ động, dám nghĩ, dám làm...
3. Ý nghĩa: 
- Là 1 phẩm chất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại.
- Giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đã đề ra 1 cách nhanh chóng và tốt đẹp.
- Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên kì tích vẻ vang, mạng lại vinh dự cho bản thân gia đình và đất nước.
H: - H/s giỏi quốc tế: Lê Bá Khánh Trình.
- TDTT: Hồ Thị Huế ( VĐV khuyết tật)
- Lao động: ND chế tạo ra máy gặt lúa, máy hút bùn, ...
4. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?
( Các nhóm nêu ý kiến, thảo luận - Các nhóm khác bổ sung)
GV rút ra một số cách rèn luyện sau:
- Năng động sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong quá trình học tập, lao động và cuộc sống.
- Mỗi h/s cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
- Đừng bao giờ bằng lòng với những cái đã có sẵn.
- Hãy tự đặt ra câu hỏi trước khi hành động: “ Làm thế nào thì tốt hơn”
III. Luyện tập: 
BT1: Đáp án đúng: 
+ Hành vi thể hiện tính NĐ- ST:b, đ, e,h
+ Hành vi không thể hiện tính NĐ- ST: a, c, đ, g.
BT2: Tán thành với quan điểm d, e.
4. Củng cố: - GV hệ thống lại toàn bộ bài học cả 2 tiết.
	- Nhấn mạnh ở điểm cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
5. Dặn dò: - Học bài cũ.
	- Làm BT 4, 5, 6 ,7. Về chuẩn bị tốt để giờ sau kiểm tra bài cũ.
	- Đọc và trả lời trước các câu hỏi bài: “ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 10, 11.doc