Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

A. Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Giúp học sinh hiểu: thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.

+ ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

+ Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

- Thái độ:

+ Có tình cảm chân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:  
NG: .. 
.
Tiết 13
Bài 10
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp học sinh hiểu: thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
+ ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
+ Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
- Thái độ:
+ Có tình cảm chân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
+ Biết ơn thế hệ đi trước, mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó.
- Kĩ năng:
+ HS: Biết kế thừa phát huy truyền thống tốt đựp và xoá bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ.
+ Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ....
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, , nêu và giải quyết vấn đề, kích thích tư duy.
C. Tài liệu và phương tiện:
- Phiếu học tập. Bài tập tình huống, tài liệu sách báo về truyền thống văn hoá...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định:
- KTSS: + 7A............................ 
II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là gia đình văn hoá? Biểu hiện và ý nghĩa của gia đình văn hoá?
 ? Những gia đình sau có ảnh hưởng đến con cái ntn?
- Gia đình có cha mẹ bất hoà.
- Gia đình giàu có
- Gia đình nghèo khó.
- Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính, nghiện hút, số đề...
 * Yêu cầu cần đạt:
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
- Thực hiện KHHGĐ.
- Đoàn kết với hàng xóm láng giềng, hoàn thành nghĩa vụ công dân.
2. ý nghĩa:
- Gia đình bình yên, xã hội ổn định.
- Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.........
G: nhận xét:.........................................................................................
Cho điểm:............................................................................................
III. Bài mới: 
G: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc, dòng họ, gia đình đều có những nét đẹp văn hoá đặc sắc riêng của mình. Nhưng để giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá đó mỗi chúng ta cần phải làm gi? Và làm ntn để cho những giá trị truyền thống tốt đẹp đó không bị mai một, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
H: Đọc diễn cảm truyện.
Thảo luận nhóm:
N1: ? Những chi tiết nào chứng tỏ mọi thành viên trong gia đình cần cù và có quyết tâm vượt khó?
H: Hai bàn tay cha và anh tôi dày lên, chai sạn..
- Bất kể thời tíêt khắc nghiệt không bao giờ rời trận địa., kiên trì, bền bỉ.
N2: ? Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì?
- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu, trồng bạch đàn, mía, cây ăn quả..., nuôi gà, dê, bò...
N3: ? Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật 
”tôi” đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?
......................................................
H: Lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
G: nhận xét, đánh giá, bổ sung....
? Những việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
G: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng và của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay vhờ vào người khác mà phải đi lên bằng sức lao động của chính mình.
? Em hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình?
H:..................................................
? Em có cảm xúc gì khi nhắc tới những truyền thống đó?
H:.................................................
? Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì?
H:
- Học tập
- Lao động.
- Đạo đức
- Văn hoá.
? Giữ gìn và phát huy truyền thống là ntn?
H:
? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 
H:........
G: Chúng ta phải: trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống. Sống trong sạch, lương thiện, không bảo thủ, lạc hậu.
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. 
Bài tập b. 
Hoạt động cá nhân.
Bài tập c. HĐ cá nhân
? Giải thích câu tục ngữ:
“ Giấy rách phải giữ lấy lề”
“ Con hơn cha là nhà có phúc”
“ Cây có cội, nước có nguồn”
“ Chim có tổ, người có tông”
H:.........................................................
G: nhận xét, bổ sung.
Nội dung
I. Truyện đọc: SGK .
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
II. Nội dung bài học:
1. Những truyền thống tốt đẹp:
- Học tập
- Lao động.
- Đạo đức
- Văn hoá.
2. Giữ gìn và phát huy truyền 
thống:
- Bảo vệ
- Tiếp nối.
- Phát triển.
- Làm rạng rỡ thêm truyền thống.
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ để:
- Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh. Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.
III. Bài tập:
b). Không.
c) Đồng ý: 1,2,5.
G: Mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng ta là hình ảnh “ Dân tộc Việt Nam anh hung”. Chúng ta phải ra sức học tập , tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.
IV. Củng cố:
? Bài học hôm nay cần nắm được nội dung gì?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học thuộc phần nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại, sưu tầm những câu ca dao tục ngữ.......
- Chuẩn bị bài “ Tự Tin”
E. Rút Kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc