Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 2)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Giải thích vì sao con người cần có đức tính năng động sáng tạo.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được những biểu hiện của năng động sáng tạo, thiếu năng động sáng tạo, biết đánh giá bản thân và người khác về tính năng động sáng tạo.

3. Về thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11 
 Tiết 11
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
	Bài 8 
năng động, sáng tạo
(Tiết 2)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giải thích vì sao con người cần có đức tính năng động sáng tạo. 
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện của năng động sáng tạo, thiếu năng động sáng tạo, biết đánh giá bản thân và người khác về tính năng động sáng tạo.
3. Về thái độ:
- Quý trọng những người sống năng động sáng tạo, ghét thụ động máy móc. Ham thích thể hiện năng động sáng tạo trong mọi việc, mọi hoàn cảnh.
II. Nội dung
1.ý nghĩa của tính năng động sáng tạo trong cuộc sống.
2. Cách rèn luyện tính năng động sáng tạo.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tình huống, ví dụ về năng động sáng tạo.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: 
* Bài mới: ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được năng động, sáng tạo là gì và biểu hiện của nó trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về đức tính này chúng ta tiếp tục học bài hôm nay.
GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
 Mục tiêu: HS phát triển nhận thức và thái độ về phẩm chất năng động, sáng tạo.
- GV nêu tình huống để HS thảo luận ( Có thể cho HS đóng vai qua quá trình chuẩn bị từ tiết trước): Giờ học nhóm, trong khi các bạn đang tập trung suy nghĩ, tranh luận về cách giải bài tập toán thì Tú lại lơ đãng, ngồi ngáp vặt hoặc vẽ lung tung ra giấy. Khi các bạn giả toán xong, Tú chỉ việc chép lại vào vở.
+? Hãy quan sát tiểu phẩm do các bạn đóng và nhận xét hành vi của nhân vật Tú và đặt biệt danh cho Tú?
- HS thể hiện tiểu phẩm, cả lớp quan sát.
- Trao đổi, nhận xét hành vi của nhân vật Tú.
+? Em hãy tìm những từ trái nghĩa với từ năng động, sáng tạo?
- HS trả lời.
- Biệt danh: Tú lười, Tú thụ động, Tú ỷ lại, Tú vẹt....
- Từ trái nghĩa: Thụ động, máy móc, rập khuôn, lươi suy nghĩ, bắt chước, ỷ lại....
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giải quyết vấn đề trong thực tế học tập.
 	 Mục tiêu: HS xây dựng ý thức và phong cách năng động, sáng tạo.
- GV nêu vấn đề: Hiện nay trong HS chúng ta còn có hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ trong học tập nên kết quả chưa cao. Theo em ta nên làm như thế nào để khắc phục hiện tượng đó?
- Chia lớp thành nhiều nhóm thảo luận theo nội dung:
+ Xem xét hiện tượng trong học sinh nói chung và HS ở trong lớp nói riêng có hiện tượng đó không? Mức độ thế nào? Tác hại ra sao?..
+ Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng.
+ Tìm biện pháp giả quyết.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Lớp trao đổi, bổ sung.
+? Vậy chúng ta cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?
- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ.
- Biết vượt qua khó khăn, thử thách.
- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích. 
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
 	 Mục tiêu: HS xây dựng được kế hoạch phù hợp với khả năng bản thân.
- Yêu cầu mỗi em xây dựng một kế hoạch.
Gợi ý :
+ Xác định mục đích: thiếu năng động ở điểm nào.
+ Nêu cách làm thực hiện mục tiêu.
+ Các bước thực hiện :
+ các điều kiện thực hiện.
- Cả lớp trao đổi giúp bạn hoàn thiện kế hoạch.
- GV yêu cầu HS thực hiện đúng kế hoạch dẫ xây dựng.
Ví dụ: để cải tiến phương pháp học tập, khi học cần:
+ Tập trung chú ý.
+ Luôn luôn suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi “Như thế nào”, “Vì sao”.
+ Nêu thắc mắc với thầy cô, bạn bè.
+ Không chỉ làm đúng theo thầy mà còn tìm nhiều cách giải cho mỗi bài tập.
+.....
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố:
 	 Mục tiêu: HS liên hệ kiến thức thông qua giải bài tập.
- HS làm bài tập 1 SGK trang 29.
- Cả lớp nhận xét.
Đáp án: 
+ Hành vi b, đ, e, h thể hiện tính năng động sáng tạo.
+ Hành vi a, c, d, g không thể hiện tính năng động sáng tạo.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới – Bài 9 “Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả”
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.doc