Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ - Nguyễn Văn Huệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là tự chủ và thế nào là người có tính tự chủ.

- Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống.

- Giải thích được vì sao con người cần có tính tự chủ.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 2	Bài 2 	tự chủ
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là tự chủ và thế nào là người có tính tự chủ.
- Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống.
- Giải thích được vì sao con người cần có tính tự chủ.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện của tự chủ và những biểu hiện của thiếu tự chủ.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng người biết sống tự chủ..
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và với mọi người.
II. Nội dung
1. Tự chủ là gì? Thế nào là người có tính tự chủ?.
2. ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống.
3. Cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tấm gương, ví dụ trong thực tế.
- Bảng phụ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về việc làm thể hiên chí công vô tư?
2. Hôm nay Lan là cờ đỏ đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Hoà là bạn thân của Lan nên Lan báo với lớp là Hoà đã làm bài đủ.
Em hãy nhận xét hành vi của Lan? Nếu ở địa vị của Lan, em sẽ sử sự thế nào?
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Nhờ vào đâu mà thầy lại làm được như vậy, để hiểu được chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Thảo luận phân tích các thông tin phần đặt vấn đề.
Mục tiêu: HS bước đầu hiểu thế nào là người có tính tự chủ và thế nào là người thiếu tính tự chủ.
- HS đọc 2 mẩu chuyện trong mục đặt vấn đề.
- GV cho HS thảo luận lớp theo các câu hỏi:
1. Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con bị nhiễm HIV/AIDS?
2. N. đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào?
3. Cách ứng xử của bà Tâm và của N khác nhau ở điểm nào?
4. Theo em, thế nào là một người có tính tự chủ?
5. Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- HS đọc mục a, b phần nội dung bài học.
- GV nhấn mạnh: Trong cuộc sống, con người luôn gặp phải những khó khăn, trắc trở, những thử thách cám dỗ, cạm bẫy...đòi hỏi phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, biết suy sét và hành động đúng. Muốn vậy con người phải biết làm chủ bản thân, phải có tính tự chủ cao.
- Là làm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Vì nó giúp người ta sống có ích cho mình và cho mọi người.
- Tính tự chủ làm cho con người bình tĩnh, tự tin và hành động đúng.
- Nếu không tự chủ được bản thân con người sẽ bị sa ngã, hư hỏng.
+ GV chốt lại: Qua nghiên cứu 2 mẩu chuyện ta thấy 2 cách ứng xử khác nhau trong những trường hợp khi con người gặp khó khăn, thử thách: Bà Tâm là người đã làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mình và làm được những việc có ích; còn N do không là chủ được tình cảm và hành vi của mình, đã bị lôi kéo đi đến chỗ sa ngã, hư hỏng. 
* Hoạt động 2: Tìm những biểu hiện của tính tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống.
Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận biết và phân biệt những biểu hiện về tính tự chủ.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống? Nêu ví dụ?
- HS lần lượt nêu theo cách hiểu của mình.
- GV ghi lên bảng.
- GV chốt lại.
1. Tự chủ: Bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin có thái độ ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giao tiếp, tự kiềm chế, không hành động thô lỗ, không bị người khác lôi kéo, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, biết sửa đổi thái độ, cách cư sử của mình...
2. Thiếu tự chủ: Suy nhĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn, hay nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ, trước khó khăn tỏ ra hoang mang sợ hãi, chán nản, văng tục, cư sử thô lỗ với mọi người...
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân và liên hệ thực tế.
Mục tiêu: HS có nhu cầu rèn luyện và biết cách rèn luyện tính tự chủ.
+ Muốn có tính tự chủ chúng ta phải rèn luyện như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
- HS suy nghĩ và đề xuất cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân.
- GV nhấn mạnh có nhiều cách rèn luyện.
+ Em hãy lấy một số ví dụ về những trường hợp thể hiện tính tự chủ và thiếu tự chủ?
- GV nhận xét và nhấn mạnh ý nghĩa của tự chủ trong các trường hợp đó.
- HS đọc nội dung bài học mục c.
- Là học sinh cần rèn luyện tính tự chủ cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
* Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: HS khắc sâu những kiến thức về tính tự chủ.
- HS làm bài tập 1 SGK.
- GV gọi HS lên bảng.
- GV nhận xét.
- GV giải thích câu ca dao cuối bài.
- Đồng ý với ý kiến a, b, d, e.
Vì: Đó chính là những biểu hiện của sự tự chủ, thể hiện sự tự tin, sự suy nghĩ chín chắn, biết tự điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự chủ.
- Chuẩn bị bài 3- Dân chủ và kỉ luật.
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2.doc