Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 27 - Bài thứ 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 27 - Bài thứ 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

1. Kiến thức.

- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.

- Kể được các loại vi phạm pháp luật.

- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.

- Kể được các loại vi phạm pháp luật.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 27 - Bài thứ 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 3/ 2011
Ngày giảng:
9A..
9B.. Tiết 27
Bài 15. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
- Kể được các loại vi phạm pháp luật.
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại vi phạm pháp luật.
2. Kĩ năng.
Phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách trách nhiệm pháp lí
3. Thái độ.
- Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
II. Chuẩn bị. 
Giáo viên. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002
Học sinh. Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 9A  9B..
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần đặt vấn 
đề.
HS: Đọc.
H: Em có nhận xét gì về các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì?
HS: Những hành vi trên là sai. Người thực hiện hành vi mắc các lỗi sau:
Xây nhà trái phép, đổ phế thải.
Đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông.
Tâm thần, đập phá
Cướp giật.
Vay tiền không trả.
Chặt tỉa cành không đặt biển báo.
H: Theo em, trong các hành vi trên, hành vi nào có chủ ý, hành vi nào không có chủ ý?
HS: Hành vi 1, 2,4, 5, 6 có chủ ý.
 Hành vi 3 không có chủ ý.
H: Những hành vi đó gây hậu quả như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
( - Tắc cống ngập nước, thiệt hại về người và của, phá tài sản quý gây tổn thất tài chính cho người khác.)
H: Những hành vi trên có vi phạm pháp luật không? Tại sao?
HS: Hành vi 1, 2, 4, 5 có vi phạm pháp luật vì đây là hành vi cố tình vi phạm.
Hành vi 3,6 không vi phạm pháp luật.
GV: Giải thích.
Những hành vi 1,2, 4,5 là những hành vi cố tình làm trái với các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi 3 là hành vi của người không đủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự.
Hành vi 6 là vi phạm kỉ luật lao động.
H: Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì với hậu quả mình gây ra?
HS: Phải chịu trách nhiệm pháp lí.
GV: Chuyển ý.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học.
Yêu cầu HS rút ra khái niệm.
H: Vi phạm pháp luật là gì?
HS: trả lời.
GV: kết luận.
Giảng: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí là người có đủ năng lực hành vi, ý thức được những hành vi, việc làm của mình là sai trái, là vi phạm.( ngoài ra năng lực hành vi còn phụ thuộc vào độ tuổi, trẻ em phạm tội thị người bảo hộ, nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm..)
Những người mất trí hay mắc bệnh tâm thần là người không có đủ năng lực hành vi.
H: Em lấy ví dụ về những hành vi vi phạm pháp luật mà em biết?
HS: Lấy ví dụ
GV: Ghi bảng. Trộm cắp, cướp giật, lấn chiếm đất đai, gây tai nạn giao thông, vượt đèn đỏ..
GV chuyển ý. Để biết được những hành vi vi phạm pháp luật đó thuộc loại vi phạm pháp luật nào, ta tìm hiểu tiếp.
H: Dựa vào nội dung bài học, em hãy cho biết có mấy loại vi phạm pháp luật? Đó là những loại nào?
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn xác, mở rộng.
Vi phạm pháp luật hình sự:là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ( Tội phạm)
VD: Giết người, buôn bán ma túy, thuốc nổ, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới.
Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải tội phạm.
VD: Lấn chiếm vỉa hè, buôn bán, họp chợ ở lòng đường, đi xe không đội mũ bảo hiểm, không có giáy phép lái xe. 
Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
VD: Tranh chấp đất đai, nhà ở, quyền tác giả..
Vi phạm kỉ luật: là hành vi trái với quy định, quy tắc kỉ luật trong cơ quan, trường học.
VD: Không thực hiện nội quy của trường lớp.
GV: Yêu cầu HS phân loại các loại vi phạm ở phần ví dụ, phần đặt vấn đề.
H: Ở địa phương em, thường có những hình thức vi phạm pháp luật nào? Kể tên và phân loại.
HS: Tự liên hệ
H: HS có hay vi phạm pháp luật không? Chủ yếu là những hành vi phạm nào?
HS: Có, chủ yếu là đi xe máy khi chưa đủ tuổi, vi phạm nội quy của nhà trường..
Hoạt động 3. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1
HS: Suy nghĩ làm bài.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
I. Đặt vấn đề.
Những hành vi trên là sai. Người thực hiện hành vi mắc các lỗi sau:
Xây nhà trái phép, đổ phế thải.
Đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông.
Tâm thần, đập phá
Cướp giật.
Vay tiền không trả.
Chặt tỉa cành không đặt biển báo.
Tắc cống ngập nước, thiệt hại về người và của, phá tài sản quý gây tổn thất tài chính cho người khác.
=> Người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm Phải chịu trách nhiệm pháp lí với hậu quả mình gây ra.
II. Nội dung bài học.
1. Vi phạm pháp luật.
- Là hành vi trái pháp luật.
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để chịu trách nhiệm pháp lí.
2. Các loại vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật hình sự.
Vi phạm pháp luật dân sự.
Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm kỉ luật.
III. Bài tập
Bài tập 1.
Hành vi 4, 7 vi phạm pháp luật hành chính.
Hành vi 1, 2 vi phạm pháp luật dân sự.
Hành vi 3 vi phạm pháp luật hình sự.
Hành vi 5, 6 vi phạm kỉ luật.
4. Củng cố.
GV khái quát lại nội dung toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ.
Đọc trước nội dung phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27.doc