Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết: 31 - Bài số 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết: 31 - Bài số 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

I- Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: HS hiểu được: Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân? Trách nhiệm của bản thân?

2. Về kĩ năng:

- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.

- Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết: 31 - Bài số 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9A Tiết(tkb) Ngày giảng.........Sĩ số: . Vắng
Lớp 9B Tiết(tkb) Ngày giảngSĩ số: . Vắng
Tiết: 31
Bài 17 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS hiểu được: Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân? Trách nhiệm của bản thân?
2. Về kĩ năng: 
- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
3. Về thái độ: 
 - Tích cực các hoạt độngthực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến độ tuổi quy định.
II- Tài liệu phương tiện, phương pháp:
1. Tài liệu, phương tiện:
a. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, Hiến pháp năm 1992 ; L vụ quân sự ; Bộ luật hình sự 1999, các hoạt động dền ơn đáp nghĩa.
b. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: HS lớp 9 có quyền tham gia, góp ý về quyền trẻ em không ?
	A - Được quyền tham gia
	B - Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo.
 Câu 2: Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp của bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
* Giới thiệu chủ đề bài mới 
? Đọc bài thơ Sông núi nước Nam?
 - GV: Không có gì quí hơn độc lập tự do. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ đã nói “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’. Độc lập tự do là điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi dân tộc , mỗi con người. Nhưng để có độc lập tự do, vấn đề bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ không chỉ của riêng ai. Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 17 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề ( 8’).
- GV cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm thêm
? Hãy nêu nội dung chung của các tranh ảnh trên ?
? Em có suy nghĩ gì khi xem những ảnh này ?
? Em hãy kể lại một tấm gương dũng cảm bảo vệ Tổ quốc ?
? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? 
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tổ 
Quốc?
? Bài học rút ra từ phần Đặt vấn đề?
- GV Kết luận: Quá trình lịch sử của dất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, xây dựng CNXH , bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ XHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta.
HĐ2:Tìm hiểu nội dung bàihọc.
? Em hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Cho ví dụ?
? Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chiến tranh ?
? Theo em, vì sao công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ?
- GV Gợi ý: Ông cha chúng ta đã phải chiến đấu và chiến thắng biết bao kẻ thù trong suốt 4000 năm lịch sử. Đất nước ta một dải từ Hà Giang đến Mũi Cà Mau là do ông cha ta xây dựng lên. đối với đất nước ta hiện nay, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều tiêu cực, công tác quản lí lãnh đạo còn yếu kém. Kể thù còn đang lợi dụng phá hoại chúng ta về mọi mặt. Bằng nhiều thủ đoạn, chúng phá hoại kinh tế, tinh thần và niềm tin vào CNXH của nhân dân ta.
? Hãy kể một sự kiện về việc kể thù đang tìm mọi cách phá hoại đất nước ta 
? Theo em, Việc bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ?
? Khi đến thăm đền Hùng Bác Hồ đã nói câu nói nổi tiếng nào?
? Em biết gì về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ của dân tộc ta?
? Bản chất của nhà nước ta?
? Kể tên những anh hùng dân tộc mà em biết?
? Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào ?
? Công dân ở độ tuổi nào có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự ?
? HS cần làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc?
? Hát bài hát ca ngợi anh hùng dân tộc?
? Đọc nhẩm tư liệu tham khảo?
? Những điều khoản trong HP 1992 có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
? Nêu những điều khoản trong bộ luật hình sự có liên quan đên nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
? Nêu những điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sư có liên quan đên nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
? Hãy kể một số hoạt động ở địa phương em trong việc giữ gìn trật tự an ninh địa phương ?
? Trường (Lớp) em đã có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc và an ninh trật tự ở địa phương ?
- GV Kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Nghĩa vụ và quyền dó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
HĐ3: Luyện tập 
? Làm phiếu bài tập 1, 2 (SGK- 65 ).
? Thảo luận nhóm bài tập 3, 4 (SGK- 65 )?
? Nhận xét, bổ sung?
- GV: Nhận xét, kết luận.
- HS quan sát tranh ảnh
- Các tranh ảnh đều ghi lại hình ảnh quân dân ta làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc .
- Những bức ảnh giúp ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong thời bình là của mọi công dân, không phân biệt già trẻ , trai, gái
- HS có thể kể về các tấm gương: Trần Quốc Tuấn ; Lê Lợi ; Nguyễn Trãi ; Bác Hồ ; Võ Thị Sáu ; Nguyễn Viết Xuân 
- Toàn dân. Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của mỗi công dân.
- Học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự an ninh.
- Trình bày.
- Nghe.
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam
-Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi , xương máu khai phá, bồi đắp mới có được. Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta.
- Nghe.
- Những tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài luôn tìm mọi cách cấu kết với bọn phản động ở trong nước để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và gây mất lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng.
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
- “ Các vua Hùng đã có công.lấy nước”.
- Gian khổ mất mát, hi sinh anh dũng
- Của dân, do dân, vì dân.
- Kể.
-Ngày 22 – 12
- Công dân từ 18 đến 27 tuổi
- Chốt ý 3 nội dung bài học.
- Hát.
- Đọc.
- Trình bày.
- Trình bày.
- Trình bày.
- Kể.
- Trình bày.
- Nghe.
- Làm phiếu bài tập
- Thảo luận nhóm
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe.
- Trình bày.
- Sắm vai.
- Nghe.
I- Đặt vấn đề.
* Bài học: Bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ của mọi công dân.
II- Nội dung bài học:
1-Bảo vệ tổ quốc:
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Bảo chế độ XHCN và nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam
2- Lí do phải bảo vệ tổ quốc:
- Thành quả của cha ông.
- Hiện nay các thế lực thù đich đang âm mưu xâm chiếm, phá hoại.
3- Trách nhiệm của học sinh:
- Ra sức học tập, tu dưỡng dạo đức.
- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh. 
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người thân thực hiện.
III- Bài tập:
Bài 1 ( SGK- 65 )
- Hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: a, c, d, đ, e, h, i.
- Vì: Góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Bài 2 ( SGK- 65 )
Việc làm: Rèn luyện sức khoẻ, tập quân sự, viết thư cho bộ đội, chăm chỉ học tập.
Bài 3 ( SGK- 65 )
Cần động viên anh đi bộ đội, gần gũi, an ủi mẹ. Góp phần bảo vệ tổ quốc.
Bài 4 ( SGK- 65 )
HS trình bày.
3: Củng cố
? Nêu những nôi dung cần nắm trong tiết học?
?Sắm vai thể hiện nội dung bài học?
4: Hướng dẫn học Tập
- Về nhà học bài, hoàn 
thiện bài tập, chuẩn bị bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Nhaọn xeựt

Tài liệu đính kèm:

  • docga hagiang t31.doc