Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( tiết 2)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( tiết 2)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được lao động là quyền của công dân, nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

2. Về kỹ năng:

- Biết một số quyền và nghĩac vụ cơ bản của các bên liên quan tham gia HĐLĐ, điều kiện tham gia HĐLĐ.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1164Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 24
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
	Bài 14
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
( Tiết 2)
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được lao động là quyền của công dân, nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
2. Về kỹ năng:
- Biết một số quyền và nghĩac vụ cơ bản của các bên liên quan tham gia HĐLĐ, điều kiện tham gia HĐLĐ.
3. Về thái độ:
- Tích cực chủ động tham gia các công việc của trường lớp.
- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình, xã hội.
B. Nội dung
1. Quyền và nghĩa vụ lao động của CD.
2. Quy định lao động chưa thành niên.
3. Trách nhiệm của bản thân.
C. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Bộ luật lao động.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
D. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra:15 phút
I. Đề bài: 
Câu : 1 
Nối cột A với cột B tạo thành câu đúng:
Cột A
Cột B
1. Nữ 18 tuổi trở lên.
2. Thuế rượu từ 40 % trở lên.
3. Mang thai sớm.
4. Kinh doanh hàng mã, vàng mã.
5. Tình yêu chân chính.
6. Kinh doanh.
7. Vợ chồng.
8. Nữ kết hôn trước tuổi 18.
a. Là cơ sở của hôn nhân.
b. Đóng thuế 70%.
c. Tảo hôn.
d. Đóng thuế 75%.
e. Phải bình đẳng ngang nhau.
g. Có hại cho sức khoẻ.
h. Được kết hôn.
i. Đúng với mặt hàng đã đăng kí.
Câu 2 
Thế nào là lao động? Có những loại lao động nào? Cho ví dụ?
đáp án - biểu điểm
Câu 1:
1 - h
2 - d
3 - g
4 - b
5 - a
6 - i
7 - e
8 - c
Câu 2:
- Lao độnglà hoạt động có mục đích........(3đ).
- Các hình thức: 
+ Trí óc: (0,75 đ)
+ Chân tay (0,75 đ)
- Lấy ví dụ (1,5 đ)
2. Giới thiệu bài: 
Chúng ta đã tìm hiểu tiết một và đã nắm được thế nào là lao động. Vậy thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Quy định của Nhà nước về lao động đối với trẻ chưa thành niên như thế nào? Trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện BLLĐ như thế nào?
Để hiểu vấn đề lao động cũng như quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, chúng ta đi tìm hiểu tiếp bài.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
3. Phát triển chủ đề:
 	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
 	Mục tiêu: Giúp HS nắm được quyền và nghĩa vụ lao động.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
+Nhóm 1,2: 
- Thế nào là quyền lao động của công dân?
- Công dân có được phép thuê lao động để tổ chức sản xuất kinh doanh không?
+ Nhóm 3, 4:
- Nêu ví dụ về tạo việc làm?
- Thế nào là tự do sử dụng sức lao động?
- GV chốt vần đề.
+? Vì sao Hiến pháp quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
- Các nhóm thảo luận (Tg 4 phút).
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
+N1,2:
- CD có quyền làm việc và tạo ra việc làm.
- Được. Vì CD có quyền tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định.. .đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
+N3,4:
- Nêu ví dụ về mở cơ sở sản xuất kinh doanh thuê lao động...
- Là tự do lựa chọn nghề, học nghề, tìm kiếm việc làm...
- HS trả lời.
1. Quyền lao động của công dân:
- Là quyền tự do sử dụng sức lao động...
- Nhà nước khuyến khích các hoạt động tạo ra việc làm, tổ chức sản xuất kinh doanh.. thu hút nhiều lao đông.
2. Nghĩa vụ lao động của công dân:
- Mọi người đều phải lao động để nuôi sống bản thân, gia đình.
- Có trách nhiệm đóng góp sức lao động để tạo ra của cải vật chất...
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên:
 	 Mục tiêu: Giúp HS biết về quyền và nghĩa vụ lao động của mình.
-GV đọc điều 6, 119, 121, khoản 1 điều 122 BLLĐ.
- GV: Có trường hợp chưa đủ 15 nhưng phải được Bộ lao động cho phép, nhưng chỉ 1 số nghề theo quy định.
- HS theo dõi.
- Độ tuổi lao động: Đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có HĐLĐ.
- Dưới 18 tuổi được coi là lao động chưa thành niên. (Thời giờ làm việc không quá 7 giờ/ngày và 42 giờ/tuần.)
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
 	 Mục tiêu: Giúp HS biết rõ hơn quyền và nghĩa vụ lao động của mình.
- GV nêu tình huống HS phân tích.
+ Tình huống 1: Hà (16 tuổi) học dở lớp 10, vì gia đình khó khăn em xin đi làm ở một xí nghiệp nhà nước.
? Hà có được tuyển vào biên chế nhà nước không? Vì sao?
+Tình huống 2: Nhà trường phân công lớp 9A lao động vệ sinh bàn ghế trong lớp. Một số bạn đề nghị lấy quỹ lớp thuê người làm.
? Em có đồng tình với ý kiến các bạn không? Vì sao?
- HS thảo luận tình huống.
- HS trả lời.
- Không, vì lí do tuổi, nghề nghiệp, bằng cấp...
- Không, vì chúng ta cần tạo ra ý thức lao động ngay từ những việc nhỏ.
4. Củng cố, luyện tập. 
- HS làm bài tập 1, 3 SGK.
+ 1/2 lớp làm bài 1: Đáp án đúng a, b, đ, e.
+ 1/2 lớp làm bài 2: Đáp án đúng c, đ, e.
- HS làm bài 6 - Đánh dấu vào SGK.
+ Người lao động: 2, 5, 6, 7.
+ Người sử dụng: 1, 3, 4, 8, 9, 10.
- HS đọc nội dung 2, 3, 4 - SGK.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lao động.
- Chuẩn bị bài mới – Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
	Bình Giang, ngày... tháng..... năm 2007
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc