Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là CCVT, những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải rèn luyện phẩm chất CCVT.

 2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT.

 3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi thiếu CCVT.

 

doc 63 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy: / / 2009
Tuần 1
Tiết 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là CCVT, những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải rèn luyện phẩm chất CCVT.
 2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT. 
 3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi thiếu CCVT.
B. Phương pháp: - Kể chuyện.
 - Phân tích, giảng giải.
 - Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề.
C. Tài liệu phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Mẩu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT.
 - Bài tập tình huống.
D. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài mới.
 Giới thiệu bài: GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT để dẫn dắt vào bài.
 Hoạt động 1
 Hướng dẫn phân tích truyện đọc
- GV yêu cầu HS đọc truyện.( SGK )
- GV nêu câu hỏi:
1. Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong việc dùng người và giải quyết công việc?
2. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chư tịch Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động đén ntn đến tình cảm của ND ta đối với Bác?
3. Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện phẩm chất gì?
- HS Thảo luận và trình bày
- GV nêu kết luận .
 Hoạt động 2 
 Hướng dẫn HS liên hệ thực tế
- Gv yêu cầu HS nêu thêm một số VD về CCVT ( trước đây và hiện nay )
- GV nêu VD để HS phân biệt được CCVT, Không CCVT và giả danh CCVT.
 Hoạt động 3
 Tìm hiểu nội dung bài học
-GV nêu câu hỏi:
1 Thế nào là CCVT?
2. CCVT có ý nghĩa như thế nào?
3. HS phải rèn luyện CCVT như thế nào?
 Hoạt động 4 
 Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Đặt vấn đề
- Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào khả năng gánh vác công việc của mỗi người, không vị nể tình thân. Qua đó thể hiện ông là người công bằng không thiên vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “ Làm cho ích quốc, lợi dân ”. Chính điều đó đã làm cho nhân dân ta càng thêm tôn kính Bác.
- Những việc làm của THT và Bác Hồ đều biể hiện phẩm chất CCVT. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn XH, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.
- CCVT là phẩm chất dạo dức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song p/c dó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm CCVT, phê phán, lên án những việc làm thiếu CCVT .
- HS nêu VD.
2. Nội dung bài học
 ( Xem SGK )
3. Bài tập
 Bài 1: những việc làm thể hiện p/c CCVT là: a, b, c, d .
 Bài 2: Tán thành các quan niệm d, đ .
 4. Củng cố - dặn dò.
 - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về CCVT hoặc thiếu CCVT.
 - GV nêu kết luận toàn bài.
 - HS làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị bài : Tự chủ.
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy: / / 2009
Tuần 2
Tiết 2: TỰ CHỦ
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức: HS hiểu: 
 - Thế nào là tự chủ, biểu hiện của tính tự chủ.
 - Ý nghĩa của tính tự chủ và sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ.
 - Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác.
 - Biết cách rèn luyện tính tự chủ.
 3. Thái độ:
 - Tôn trọng những người biết sống tự chủ .
 - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người.
B. Phương pháp
 - Đàm thoại, kể chuyện, thuyết trình.
 - Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
C. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Mẩu chuyện, ví dụ thực tế.
 - Bảng phụ để hoạt động nhóm.
D. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là CCVT? Nêu VD về những việc làm CCVT trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
 - HS cần rèn luyện phẩm chất CCVT như thế nào?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV giới thiệu về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký để dẫn dắt vào bài.
 Hoạt động 1
 Thảo luận phân tích thông tin trong mục đặt vấn đề
- Gv yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyên (SGK)
- GV nêu câu hỏi:
1. Bà Tâm có thái độ NTN khi biết con mình bị nhiểm HIV/AIDS?
2. N từ một HS ngoan đã trở thành người nghiện ngập, trộm cắp ntn? Vì sao?
3. Cách cư xử của bà Tâm và N khác nhau ntn?
4. Theo em ntn là một người có tính tự chủ?
5. Vì sao con người lại cần có tính tự chủ?
- HS thảo luận nhóm và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ 
 - GV gọi 2 HS lên bảng ghi ý kiến: Tự chủ và thiếu tự chủ.
- HS nhân xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ bản thân .
 Hoạt động 3
 Tìm hiểu nội dung bài học 
- GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là tự chủ?
2. Tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
3. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
- HS trả lời
- GV tóm tắt theo nội dung bài học.
 Hoạt động 4
 Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS giải bài tập 1, 2.
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
1. Đặt vấn đề
- Khi biết con mình bi nhiểm HIV?AIDS Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và động viên những gia đình có người bị nhiểm HIV khác không xa lánh, hắt hủi người bị nhiểm HIV.
- N được bố mẹ nuông chiều, ban bè xấu rủ rê, hút thuốc, uống rượu bia, trốn học, đua xe, thi trượt, buồn phiền, nghiện hút và trộm cắp.
- Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ.
N không làm chủ được bản thân trước cám dỗ.
- Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh. 
- Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng.
* Biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ
- Tự chủ: Bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, luôn tự tin, không bị người khác lôi kéo
- Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động nóng nảy, không vững vàng trước cám dõ 
2. Nội dung bài học
 ( Xem SGK )
3. Bài tập
 Bài 1: Em đồng ý với ý kiến: a, b, d, e.
 Bài 2: HS liên hệ thực tế để kể một câu chuyện về một người có tính tự chủ.
 4. Củng cố - dặn dò
 - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ
 - GV nêu kết luận toàn bài. 
 - Bài tập về nhà: 3, 4 
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy: / / 2009
Tuần 3
Tiết 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:
 - HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
 - Hiểu ý nghĩa của việc tự giác thực hiên yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, là điều kiện để mọi người phát triển nhân cách, góp phần xây dựng XH công bằng dân chủ văn mimh.
 2. Kĩ năng:
 - Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phát huy tính dân chủ và thể hiện tính kĩ luật.
 - Biết nhận xét, góp ý với bạn bè và những người xung quanh nhằm thực hiện dân chủ và kỉ luật.
 - Nhận biết được hành vi dân chủ, thiếu dân chủ hoặc giả danh dân chủ.
 3. Thái độ
 - Có ý thức tự giác rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật. Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt, phản đối những việc làm trái với dân chủ XHCN.
 - Biết đánh giá nhận xét hành vi của bản thân và những người xung quanh.
B. Phương pháp:
 - Kích thích tư duy.
 - Thảo luận nhóm.
 - Giải quyết tình huống.
 - Giảng giải.
C. Tài liệu phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Các tình huống có nội dung liên quan.
 - Ca dao tục ngữ, mẩu chuyện có nội dung liên quan.
D. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong học tập và rèn luyện.
 - Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để dẫn dắt vào bài mới.
 Hoạt động 1 
 Đàm thoại giúp HS bước đầu tìm hiểu những biểu hiện của dân chủ và kĩ luật
- GV yêu cầu HS đọc tình huống (SGK)
- GV nêu câu hỏi:
1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên.
2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A được thể hiện như thế nào?
3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì?
4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện 2 có tác hại như thế nào?
 - HS thảo luận trả lời.
- GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1.
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi: 
1. Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật?
2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ trong thực tế cuộc sống hiện nay.
3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? Nêu ví dụ.
5. Mọi người cần làm gì để phát huy DC và rèn luyện tính KL?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học
 Hoạt động 3
 Hướng dẫn giải bài tập.
- GV yêu cầu HS giải các bài tập, 2 .
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
1. Đặt vấn đề
* Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch hoạt động của lớp, các bạn đã hăng hái tham gia bàn bạc
- Việc làm thiếu dân chủ: Ông giám đốc họp công nhân phổ biến yêu cầu của mình, cử một đốc công theo dõi, công nhân thiếu phương tiện bảo hộ LĐ, lương thấp, CN kiến nghị không được giám đốc chấp thuận.
* Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A:
Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ đỏ để nhắc nhở đôn đốc.
* Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.
* Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ty bị thua lỗ nặng.
2. Nội dung bài học
- Dân chủ là:
- Kỉ luật là:
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến 
- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình
- DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với nhau: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.
- DC và KL đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH ( nêu ví dụ )
- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.
3. Bài tập
 Bài 1: Những việc làm thể hiện tính dân chủ là ý a, c, d .
 Bài 2: HS liên hệ bản thân và kể cho cả lớp nghe.
 4. Củng cố - dặn dò
 - GV gợi ý để HS hiểu được ý nghĩa của chủ trương “ Dân biết, dân bàn,  dân kiểm tra ”.
 - GV nêu kết luận toàn bài.
 - Bài tập về nhà 3, 4 và chuẩn bị bài “ Bảo vệ hòa bình ”
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy: / / 2009
Tuần 4
Tiết 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
A. Mục ti ... ập 3.
Bài tập 4.
4. Củng cố.
- HS đọc phần tham khảo tư liệu
- GV đánh giá các hoạt động của HS và KL: Kinh nghiệm lịch sử ngàn đời của dân tộc ta là dựng nước phảI đi đôi với giữ nước. Chúng ta phảI luôn cảnh giác chống mọi âm mưu của kẻ thù. HS rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự.
5. Dặn dò bài sau  
- Làm bài tập 2 SGK T65
- Chuẩn bị bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
D. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / / 2010
Ngày dạy: / / 2010
Tuần 34
Tiết 34: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 
A. Mục tiêu bài học 
1- Về kiến thức.
HS Hiểu 
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Mối quan hệ giữa sồn có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật.
- Để sông có đạo đức và tuân theo pháp luật cần phải rèn luyện, học tập nhiều mặt.
2- Về kỹ năng.
- Biết giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức và luôn tuân theo pháp luật.
- Biết phân tích đánh giá những hành vị đúng, sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và của mọi người xung quanh.
- Tuyên truyền, vận động giúp đỡ người xung quanh sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
3- Thái độ.
- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh, trước hết với nhừng người trong gia đình, thầy cô bạn bè.
- Có ý chí nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xẫ hội.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV Công dân 9
- Tìm hiểu gương người tốt trên truyền hình người đương thời.
- Một số Luật
C. Hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai ? Biểu hiện của việc làm bảo vệ tổ quốc?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ1: Tìm hiểu nội dung phần ĐVĐ
- HS nội dung phần ĐVĐ.
- GVHDHS tìm hiểu phần câu hỏi gợi ý trong SGK T67
- HS Cả lớp tham gia góp ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung liệt kê các ý kiến đúng của HS lên bảng
- GVKL: Sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huuy sức mạnh trí tuệ của quần chúng... đem lại lợi ích cho tập thể, cá nhân, gia đình và XH.
- GV cho HS liên hệ thực tế về hành vi có đạo đức, làm việc theo PL và kế hoạch rèn luyện của bản thân
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là tuân theo pháp luật.
GV nhấn mạnh: Người sống có đạo đức là người thể hiện được những giá trị đạo đức. VD: Mọi người
 Công việc
 Môi trường sống
Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và?
GV dùng bảng so sánh
GV lấy VD minh hoạ hành vi vi phạm PL và ĐĐ
- Anh em bất hoà
- Toà án giải quyết
ý nghĩa của việc sống có đạo đức và làm theo PL?
Liên hệ trách nhiệm bản thân?
GV Phân tích và kết luận.
HĐ3: HĐS làm bài tập
Bài tập 2 SGK T69
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5: Nếu là Thanh và Hà em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào? Nhân xét việc làm của người phụ nữ?
I. Đặt vấn đề.
Nguyễn Hải Thoại – Một tấm gương về sống có đạo đức và làm theo PL 
* Biểu hiện sống có đạo đức
* Biểu hiện sống và làm theo PL
* Động cơ thúc đẩy.
* Những lợi ích cho bản thân
II Nội dung bài học
1- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức.
- Tuân theo pháp luật là luôn sống và thực hiện theo những qui định của pháp luật.
2. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 
Sống có đạo đức
 Thực hiện PL
- Tự giác thực hiện
- Bắt buộc thực hiện...
3. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là:
4. Trách nhiệm của bản thân 
- Học tập, LĐ tốt
- Rèn luyện đạo đức, tư cách.
- Quan hệ tốt với bạn bè, GĐ, XH.
- Nghiêm túc thực hiện PL
III. Bài tập
Bài tập 2
Ngườisốngcó đạo đức: a,b,c,d,đ,e
Làm việc theo PL:g,h,i,k,l
Bài tập 3
- Họ sống không có đạo đức, vì tiền bạc
Bài tập 4 
Một số thanh niên vi phạm quy định của PL
Bài tập 5
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài học. 
- GV đưa ra một số tình huống để củng cố kiến thức
GVKL:Bài học hôm nay giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, coi đó là chuẩn mực cần thiết của con người việt nam trong thời kì CNH - HĐH
5. Dặn dò bài sau: 
Chuẩn bị bài sau tiếp theo: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương.
D. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / / 2010
Ngày dạy: / / 2010
Tuần 35
Tiết 35: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DỤNG ĐÃ HỌC
A. Mục tiêu.
- Qua giờ ngoại khoá giúp HS hiểu biết sâu hơn về một số vấn đề ở địa phương như những tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, môi trường và cuộc sống, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những nội dung đã học.
- Giáo dục ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. 
B. Chuẩn bị.
- SGK-SGV Công dân 9
- GV-HS chuẩn bị các nội dung đã chuẩn bị 
C. Các hoạt động dạy-học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hiểu sống có đạo đức là như thế nào? Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo pháp luật ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2
Gv cho HS nêu các vấn đề địa phương liên quan đến nội dung đã học (HS chuẩn bị)
- Tệ nạn xã hội là gì? Bản thân em làm gì để tránh xa được các tệ nạn đó?
- Địa phương em đã tham gia tốt các vấn đề về an toàn giao thông chưa? Bản thân em khi tham gia giao thông em thực hiện như thế nào?
- Hiện nay tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ rất nhiều ở đô thị, thành phố lớn, các em làm rất nhiều việc để kiếm sống, kể cả tham gia các tệ nạn xã hội. Em có thể đóng góp những giải pháp nào?
- Là HS em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Hoạt động 3 : GV cho HS trao đổi thảo luận về một vấn đề cụ thể: 
- Bày tỏ ý kiến quan điểm về vấn đề quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của HS trung học cơ sở nói chung và HS lớp 9 nói riêng.
- HS trình bày nêu những băn khoăn thắc mắc của bản thân thông qua nhóm hoặc cá nhân? 
- GVKL: Bài học hôm nay giúp ta nhận thức đúng đắn những gí trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời phải tự giác thực hiện những quy định của pháp luật, có ý thức rèn luyện tránh xa những tệ nạn xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội
- GV tổng kết giờ thực hành.
4. Củng cố.
GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập để kiểm tra học kì II: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, Quyền nghĩa vụ lao động của CD, Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí của công dân, quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, sống và làm việc theo pháp luật.
D. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / / 2010
Ngày dạy: / / 2010
Tuần 36
Tiết 36 : ÔN TẬP HỌC KỲ II
A. Mục tiêu.
- Qua giờ ôn tập, củng cố kiến thức cho HS trong học kì II
- Giáo ý thức trách nhiệm với các quyền và nghĩa vụ của học sinh
- Có ý thức thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật.
- Rèn luyện sự tự giác trong ôn tập 
B. Chuẩn bị.
 - GV chuẩn bị các nội dung ôn tập 
C. Các hoạt động dạy-học.
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu nội dung ôn tập:
Câu 1 : Nêu nguyên tác cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam ? Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ? Những quy định về quan hệ vợ chồng và trách nhiệm của chúng ta ?
Câu 2 : Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoấ đất nước ?
Câu 3 : Thế nào là quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế ?
Nêu tác dụng của thuế ?
Câu 4: Vi phạm pháp luật là gì ? Các loại vi phạm pháp luật ? Trác nhiệm của học sinh trong việc thực hiện pháp luật?
Câu 5: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Cách thực hiện và ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội?
Câu 6: Bảo vệ tổ quốc là gì? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc? Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ tổ quốc?
Câu 7: Sống có đạo đức có nghĩa là như thế nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân?
Câu 8: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về tính chât, hình thức thể hiện?
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại toàn bộ nội dung ôn tập.
- GV giới hạn cho học sinh về nội dung ôn tập
5. Dặn dò.
- Giờ sau kiểm tra về nhà làm đề cương, đáp án cho nội dung kiểm tra. 
- Chuẩn bị giấy bút để kiểm tra. 
D. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / / 2010
Ngày dạy: / / 2010
Tuần 37
Tiết 37: KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. Mục tiêu.
- Qua giờ kiểm tra giúp HS hệ thống lại một số nội dung kiến thức đã học ở kì II để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
- Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập môn giáo dục công dân
B. Chuẩn bị.
- GV chuẩn bị câu hỏi
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra
C. Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra : GV phát đề cho HS
Câu hỏi
Câu 1: (3điểm)
 Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
Câu 2: (4 điểm)
 Vi phạm pháp luật là gì? Có mấy loại vi phạm pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý?
Câu 3 (3điểm)
 Theo em sống có đạo đức và tuân theo pháp luật được thể hiện như thế nào? Nêu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? 
Đáp án
Câu 1: (3 điểm)
* Quyền lao động.
- Mọi CD có quyền làm việc.
- Tìm kiếm việc làm
- Lựa chọn nghề nghiệp.
* Nghĩa vụ LĐ
- Tự nuôi sống bản thân, GĐ
- Tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho XH.
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội đối với đất nước.
* Học sinh cần phải: (Tự liên hệ bản thân)
Câu 2: (3 điểm) 
* Vi phạm PL.
- Là hành vi trái PL, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
* Các loại vi phạm PL
- Vi phạm PL hình sự.
- Vi phạm PL hành chính.
- Vi phạm PL dân sự 
- Vi phạm kỉ luật
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm pháp lý
Giống nhau
Là những quan hệ xã hội, được PL điều chỉnh nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và PL đưa ra 
Khác nhau
Bằng tác động của dân sự XH. Lương tâm
Bắt buộc thực hiện, cưỡng chế của nhà nước.
Câu 3: (4 điểm)
- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức XH:
+ Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung
+ Biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ
+Lấy lợi ích của dân tộc làm mục tiêu
- Tuân theo pháp luật là luôn sống và thực hiện theo những qui định của pháp luật.
* Mối quan hệ:
 Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi.
 Người có đạo đức biết tự giác thực hiện những quy định của PL.
* Bản thân còn có những biểu hiện nào chưa tốt, đề ra biện pháp khắc phục
3. Hết giờ giáo viên thu bài
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 da sua theo chuong trinh moi.doc