Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 7 Năm 2010

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 7 Năm 2010

- HS nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- HS hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

- Xác định được những thái độ , hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 2. Về thái độ:

- Tôn trọng, tự hào và bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 7 Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :28/9/2010
 Ngày dạy: 5/10/2010
 Tiết 7 - Bài 7 
 Kế thừa và phát huy truyền thống
 tốt đẹp của dân tộc
I.Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức:
HS nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
HS hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; 
Xác định được những thái độ , hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Về thái độ:
Tôn trọng, tự hào và bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 3. Về kĩ năng:
Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên: 
- SGK, SGV, giáo án, bảng phụ,
 - Tranh về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
Học sinh: 
Đọc trước bài mới
Sưu tầm một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Sưu tầm tranh ảnh liên quan.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
 1-. Kiểm tra bài cũ (15’): Kiểm tra 15’
Phần I:Trắc nghiệm khách quan( 4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án em cho là đúng:
Câu 1: Hành vi biểu hiện lòng yêu hoà bình là:
A. Biết lắng nghe người khác
C. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn
B. Bắt mọi người phải phục tùng theo ý muốn cuả mình
D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
Câu 2: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của:
A. Các nước giàu
C. Các vị lãnh đạo các nước
B. Các nước đông dân
D. Toàn nhân loại
Câu 3: Để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh chúng ta cần:
A. Giải quyết nhanh các mâu thuẫn bằng chiến tranh
C. Nhường nhịn trong quan hệ quốc tế
B. Cắt đứt quan hệ với các nước xung đột
D. X ây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người
Câu 4: Khi gặp người nước ngoài chúng ta nên:
A. Không quan tâm đến họ
C. Thờ ơ
B. Trêu đùa họ 
D. Thể hiện sự tôn trọng, thân thiện
Câu 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là :
A. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác
C. Quan hệ hữu nghị giữa các nước
B. Quan hệ bình đẳng giữa các nước 
D. Quan hệ tốt đẹp giữa các nước
Câu 6: Quan hệ hữu nghị tạo điều kiện và cơ hội để các nước:
A. Phát triển về nhiều mặt
C. Phát triển về nhiều mặt, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh nguy cơ chiến tranh
B. Hiểu biết lẫn nhau
D. Tránh gây mâu thuẫn
Câu 7: Hợp tác là: 
A. Cùng làm việc
C. Cùng nhau hoạt động
B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ nhau vì mục đích chung
D. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
Câu 8: WHO là tên viết tắt của tổ chức: 
 Tổ chức giáo dục, văn hoá, khoa học Liên hợp quốc; b. Tổ chức y tế thế giới
Chương trình phát triển Liên hợp quốc; d. Hiệp hội các nước Đông Nam
Phần II: Tự luận( 6 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Vì sao các quốc gia trên thế giới cần thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhau? 
Câu 2: ( 3điểm) Nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên của tổ chức đó( ít nhất 6 tổ chức). 
 2- Giới thiệu bài: 
Qua bài học trước chúng ta thấy rõ xu thế hiện nay là phải tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên thế giới .Nhưng để có thể hợp tác, hội nhập thành công, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia phải giữ vững bản sắc riêng của mình. Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên cái bản sắc riêng đó, là nguồn sức mạnh của dân tộc ta. Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước cũng như sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người . Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7
3- Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu ĐVĐ
Mục tiêu 1: HS bước đầu hiểu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề; động não
H :Yêu cầu HS đọc câu chuyện 1 SGK/23
H :Câu chuyện trên nói về điều gì ?
H :Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ ?
- GV nhận xét, bổ sung.
H :Tình cảm và việc làm trên thể hiện truyền thống gì ?
H :Yêu cầu HS đọc câu chuyện 2 
H :Nội dung câu chuyện trên là gì ?
H :Tìm những chi tiết thể hiện việc làm của HS cũ khi đến thăm thầy giáo?
- GV nhận xét, bổ sung : Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng thời Trần. Cụ có công đào tạo nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ là những nhân vật nổi tiếng trong đó có Phạm Sư Mạnh (giữ chức hành khiển – một chức quan to).
H :Em có nhận xét gì về cách cư xử trên ? cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì ?
? Qua 2 câu chuyện trên em có suy nghĩ gì.
- GV kết luận : Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời với mấy nghìn năm văn hiến.Chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc. Truyền thống yêu nước,truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cập qua 2 câu chuyện trên đã giúp chúng ta hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
 Trong chương trình GDCD 7, chúng ta đã học “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ’’. Chúng ta đã hiểu thế nào là truyền thống (HS nhắc lại) Đến bài học này các em cần phải hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ?
H :Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
- GV giải thích : Giá trị đồng nghĩa với tốt đẹp.Tinh thần là những gì tồn tại trong tư tưởng tư duy trong suy nghĩ của con người ?
GV dựa vào 2 câu chuyện trong ĐVĐ khắc sâu 2 ý còn lại của khái niệm. 
? Theo em , bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực , còn có truyền thống thói quen , lối sống tiêu cực không ? Nêu một vài ví dụ minh họa ? 
-> GV : Có thể sử dụng bảng phụ hoặc giấy khổ to chia câu hỏi thành 2 phần . -> HS lên bảng trình bày . -> GV liệt kê ý kiến lên bảng 
? Em hiểu thế nào là phong tục , hủ tục?
H:Với những truyền thống mang yêú tố tích cực,tiêu cực ta phải làm gì?
H:Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc?
- GV bổ sung: Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc cần có nguyên tắc. Đó là chọn lọc tránh và loại bỏ những hủ tục.Học hỏi tinh hoa VH nhân loại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
Mục tiêu 2: HS thấy được VN có nhiều truyền thống tốt đẹp.
Phương pháp: Thảo luận nhóm; tổ chức chơi trò chơi.
GV chia lớp thành 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức trong thời gian 3-4’
H:Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết?
- GV nhận xét và yêu cầu HS phân loại các truyền thống.
+ TT đạo đức: Yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết ,hiếu thảo.
+TT lao động sản xuất:Trồng lúa nước, làm đồ gốm,dệt vải...
+ TTVH:Các tập quán tốt đẹp,các ứng xử mang bản sắc VH.
+TT nghệ thuật:Tuồng,chèo..
- GV chốt NDBH mục 2.
- GV kết luận:Trên đây là những truyền thống mang yếu tố tích cực trong thực tế ta còn gặp những truyền thống mang yếu tố tiêu cực-> thái độ như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs luyện tập
Mục tiêu 3: Hs vận dụng vào giải quyết bài tập.
Phương pháp: Đàm thoại; động não.
H: GV treo bài tập 1 trên bảng phụ.
GV hỏi vì sao đúng, sai
- HS đọc bài.
- Lòng yêu nước của dân tộc ta.
- Sôi nổi kết thành làn sóng mạnh mẽ to lớn lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nhấn chìm lũ cướp nước bán nước.
- Thực tiễn đã chứng minh điều đó:
+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại.
+ Các chiến sĩ ngoài mặt trận.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đọc bài.
- Chuyện một học trò cũ đến thăm thầy giáo.
- Đứng giữa sân vái chào vào nhà. Không dám ngồi sập.Xin ngồi kế bên.Trả lời cặn kẽ mọi việc.
- HS nghe giảng.
- Lễ phép , tôn trọng.
- HS tự bộc lộ.
- HS nghe giảng
- HS dựa SGK trả lời
- HS nghe giảng
* Yếu tố tích cực : 
- Truyền thống yêu nước .
- Truyền thống đạo đức .
- Truyền thống đoàn kết .
- Truyền thống cần cù lao động .
- Tôn sư trọng đạo .
- Phong tục tập quán lành mạnh .
* Yếu tố tiêu cực :
- Tập quán lạc hậu .
- Nếp nghĩ , lối sống tùy tiện .
- Coi thường pháp luật .
- Tư tưởng địa phương hẹp hòi .
- Tục lệ ma chay , cưới xin , lễ hội , lãng phí , mê tín dị đoan . 
+ Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu gọi là phong tục . 
+ Ngược lại , truyền thống không tốt , không phải là chủ yếu gọi là hủ tục . 
-HS nêu ý kiến
=> Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là : Trân trọng , bảo vệ , tìm hiểu , học tập , thực hành giá trị truyền thống để cái hay , cái đẹp của truyền thống phát triển và tỏa sáng
- HS thảo luận nhóm cử đại diện chơi trò chơi tiếp sức
- HS nhận xét, phân loại
- HS đọc mục 2 NDBH
- HS nghe giảng
- HS làm bài, giải thích.
I. Đặt vấn đề.
1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.
- Truyền thống yêu nước.
2. Chuyện về một người thầy.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo 
* Bài học : 
Biết ơn kính trọng thầy cô dù mình là ai đó là truyền thống “ Tôn sư trọng đạo’’của dân tộc ta . Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An .
II. Nội dung bài học:
1.Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Giá trị tinh thần
- Hình thành trong quá trình lịch sử
- Truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
=> Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là:
+ Bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn
2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Truyền thống đạo đức, lao động sx, văn hoá, nghệ thuật...
III. Bài tập
Bài 1/26
- Đáp án đúng: a,c,e,h,i,l
- Đáp án sai: b,d,đ,g,k
4- Củng cố:
Hãy kết nối mỗi hành vi ở cột 1 cới mỗi truyền thống ở cột 2 sao cho đúng nhất:
1. Hành vi
Nối
2- Truyền thống
a. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
1. Tôn sư trọng đạo
b. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
2. Hiếu thảo
c. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo
3.Yêu nước
d. Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ 
4. Biết ơn
5. Hiếu học
- GV nhận xét, kết luận: Kế thừa và phát huy TT là bảo tồn, giữ gìn những giá trị tốt đẹp đồng thời giao lưu, học hỏi tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm giàu truyền thống của dân tộc.
5. Hướng dẫn về nhà :
a. Học bài cũ
b. Làm các bài tập còn lại vở bài tập
c. Đọc trước và chuẩn bị tiết sau:
 Bài 7 – Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (tiếp)
 + Tìm hiểu ý nghĩa ?
 + Trách nhiệm của CD- HS? 
 + Xem các bài tập của tiết 2.
Ngày soạn: 5/10/2010
Ngày dạy: 12/10/2010
Tiết 8 - Bài 7:
Kế thừa và phát huy truyền thống
 tốt đẹp của dân tộc
I.Mục tiêu bài học:
I.Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức:
HS nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
HS hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; 
Xác định được những thái độ , hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Về thái độ:
Tôn trọng, tự hào và bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 3. Về kĩ năng:
Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên: 
- SGK, SGV, giáo án, bảng phụ,
 - Tranh về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
Học sinh: 
Đọc trước bài mới
Sưu tầm một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc
III. các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
 1-Kiểm tra bài cũ :
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ? Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết ?
Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước những câu tục ngữ nói về truyền thống dân tộc: 
1. Uống nước nhớ nguồn.
2. Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng
3. Con chim có tổ, con người có tông.
4. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
5. Tôn sư trọng đạo
6. Cả bè hơn cây nứa.
7. Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.
( Đáp án: 1, 5, 3)
2- Giới thiệu bài: 
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Vậy vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc . Chúng ta phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc . 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 :Tìm hiểu ý nghĩa của giữ gìn, phát huy truyền thống tốt dẹp của dân tộc.
Mục tiêu 1: giúp HS hiểu ý nghĩa của truyền thống dân tộc 
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp làm 4 nhóm 
H : Yêu cầu HS thảo luận bài 3/27
 - GV nhận xét , cho điểm
H: Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS trao đổi về những truyền thống mà các em tìm trong thực tế 
Mục tiêu 2: Giúp HS thấy được các truyền thống tốt đẹp của địa phương; từ đó thấy trách nhiệm CD? 
Phương pháp: Đàm thoại; nêu và giải quyết vấn đề; chơi trò chơi
 H : Yêu cầu một số HS lên trình bày 
H : Yêu cầu cả lớp trao đổi, bổ sung xung quanh nội dung ý nghĩa của các phong tục, tập quán, những biểu hiện trái với thuần phong mĩ tục ở VN và tác hại của nó, tỏ thái độ trân trọng đồng tình hoặc phê phán 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức về những việc nên làm và không nên làm trong kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc trong 3 phút theo 2 nhóm
- GV nhận xét , cho điểm các nhóm
H : Đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ , giữ gìn những truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp và xoá bỏ những tập tục lạc hậu?
H : Chúng ta phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? 
? Hãy liên hệ việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở địa phương em
? Bản thân em cần làm gì.
? Nêu các hành vi cụ thể để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
H : Hãy đọc những câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết ?
H : Yêu cầu HS đọc nội dung bài học ?
- GV kết luận : Dân tộc VN có truyền thống lâu đời , có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước . Là công dân của đất nước trong thời kì đổi mới chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc , phải bảo vệ , giữ gìn truyền thống mà cha ông để lại góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS ‏luyện tập 
Mục tiêu 3: HS vận dụng vào giải quyết bài tập.
Phương pháp: Đàm thoại; chơi trò chơi
- GV treo bài tập lên bảng phụ :
 Hiện nay có nhiều bạn trẻ không thích các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc như dân ca , cải lương , tuồng chèo 
N1 : Liên hệ bản thân , lớp , trường xác định thực trạng vấn đề ?
N2 : Tìm nguyên nhân của vấn đề ?
N3 : Đề xuất các biện pháp để giải quyết ?
? Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.
- Yêu cầu HS làm BT 2.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm cặp trong trong 3 phút.
* Tổ chức trò chơi
Thi hát về những làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước .
-> HS Tự do hát
-> GV Cùng HS tham gia
 - GV nhận xét.
- Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung 
- Đáp án : a , b , c , e 
- HS dựa SGK trả lời
- HS trả lời:
+ Lễ hội: Chọi trâu, vật đình, chùa ...
+ Phong tục: Thanh minh , cúng rằm tháng 7...
+ Trang phục: Mặc áo dài
+ Trái với truyền thống :
- Mê tín dị đoan ( bói toán gọi dí ...)
- Thách cưới, tổ chức cưới hỏi, ma chay linh đình ....
- HS chơi trò chơi tiếp sức 
- HS đề xuất các giải pháp
- HS trả lời .
-HS liên hệ.
- VD: Chăm chỉ học tập, lao động, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín, kính trọng, biết ơn thầy cô, hiếu thảo với cha mẹ, tích cực tham gia các h/đ chính trị, Xh.
- Trân trọng tự hào; phê phán, ngăn chặn những việc làm làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp
- Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào
- Trân trọng các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa..
Giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử, VH dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, lễ hội, trang phục, món ăn.
- HS đọc.
- HS đọc bài 
- HS nghe giảng 
- HS quan sát 
- HS đọc bài tập 
- HS thảo luận nhóm
+ Biện pháp cá nhân HS : 
Tích cực học tập để hiểu về các thể loại nghệ thuật của dân tộc , thấy được cái hay , cái đẹp của nó, không chủ động chạy theo mốt, theo phong trào. Tích cực tham gia vào các hoạt động nghệ thuật do trường, lớp tổ chức 
+ Biện pháp đối với nhà trường và các lực lượng XH khác :
Thường xuyên tổ chức các HĐ tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thưởng thức các thể loại dân tộc , tuyên truyền giáo dục 
- HS liên hệ.
 - Truyền thống : gói bánh trưng, bánh dày ngày Tết. Nguồn gốc từ thời Hùng Vương . ý nghĩa thể hiện đề cao sản phẩm của người dân lao động là hạt gạo, sự kết tinh của Trời và Đất, nhớ ơn tổ tiên.
- HS chơi trò chơi.
II. Nội dung bài học 
3. ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Truyền thống của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân 
4. Trách nhiệm của công dân 
- Cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc - - Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truỳên thống dân tộc
III. Luyện tập :
1- Giải quyết tình huống:
2-Bài tập 4
3- Bài tập 2
4- Củng cố 
* Bài tập: Điền các cụm từ vào chỗ trống.cho thích hợp: dân tộc, tinh hoa, bản sắc riêng, phát triển (có 1 cụm từ được sử dụng lại)
 Mỗi dân tộc muốnphải có sự giao lưu với các khác, với các nền văn hoá khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu được .của các dân tộc khác mà vẫn giữ được của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc. Nếu không biết kế thừa, gìn giữ và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc có thể sẽ đánh mất của mình và bị đồng hoá bởi các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.
 - GV kết luận: Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc luôn là một yêu cầu được đặt ra đối với mọi người nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để bảo tồn được những truyền thống của dân tộc, giữ gìn những nét bản sắc văn hoá của dân tộc, đồng thời vẫn đảm bảo sự hoc hỏi những tinh hoa của bạn bè thế giới, để làm được điều đó chúng ta cần ghi nhớ câu nói của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương “Hoà nhập nhưng không hoà tan”.
5 -Hướng dẫn về nhà :
a. Học bài cũ
b. Làm các bài tập còn lại vở bài tập và SGK.
c. Học lại các bài chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra 45 phút
+ Học thuộc nội dung bài học từ bài 1-> bài 7
+ Xem lại các dạng bài tâp đã làm từ bài 1-> 7

Tài liệu đính kèm:

  • docCD9_-_Bai_7.doc