Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 14

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 14

Văn bản : LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Học xong văn bản này HS đạt được: Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VN hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện chủ yếu là vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức: Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật lại điểm nhìn của nhân vật. Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

3. Thái độ: GD lòng tự hào, tình yêu đất nước quê hương.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 - Tiết 66, 67. Ngày soạn:28/11/2011 - Ngày dạy:30/11/2011
Văn bản : LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Học xong văn bản này HS đạt được: Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VN hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện chủ yếu là vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật lại điểm nhìn của nhân vật. Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: GD lòng tự hào, tình yêu đất nước quê hương.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: soạn bài lên lớp, tranh.
- HS: học bài cũ, xem bài mới 
IV. TỔ CHỨC DẠY- HỌC:
1/ Ôn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
 * Tóm tắt văn bản “Làng” và phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai? Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến? 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Thời gian: 2 phút
 - Mục tiêu: Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp: thuyết trình
 - Kĩ thuật: động não
Một số hình ảnh về vùng đất Tây bắc của tổ quốc
- GV giới thiệu bài:
 ? Quan sát và cho biết bức tranh vẽ cảnh nào? Cảm nhận của em?
GV: Với sắc trời bàng bạc của sương mù bao phủ quanh năm. Với cảnh đẹp tiết trời tựa Đà Lạt thứ 2 của đất nước. Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa - Nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, qua một chuyến đi , ngỡ chỉ là chuyến đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đó viết thành một truyện ngắn đặc sắc dào dạt chất thơ 
*Hoạt động 2: Tri giác
 - Thời gian dự kiến: 10 phút
 - Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn. 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
10
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?
Gv treo chân dung t/g - bổ sung thêm
đọc ct * sgk
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê ở Quảng Nam-Đà Nẵng
- Chuyên viết truyện ngắn và bút ký
? Nêu xuất xứ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
- hs nêu trong sgk
- Truyện ngắn là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè 1970- In trong tập "Giữa trong xanh" -1972
2/ Tác phẩm
- Sáng tác năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả In trong tập "Giữa trong xanh"-1972
? Nêu Thể loại? 
- hs nêu
- Thể loại: Truyện ngắn
Căn cứ vào dự đoán tuổi tác, nghề nghiệp, vai trò từng nv hãy nêu cách đọc và giọng phù hợp từng nv?
- hs nêu cách đọc
Gv: đọc từ đầu đến “...các ông các bà nhé” - gọi hs đọc tiếp – nhận xét cách đọc của hs
Hs đọc theo y/c
? Hãy tóm tắt văn bản? GV bổ sung tóm tắt
- 1 HS tóm tắt 
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống? 
- Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ của những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên  -> tạo tình huống ấy để nhân vật chính xuất hiện tự nhiên 
? Truyện được kể theo ngôi kể nào? 
H: Tác phẩm này, theo lời tác giả là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai? hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
 H: Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truyện? Hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả về nhân vật này? (dụng ý ntn?)
Ngôi thứ 3
- Thảo luận, trả lời
- Chân dung anh thanh niên hiện ra Qua lời kể của bác lái xe -> tình huống gặp gỡ làm quen bất ngờ, gây ấn tượng 
- Nhân vật chính: Anh thanh niên
* Hoạt động 3: Phân tích 
 - Thời gian dự kiến: 60 phút
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện
 - Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
60
- Yêu cầu đọc phần đầu văn bản
- 1 hs đọc đoạn đầu vb
Cả lớp theo dõi
II. Đọc- Hiểu Văn Bản 
1. Nhân vật anh thanh niên 
? Ta biết về nhân vật này thông qua lời nói và tình huống nào? 
- hs nhắc lại
? Chi tiết xe dừng đột ngột và bác lái xe nói “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian”... có ý nghĩa gì?
-> có ý định hướng câu chuyện đồng thời mở ra TG nghệ thuật diễn biến trong (t) 30p
? Qua lời giới thiệu của bác lái xe, em biết gì về h/c sống của nhân vật này?
? Biểu hiện qua chi tiết nào?
- Phát hiện chi tiết.
+ Hai mươi bẩy tuổi, sống trên đỉnh yên sơn cao 2600 m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo
* Hoàn cảnh sống :
? Chi tiết nào về anh thanh niên khiến em thấy thú vị? Vì sao? 
- hs nêu 
Rất thèm người (dùng cây ngáng đường... -> khát khao gặp trò chuyện với con người), 
- Cô độc nhất thế gian... - thèm nghe chuyện dưới xuôi.
?Trong cuộc gặp gỡ thì sao?
- Tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ/đỏ mặt luống cưống
? Qua phần đầu này em thấy được đặc điểm nào trong sống của anh? 
? NX nghệ thuật miêu tả của t/g trong đoạn này?
- hs khái quát về h/c sống của anh thanh niên
- NTMT: gián tiếp vừa trực tiếp
=> Cách miêu tả nhân vật vừa gián tiếp vừa trực tiếp cho thấy h/c sống thiếu thốn tình cảnh cô đơn của anh TN
Gv: Ngay sau lời giới thiệu của bác lái xe anh đã xuất hiện "Người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ" Ta hiểu rõ hơn về anh qua cuộc gặp gỡ với ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trước hết là về cs. 
+ Cuộc sống:
? Khi anh thanh niên chạy trước, hoạ sỹ nghĩ gì?
? Điều gì đã khiến hoạ sĩ bất ngờ
- HS tự bộc lộ 
Hs nêu
- Hái hoa tặng cô kỹ sư, có đủ loại hoa
? Em hiểu gì về khí hậu Sa Pa
- hs nêu theo sự hiểu biết (mát mẻ quanh năm, lạnh như Đà Lạt ... thích hợp trồng các loại hoa ...)
Chi tiết anh TN mừng quýnh cầm cuốn sách cho thấy điều gì? Chi tiết tặng hoa?
Yêu đời, thú vui đọc sách
- Yêu đời, yêu cuộc sống, ham học hỏi
? Từ đó nêu cảm nhận của em về anh?
- Anh thanh niên biết cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp (Trồng hoa, nuôi gà), lấy công việc làm niềm vui, tìm niềm vui ngay trong cuộc sống
-> Sống có lí tưởng cao đẹp
? Không chỉ có thế, người thanh niên khiến cho ta cảm mến, lưu luyến về điều gì?
? Chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?
- hs phát hiện: Đào củ tam thất -> vợ bác lái xe
- Gửi trứng gà cho cô gái và ông hoạ sỹ 
- pha trà mời khách
-> Quan tâm đến người khác
=> chân thành, cởi mở, quý trọng tình cảm. 
Gọi hs Đọc đoạn truyện “công việc ... chiến đấu”
? Qua chuyện anh kể , em hãy hình dung công việc anh làm ntn?
-1 em hs đọc
+ Công việc
Công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu 
- Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
Để làm những công việc ấy, anh phải trải qua những gì? 
? Nhận xét về công việc của anh?
GV đọc thêm trong tư liệu về chuyện nửa đêm anh gặp con trăn...
- Đọc đoạn “Rét; Nửa đêm đang nằm trong chăn... vứt lung tung”
- Thời tiết khắc nghiệt: Mưa, gió tuyết, rét, vắng vẻ, cô đơn 
- Công việc nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi phải tỉ mĩ chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời cũng không kém phần gian khổ 
=> Đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao
? Một người dám bình tĩnh nói thẳng những gian khổ của mình trong công việc, đó là người ntn?
- hs bình
- Đã nếm trải và vượt qua gian khổ để hoàn thành công việc được giao
Người thanh niên này đã chấp nhận cuộc sống đơn độc, biết vượt lên sự khắc nghiệt của thời tiết để làm việc đúng giờ
? Theo em, những điều anh đã trải qua, điều nào là khó nhất?
- HS tự bộc lộ 
? Điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Tìm dẫn chứng chứng tỏ? Em hiểu gì về những ý nghĩ sau của anhTN: “Khi ta làm việc ... một mình được”. “Mình sinh ra là ... mà làm việc”
- Hoạt động nhóm
+ Do yêu nghề "Hồi chưa vào ... công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” 
- Suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc về công việc của mình cũng như mối quan hệ của mình với công việc của bao người "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi" 
? Em có đồng cảm với ý nghĩ ấy không? Em hiểu thêm được phẩm chất nào của anh TN?
- HS bộc lộ
- Tìm được niềm vui trong công việc, yêu nghề
Khi ta hiểu và yêu thích công việc, thì công việc đem cho ta niềm vui ... Là con người ,ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân và vì cộng đồng - Là người có suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc về công việc của mình
H: Khi ông hoạ sĩ vẽ anh, anh thể hiện thái độ như thế nào? Thái độ đó thể hiện đức tính nào 
- HS tự bộc lộ 
? Qua lời kể của anh, em biét thêm về nhân vật nào khác, về thế giới những con người như anh? 
HS nêu
- Anh cán bộ vẽ bản đồ sét 
- Ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa
- Bố của anh:1 chiến sĩ
?Thái độ của anh khi nói về họ?
?Dùng ngôn ngữ độc thoại của 1 người LĐ tích cực để ca ngợi những người LĐ tích cực khác có tác dụng gì?
-> am hiểu, ngưỡng mộ, ngợi ca
- Ca ngợi lao động, tôn vinh những con người lao động chân chính 
- Ca ngợi lao động, tôn vinh những con người lao động chân chính 
? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật này?
- hs bình:
- Tính khiêm tốn, quí trọng lao động sáng tạo
CHTK: ? Em hãy khái quát những đặc điểm, phẩm chất của nv anh TN?
- HS khái quát 
- Tình cảm, cởi mở, chân thành, khiêm tốn, lạc quan, yêu đời
-Chân thật tận tuỵ với con người và công việc, đầy lòng tin yêu cs
- Có 1 cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ
- Là tấm gương sáng cho mọi người noi theo
- Trong truyện có một người lặng lẽ quan sát xúc cảm, suy nghĩ, ghi chép, đó là hoạ sỹ. Nói cách khác, xây dựng nhân vật này là dụng ý của tác giả 
- hs quan sát một số cảnh đẹp của SP
2 Các nhân vật khác 
a. Nhân vật ông hoạ sỹ:
? Cảnh sắc Sa Pa hiện lên qua cảm nhận của hoạ sỹ, điều này có ý nghĩa gì? 
Hs đọc “Nắng bây giờ...”. Lúc bấy giờ...
- Một tâm hồn tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa, (của đất nước) của cuộc đời.
H: Nêu vị trí của nhân vật hoạ sĩ trong truyện?
H: Nhân vật hoạ sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và NT như thế nào? Chủ đề của truyện bộc lộ qua cái nhìn của nhân vật này ra sao?
* Phát hiện, phân tích.
- Bằng sự từng trải của nghệ nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật, ông cảm nhận anh thanh niên chính là đối tượng ông cần tìm. 
-> Đó là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh - người lao động mới 
-Là người có năng lực quan sát, giàu cảm xúc
- Thiết tha với vẻ đẹp của Sa Pa, của đất nước 
H: Vì sao ông cảm thấy “nhọc quá” khi kí hoạ và suy nghĩ về những điều anh thanh niên nói?
- HS trả lời
? Tại sao ông cho rằng gặp được người thanh niên là "Một cơ hội hạn ... 
- Thảo luận, trả lời.
- Vì tất cả những gì ở người thanh niên này khơi dậy biết bao cảm xúc và suy nghĩ trong người hoạ sỹ già. Anh là nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ thuật -> cs là nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ thuật.
- dùng nhiều PT NL - nói lên những suy ngẫm trải nghiệm về cuộc đời
-> Khát khao NT chân chính
? Qua đây em nhận thấy tình cảm nào của hoạ sỹ đối với người thanh niên nói riêng và thế hệ trẻ thời đó nói chung?
- hs phát biểu
- Tin yêu, hy vọng vào lớp trẻ
H: Những cảm xúc và suy tư của ông hoạ sĩ có tác dụng gì?
- HS tự bộc lộ: Làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa chiều sâu tư tưởng.
? Được thăm nhà và nghe câu chuyện của anh thanh niên cô có cảm xúc gì? 
H: Những điều gì khiến cô kĩ sư “bàng hoàng”? Cô đã hiểu thêm những gì sau cuộc gặp gỡ với anh thanh niên?
- Cô thấy bàng hoàng 
Vì những điều anh nói, những chuyện anh kể về người khác 
b. Nhân vật cô kỹ sư 
- Đang trên đường nhận công tác nơi vùng cao, trẻ trung, giàu ước mơ
H: Suy nghĩ của cô gái trẻ để lại cho người đọc ấn tượng gì?
H: Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô kĩ sư vào trong tác phẩm?
-> Tự bộc lộ, đánh giá.
-> Góp phần làm nổi bật nhân vật chính.
? Theo em, sự xuất hiện của cụ gỏi cú ý nghĩa gì?
- ý nghĩa của cuộc sống khiến ta yêu đời hơn 
- Làm cho truyện hấp dẫn hơn
- Có những suy nghĩ mới mẻ về cuộc đời, tự tin
- Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả sáng từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Cùng với cảm giác bàng hoàng là sự hàm ơn 
? Mối quan hệ giữa người lái xe và anh thanh niên như thế nào?
? Theo em, sự xuất hiện của nhân vật phụ này có tác dụng gì?
- Phát hiện chi tiết.
-> Đây là người trung gian, tạo ra sự gặp gỡ giữa các nhân vật.
-> Làm nổi bật nhân vật chính.
c. Người lái xe
- Vui tính, nhiệt tình, cởi mở, thân thiện
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
 - Thời gian dự kiến: 7 phút
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện
 - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn trải bàn.
? Chất trữ tình biểu hịên thông qua những chi tiết nào?
? Những thành công về nghệ thuật của truyện?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
? Từ đó giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện?
Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Phát hiện, đánh giá.
-> chất trữ tình: bức tranh thiên nhiên Sa Pa và vẻ đẹp của những con người thầm lặng, cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật
- Chân thực trong cách kể, tả
- Cách xây dựng nhân vật 
- Truyện giàu chất trữ tình 
- HS khái quát kiến thức.
- Thảo luận bànà trả lời.
-> Những con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi họ gắn bó với đất nước, với con người.
Đọc ghi nhớ trong SGK
3/Nghệ thuật:
-Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
-Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
-Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
-Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
4/Ý nghĩa văn bản:
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
III - Tổng kết :
* Ghi nhớ T189
* Hoạt động 5: Luyện tập
 - Thời gian dự kiến: 5 phút
 - Mục tiêu: Củng cố được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện
 - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: 
Gv: Truyện ca ngợi những con người say mê lao động có ích cho đời. Từ hình ảnh anh thanh niên ta hiểu rằng dù trong hoàn cảnh nào con người cũng không cô đơn khi đã tìm được cho mình ý nghĩa cuộc sống trong công việc, trong cuộc sống của mình đồng thời cũng giúp ta thấy được quan niệm về nghệ thuật
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về nv anh TN
- Về nhà ôn lại bài. 
- Chuẩn bị bài viết số 3.
 RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 14 - Tiết 68, 69. Ngày soạn:29/11/2011 - Ngày dạy:1/12/2011
Tập làm văn: Viết Bài Làm Văn Số 3
I. Mục tiêu cần đạt:
 HS: Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận 
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày 
- Tuân thủ bố cục 3 phần của 1 bài văn,khuyến khích cách viết sáng tạo độc lập
II. Chuẩn bị:
- GV soạn bài lên lớp
- HS xem lại các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 
III. Tiến trình lên lớp:
 1/ Ôn định tổ chức:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 3/ Bài mới: GV đọc đề, chép đề lên bảng.
 * Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
* Đáp án và biểu điểm: 
A. Yêu cầu.
Thể loại: tự sự (có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận).
Nội dung: Cuộc trò truyện giữa em và anh bộ đội lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
B. Dàn ý.
I. Mở bài: 
 - Giới tiệu tình huống gặp gỡ (thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật)
II. Thân bài: Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
 1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói: khoẻ, vang
Tiếng cười: sảng khoái 
Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. (Yếu tố miêu tả nội tâm: miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ)
 2. Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. (Dựa vào nội dung bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe: tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh.)
Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi (yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận).
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình (yếu tố nghị luận).
III. Kết bài: 
Cuộc chia tay và ấn tượng của em về người lính và ước mơ của mình.
4/ Củng cố:
 - GV thu bài, đếm bài.
 - Nhận xét giờ làm bài.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
	- Ôn lại kiến thức về văn tự sự.
 Chuẩn bị “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
Tuần 14 - Tiết 70. Ngày soạn:30/12/2011 - Ngày dạy:2/12/2011
Người Kể Chuyện Trong Văn Bản Tự Sự ( Đọc thêm)
I. Mục tiêu cần đạt:
-Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
II. Trọng Tâm Kiến Thức, Kĩ Năng:
1/ Kiến Thức:
 - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2/ Kĩ Năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc- hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
II. Chuẩn bị: 
- GV soạn bài lên lớp
- HS soạn bài mới 
III. Tiến trình lên lớp:
 1/ Ôn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Phân biệt lời đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
* Ngôi kể là gì? Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc ở góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ gì không? 
3/ Bài mới:
TG
	 Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- Đọc đoạn trích sgk T192
? Đoạn trích kể về ai ? Về sự việc gỡ?
? Ai là người kể trong câu chuyện trên?
? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
? Những câu "Giọng cười ...", "những người con gái ..." là nhận xét của ai về ai?
? Hãy nêu những căn cứ để chứng tỏ người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật?
H: Qua việc tìm hiểu đoạn văn trên, em có nhận xét gì về người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự?
? Tổng kết lại những đơn vị kiến thức đó học?
L -Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi 
? Người kể chuyện là ai?
? Kể về việc gì?
? Với ngôi kể này có ưu điểm gì? Hạn chế gì?
? Từ đó em nhận xét gì về ngôi kể thứ nhất, thứ ba?
 - Kể lại đoạn trích trong vai của một trong ba nhân vật 
- GV chia lớp làm 3 nhóm: mỗi nhóm đặt mình là một nhân vật, kể chuyện.
H: Những ưu điểm và hạn chế trong cách kể này với cách kể ở mục I?
-> GV nhận xét
- 1 em đọc-cả lớp theo dõi
- suy nghĩ trả lời
- Kể về giây phút chia tay giữa các nhân vật anh thanh niên, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư
- Người kể giấu mặt, không xuất hiện trong câu chuyện .
- Các nhân vật trong truỵện đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi, xưng "tôi" hay xưng tên)
- HS thảo luận, trả lời.
-> Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
- hs tóm tắt các ý
- HS đọc Ghi nhớ
- 1 em đọc
 Nhân vật xưng "tôi " -> chú bé Hồng 
- Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách 
-> Miêu tả được diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật "tôi "
- Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật người mẹ -> Tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu 
- Đọc yêu cầu BT 2.
- Nhóm 1: nhân vật anh thanh niên.
- Nhóm 2: nhân vật ông hoạ sĩ 
- Nhóm 3: nhân vật cô kĩ sư.
-> Thảo luận, trình bày, nhận xét .
- HS tự làm theo nhóm-trình bày
I. Vai Trò của người kể chuyện trong văn tự sự 
- Ngôi thứ 3: Có tính khách quan.( là người kể giấu mình, nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt ở tất cả mọi nơi trong văn bản, đã biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện.
- Ngôi 1: Có tính chủ quan
Thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện.
- Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn tức là đứng ở bên ngoài quan sát, miêu tả suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để hoá thân vào từng nhân vật
- Vai trò của người kể chuyện: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
II. Luyện tập 
* Bài tập 1
=> Ngôi kể thứ nhất
=> Ngôi kể thứ 3
* Bài tập 2
4/ Củng cố 
? Thế nào là ngôi kể thứ nhất. thứ ba?
? Hãy nêu vai trò của người kể trong văn bản tự sự 
5/Hướng dẫn học ở nhà:
- Xác định trong các văn bản “Làng”, “Chiếc lược ngà”, “Chuyện người con gái Nam Xương”, người kể thường được đứng ở vị trí nào? Vai trò?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc