Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 05: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 05: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

 1, Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

2- Về kĩ năng:

- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc

- Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức

3- Về thái độ

- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 05: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy: 
Tiết 5 - Bài 5:
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
I . Mục tiêu bài học:
 1, Về kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
2- Về kĩ năng:
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
- Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức
3- Về thái độ
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
II- Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: Nghiên cứu bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các bài báo, bài thơ về tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới.
Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong phần đặt vấn đề, sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về tình hữu nghị, đoàn kết giữa thiếu nhi và nhân dân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 - Thế nào là hoà bình? Để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh mỗi chúng ta cần phải làm gì? 
 - Bài tập trắc nghiệm:
 Em hãy cho biết những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình:
 a. Biết lắng nghe người khác
 b. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân
 c. Học hỏi những điều hay của người khác
 d. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình
 đ. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
2, Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu : GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Thiếu nhi thế giới vui liên hoan”, sau đó giới thiệu vào bài mới.
3, Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1: GV tổ chức học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề
*Mục tiêu 1: HS thấy được VN có mối quan hệ hữu nghị rộng rãi trên TG.
* Phương pháp: Đàm thoại; động não
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát ảnh
H: Qua quan sát ảnh và đọc thông tin em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước khác trên thế giới?
H: Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước như thế nào?
H: Việc Việc Nam tham gia vào nhiều tổ chức hữu nghị quốc tế và đặt quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia thể hiện điều gì?
H: Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước, tổ chức, khu vực trên thế giới?
H: Em hãy liên hệ thực tế cho biết các hoạt động hữu nghị của thanh thiếu niên nước ta với thanh thiếu niên các nước trên thế giới?
H: Tại sao Việt Nam ngày cần mở rộng mối quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới?
- GV sơ kết: Quan hệ hữu nghị giữa các nước góp phần giúp cho các nước tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển, tránh mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Vậy tình hữu nghị giữa các dân tộc là gì? Quan hệ hữu nghị có ý nghĩa gì đối với mỗi quốc gia và nhân loại? GV chuyển ý sang phần II.
Hoạt động 2 : GV tổ chức học sinh tìm hiểu nội dung bài học 
* Mục tiêu 2: HS nắm được thế nào là tình hữu nghị; ý nghĩa và chính sách của nhà nước ta.
Phương pháp: Tháo luận nhóm, đàm thoại.
H: Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
- GV mời 1 HS nhắc lại khái niệm tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
H: Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân một số nước khác mà em biết? 
? Các mối quan hệ hữu nghị này được thể hiện như thế nào
- GV có thể hỏi về tình hữu nghị giữa các nước khác
? Hãy lấy một vài biểu hiện thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
GV: Một sự kiện rất đáng nhớ đối với trẻ em Việt Nam trong thời gian vừa qua đó là: Người máy ASIMO một sản phẩm của công ty Honđa- đã quay trở lại Việt Nam lần 2 (Sự kiện này được tường thuật trực tiếp trên VTV3- 20/8/2005)
- GV: Đó là đối với dân tộc trên thế giới còn đối với quan hệ giữa các dân tộc trong một nước thì sao. Như các em đã biết Việt Nam là một nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh em vây để thành lập được mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc với nhau cũng là một việc rất quan trọng
? Hãy lấy một vài biểu hiện thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên đất nước ta
- GV giới thiệu một số bức ảnh HS đã sưu tầm về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- GV nhận xét và cho điểm những nhóm sưu tầm tốt.
- GV cho HS quan sát một số bức ảnh thể hiện sự hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật
GV: Như vậy chúng ta thấy rằng mối quan hệ hữu nghị được thiết lập trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá , giáo dục...
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm theo 4 nhóm:
H: Dựa vào các bức ảnh em hãy cho biết quan hệ hữu nghị mang lại lợi ích gì cho Việt Nam, cho các nước có quan hệ hữu nghị với Việt Nam?
H: Vậy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại?
- GV giảng: Chính vì lợi ích và ý nghĩa to lớn mà quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước mang lại nên Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến chính sách đối ngoại.
H: Dựa vào sgk cho biết Đảng và Nhà nước ta có những chính sách đối ngoại như thế nào?
- GV mời HS đọc phần Tư liệu tham khảo/sgk 18+19
H: Em hãy nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong tổ chức đó?
- GV giảng thêm: Việt Nam không chỉ là một thành viên mà còn là một thành viên tích cực trong các tổ chức quốc tế; nhiều ý kiến đóng góp và việc làm của Việt Nam đã có ý nghĩa góp phần vào cuộc chiến chống đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh trên thế giới. VD: Việt Nam có sáng kiến trong việc xoá đói giảm nghèo, đưa các kĩ sư nông nghiệp sang giúp một số nước Châu Phi 
H: Để góp phần vào quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước, công dân nói chung và HS chúng ta nói riêng cần phải làm gì ?
? Là học sinh em đã tham gia những hoạt động gì thể hiện tình hữu nghị với các nước trên thế giới
? GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ ca ngợi tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- GV giới thiệu thêm một số câu thơ của Bác Hồ:
“ Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”
“Việt – Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà- Cửu Long”
Hoạt động 3: GV tổ chức học sinh liên hệ thực tế, vận dụng những kiến thức đã biết để hành động cho hợp lí. 
Mục tiêu: HS vận dụng để có cách ứng xử trong các tình huống; thực tế.
Phương pháp: Sắm vai.
- GV tổ chức HS sắm vai theo tình huống:
Trên đường phố em gặp một bạn người nước ngoài hỏi thăm đường. Em sẽ làm gì?
- GV sơ kết: Giữ mối quan hệ thân thiện hữu nghị với các bạn nước ngoài chính là góp phần vào tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
? Qua tiết học hôm nay em rút ra điều gì
Hoạt động 4 : Luyện tập 
Mục tiêu 4: HS vận dụng kiến thức vào làm BT
Phương pháp: Hỏi và trả lời; động não.
H: Nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày
? Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây? Vì sao?
A, Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài
B, Trường em tổ chức giao lưa với HS nước ngoài
- GV HDHS làm BT 4 theo gợi ý trong VBT( trang 21)
- HS đọc bài
- HS quan sát ảnh sgk/17
- HS suy nghĩ và rút ra nhận xét: Chúng ta tham gia nhiều tổ chức hữu nghị song phương và đa phương với các nước khác
- Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia(đến tháng 3/ 2003)
- Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới
- Việt Nam muốn có quan hệ tốt, thân thiện với các nứơc.
- Hội nghị á- Âu; APEC; ASEM.
- Viết thư, giao lưu với sinh viên nước ngoài, kết nghĩa, tặng quà, thăm trẻ em ở trại trẻ mồ côi.
- HS suy nghĩ và rút ra câu trả lời
- HS nghe giảng
- HS suy nghĩ dựa vào sgk và trả lời 
- HS nhắc lại khái niệm
- HS suy nghĩ và nêu ví dụ: Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam- Liên Xô (Nga)
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Việt Nam đã giúp Lào rất nhiều trong cuộc giải phóng đất nước
- Trong thời bình ta đã giúp Lào về kinh tế, đặc biệt trong SeaGamess 22 ta đã tài trợ cho một số vận động viên Lào sang tập huấn tại Việt Nam...
- Giúp đỡ nhau về mặt kinh tế
- ủng hộ các nạn nhân sóng thần ở Thái Lan, Indonexia
- Giao lưu văn hoá: cuộc thi giọng hát vàng ASAN, lưu diễn ở nước ngoài
- Tuần lễ Hà Nội ở Ba Lan
- Chương trình ca nhạc giai điệu bạn bè: mời các ca sĩ , diễn viên nổi tiếng ở nước ngoài
- Người máy thông minh ASIMO đến Việt Nam mang theo 2 thông điệp
* Thành tựu công nghệ cao vì cuộc sống
*An toàn giao thông
- Cùng với ASIMO công ty Honđa đã tặng quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam 160000000. Đây là một việc làm thể hiện tnhf hữu nghị giữa Nhật Bản- Việt Nam
- HS nghe giảng
- ủng hộ đồng bào bão lụt
- ủng hộ người nghèo
- Giao lưu văn hoá
- Liên hoan tiếng hát dân ca giữa các miền , các dân tộc
- HS nộp kết quả sưu tầm và theo dõi kết quả sưu tầm 
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm và cử nhóm trưởng trình bày kết quả
(Quan hệ hữu nghị giúp Việt Nam có cơ hội phát triển nhiều mặt của đất nước, thêm hiểu biết về các nước khác. Các nước quan hệ với VN cũng góp phần phát triển thêm đất nước họ và hiểu biết về đất nước và con người VN, góp phần vào sự hoà bình, hữu nghị của thế giới.
- HS dựa vào sgk và hiểu biết bản thân trả lời 
- HS nghe giảng
- HS suy nghĩ dựa vào sgk và trả lời
- HS đọc Tư liệu tham khảo sgk/18+19
- HS suy nghĩ và trả lời:
(Liên hợp quốc, tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức y tế thế giới WHO, quỹ nhi đồng liên hợp quốc UNICEP, tổ chức các nước khu vực châu á- TBD APEC, tổ chức các nước ĐNA ASEAN)
- HS suy nghĩ và dựa vào sgk trả lời
- Viết thư UPU
- Tham gia vẽ tranh vì hoà bình
- Giao lưu với các bạn nước ngoài
- HS hát bài : “ Trái đất này là của chúng mình”
- Đọc thơ
- HS sắm vai theo tình huống 
- HS lựa chọn cách ứng xử phù hợp
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
- Tham gia vào các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài..
- HS suy nghĩ làm bài và trình bày ý kiến
- HS suy nghĩ, làm bài
- Hs theo dõi, làm bài
I/ Đặt vấn đề
1. Tìm hiểu thông tin
2. Quan sát ảnh
=> Quan hệ hữu nghị giữa các nước góp phần giúp cho các nước tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển, tránh mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế
II. Nội dung bài học
1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các nước: 
Tạo cơ hội và điều kiện cho các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
4. Trách nhiệm của công dân, học sinh: Phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống.
III- Bài tập
1- Bài tập 1
2- Bài tập 2
3- Bài tập 4.
4- Củng cố:
Những ý kiến dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là đúng hay sai?
Ý kiến
Đúng
Sai
1. Quan hệ giữa các nước trên thế giới chỉ là quan hệ xã giao, không có cơ sở bền chặt.
2. Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh
3. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau.
4. Việt Nam sẵn sang là bạn của tất cả các nước trên thế giới
5. Chỉ những nước gần nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị
6. HS còn nhỏ không thể góp phần xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
5, Hướng dẫn về nhà :
a. Học bài cũ; 
b. Làm các bài tập còn lại vở bài tập
c . Đọc trước và chuẩn bị tiết sau: Bài 6 - Hợp tác cùng phát triển
 - Trả lời các câu hỏi SGK; 
 - Sưu tầm các bài hát, tranh ảnh , bài báo nói về sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên thế giới./.

Tài liệu đính kèm:

  • docCD9_-_BAi_5.doc