Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 42: Tổng kết về từ vựng

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 42: Tổng kết về từ vựng

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

(Từ đồng âm. Từ trái nghĩa)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I. Chuẩn:

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Nâng cao, mở rộng: Phân tích các lựa chọn từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong văn bản cụ thể.

B. CHUẨN BỊ:

* THẦY: Soạn bài, bảng phụ thống kê các định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, bài tập.

 * TRÒ: Thống kê các định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa như trên.

C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Thảo luận, thực hành, trò chơi tiếp sức.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 * Ổn định: (1')

 * Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 * Triển khai bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 42: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42:
Ngày soạn: 22/10/2011
Ngày giảng: 25/10/2011
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Từ đồng âm... Từ trái nghĩa)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Nâng cao, mở rộng: Phân tích các lựa chọn từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong văn bản cụ thể.
B. CHUẨN BỊ:
* THẦY: Soạn bài, bảng phụ thống kê các định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, bài tập.
	* TRÒ: Thống kê các định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa như trên.
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Thảo luận, thực hành, trò chơi tiếp sức.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	* Ổn định: (1')
	* Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
	* Triển khai bài mới:
	* Khởi động: (1') GV nêu yêu cầu tiết ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (12’) Hệ thống hoá kiến thức về từ đồng âm. 
* GV dùng KT hỏi và trả lời.
? Thế nào là từ đồng âm? Lấy ví dụ?
* HS lấy ví dụ.
* GV nhận xét, lấy thê ví dụ trong thơ văn.
? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm?
? Trong hai trường hợp sau, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có từ đồng âm? Vì sao?
* HS làm việc cá nhân, lên bảng trình bày.
* GV nhận xét, chốt.
V. Từ đồng âm:
1. Khái niệm:
Những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa.
* Phân biệt:
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau
Hai hay nhiều từ có nghĩa rất khác nhau
2. Bài tập:
*Xác định từ nhiều nghĩa, từ đồng âm:
a) Lá (Lá xa cành): nghĩa gốc
Lá ( Lá phổi): nghĩa chuyển
=> Từ “lá”: hiện tượng từ nhiều nghĩa.
b) Đường (đường ra trận): đường đi
Đường (ngọt như đường): đường ăn
=> Vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau => Từ “đường”: hiện tượng đồng âm
Hoạt động 2: (13’) Hệ thống hoá kiến thức về từ đồng nghĩa..
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Ví dụ?
* HS lấy ví dụ.
* GV nhận xét, lấy thê ví dụ trong thơ văn.
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau đây?
? Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi?
? Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
* HS thảo luận nhóm, lên bảng trình bày.
* GV nhận xét, chốt.
VI. Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm:
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau - Một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Bài tập: 
* Chọn cách hiểu đúng:
d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
- Ví dụ: nhóm từ: chết, hi sinh, toi không thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
* “ Xuân” thay thế cho “tuổi”:
- Từ “xuân”: chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm, một năm lại tương ứng với một tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ (bộ phận chỉ toàn thể); bốn mùa = một tuổi là phép so sánh ngang bằng.
- Tác dụng: 
+ Tránh lặp lại từ “tuổi tác”.
+ Có hàm ý chỉ sự “tươi đẹp, trẻ trung” khiến cho lời văn vừa hóm hỉnh, vừa toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời.
Hoạt động 3:(10’) Hệ thống hoá kiến thức về từ trái nghĩa.
? Thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ?
? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
? Cho biết trong các cặp từ sau, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?
? Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?
* HS làm việc theo cặp, trình bày.
* GV nhận xét, chốt.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:
Những từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Tác dụng: Được sử dụng trong thể đối, tạo các hiện tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
2. Bài tập:
* Xác định cặp từ trái nghĩa:
- xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
* Xác định nhóm từ trái nghĩa:
- Nhóm 1 (sống - chết): chiến tranh – hoà bình; đực – cái; chẵn - lẻ...
- Nhóm 2 (già - trẻ): yêu – ghét; cao - thấp; nông – sâu; giàu – nghèo.
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (5')
	* Củngcố phần KT - KN: GV hệ thống hóa lại kiến thức vừa ôn tập
	* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
	- Hoàn thiện các phần bài tập còn lại; 
- Chuẩn bị bài: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo)
+ Nắm khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
	+ Lấy ví dụ trong văn thơ.
	* Đánh giá chung về buổi học:
.
	* Rút kinh nghiệm( về nghiệp vụ GV):

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 42.doc