Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết thứ 21 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết thứ 21 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- Hiểu được hôn nhân là gì.

- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết thứ 21 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 1/ 2011
Ngày giảng:
9A..
9B.. Tiết 21.
Bài 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Hiểu được hôn nhân là gì.
- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
2. Kĩ năng.
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
3. Thái độ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Không tán thành việc kết hôn sớm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Bảng phụ bài tập.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ.
H: Nhiệm vụ của thanh niên - học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
3. Bài mới.
Hoat động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
HS: Đọc.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.
H: Những sai lầm của T và M trong 2 trường hợp trên? 
HS: Trả lời.
GV: Ghi bảng.
H: Những sai lầm trên dẫn đến hậu quả gì?
HS: T phải làm lụng vất vả, gầy yếu xanh xao..
Chồng không quan tâm, chỉ ham chơi lười biếng..
Còn M có thai, người yêu trốn tránh trách nhiệm, phải nuôi con một mình trong sự hắt hủi của cha mẹ..
GV: Nhận xét, bổ sung, ghi một số ý chính.
H: Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?
HS:- Không chân chính và thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm đối với nhau, đồng thời vi phạm pháp luật.
GV: Qua câu chuyện của T và M, em đã rút ra cho mình bài học gì?
HS: X¸c ®Þnh ®óng vÞ trÝ cña m×nh hiÖn nay lµ HS THCS.
- Ko yªu lÊy chång qu¸ sím.
- Ph¶i cã t×nh yªu ch©n chÝnh vµ h«n nh©n ®óng ph¸p luËt quy ®Þnh.
H: Em quan niệm như thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong cuộc sống gia đình?
HS: Trả lời.
GV Bổ sung: - Tình yêu: Phải chân chính, lành mạnh, xuất phát từ sự tự nguyện, sự đồng cảm, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
(C¬ së cña t×nh yªu ch©n chÝnh:
- Lµ sù quyÕn luyÕncña hai ng­êi kh¸c giíi.
- Sù ®ång c¶m gi÷a hai ng­êi.
- Quan t©m s©u s¾c, ch©n thµnh tin cËy, t«n träng lÉn nhau.
- VÞ tha nh©n ¸i, thñy chung.)
- Tuổi kết hôn: Phải đúng tuổi theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam (nữ phải đủ từ 18 tuổi và nam là 20 tuổi trở lên)
- Vợ chồng phải bình đẳng, yêu thương nhau, chăm sóc và giúp đỡ nhau...
GV: Ở lớp 8, học bài "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình".
H: Các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm với nhau như thế nào?
HS: Có bổn phận, trách nhiệm qua lại với nhau.
H: Theo em, vì sao người ta nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?
 HS: Tình yêu chân chính là xuất phát từ sự đồng cảm, sự yêu thương chân thành và mông muốn sống với nhau trọn đời. Do đó khi chung sống với nhau hai bên sẽ hòa hợp với nhau hơn.
H: Vây em hiểu thế nào là tình yêu không chân chính?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
- Tình yêu vụ lợi, tham địa vị, danh vọng, thiếu trách nhiệm với nhau....
- Bị ép buộc, vì tiền tài, danh vọng...
GV: Tình yêu và hôn nhân không chân chính thì khó có thể đem lại hạnh phúc.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học.
H: Hôn nhân là gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
H: Trong hôn nhân, Nhà nước ta đã đề ra những nguyên tắc nào?
HS: Trả lời.
GV: Chốt một số ý chính.
GV: Lấy ví dụ cụ thể về các trường hợp hôn nhân nói trên.
H: Chính sách dân số của nước ta như thế nào?
HS:- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con, đứa đầu cách đứa sau từ 3 đến 5 năm 
H: Vì sao nhà nước ta lại đề ra chính sách về dân số như vậy?
HS: Trả lời.
Gv: Bổ sung.
Nhằm hạn chế tỉ lệ tăng dân số để có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn, hạn chế việc gây áp lực về kinh tế, việc làm đối với nhà nước. Khoảng cách sinh con được quy định như vậy là nhằm bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
GV: Mặc dù những nguyên tắc trên được PL quy định rõ ràng nhưng không phải bất kì cặp vợ chồng nào cũng thự hiện tốt.
H: Em hãy nêu lên một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL ?
HS: Ép buộc, chồng đánh vợ, sinh đông con; không cho người theo tôn giáo này kết hôn với tôn giáo khác..
* Hoạt động 3. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1.
HS: Suy nghĩ làm bài.
GV: Gọi HS trình bày.
HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
I. Đặt vấn đề.
 T: Chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn, kết hôn không có tình yêu.
Còn M: Vì nể, sợ người yêu giận mà quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Hậu quả: T phải làm lụng vất vả, gầy yếu xanh xao..
Chồng không quan tâm, chỉ ham chơi lười biếng..
Còn M có thai, người yêu trốn tránh trách nhiệm, phải nuôi con một mình trong sự hắt hủi của cha mẹ..
-> Không chân chính và thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm đối với nhau, đồng thời vi phạm pháp luật
II. Nội dung bài học.
1. Hôn nhân.
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc.
 Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2. Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân.
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ, 1 vợ 1 chồng; vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa người VN với người nước ngoài đều được tôn trọng và được PL bảo vệ.
+ Vợ chồng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số.
III. Bài tập.
Bài tập a.
- Ý đúng: d, đ, g, h, i, k
4. Củng cố.
H: Hôn nhân là gì? Trong hôn nhân, Nhà nước ta đã đề ra những nguyên tắc nào?
5. Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ.
Xem tiếp phần còn lại, làm bài tập cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc