Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp 2

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp 2

- Hiểu được thế nào là Chí công vô tư, những biểu hiện và ý nghĩa của Chí công vô tư.

- Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện Chí công vô tư, không Chí công vô tư. Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất Chí công vô tư.

- Ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện Chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng và biết làm nhiều việc tốt thể hiện Chí công vô tư

 

doc 115 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	 TIẾT 1: BÀI 1
Ngày giảng: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được thế nào là Chí công vô tư, những biểu hiện và ý nghĩa của Chí công vô tư.
- Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện Chí công vô tư, không Chí công vô tư. Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất Chí công vô tư.
- Ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện Chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng và biết làm nhiều việc tốt thể hiện Chí công vô tư.
II. Phương pháp
Kể chuyện, phân tích, nêu vấn đề, nêu gương, thảo luận...
III. Phương tiện:
- Tranh (L6) truyện, ca dao, tục ngữ
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
9A ................................;9B.......................;9C ....................;9D............
 2. Kiểm tra bải cũ:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị sách - vở học sinh
- Phổ biến khái quát chương trình.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Kể chuyện về tấm gương Bác Hồ; gương người tốt việc tốt.
GV? Câu chuyện trên nói về đức tính gì của Bác Hồ;
HS: trả lời
 GV dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục ĐV đề
GV: Cho HS tự đọc chuyện SGK (3’)
GV: Cho HS làm 4 nhóm thảo luận (3 tổ).
I Đặt Vấn Đề
 1.§äc vÊn ®Ò
 2. NhËn xÐt
N1 Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá.
Nhóm 1:
 Vũ Tán Đường: Hầu hạ Tô Hiến Thành khi ốm chu đáo.
Trần Trung Tá: Mải chống giặc nơi biên cương.
 Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay ông lo việc nước?
 Tô Hiến Thành dùng người căn cứ vào khả năng đích thực ko thiên vị.
 Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện đức tính gì?
 Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ: Lợi ích chung công bằng, ko thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
N2: (1) Mong muốn của Bác Hồ là gì?
(2) Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
 (3) Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Em có suy nghĩ gì?
Nhóm 2:
- Bác mong muốn: TQ được giải phòng, nhân dân hạnh phúc, ấm no
- Mục đích Bác theo đuổi: “Làm cho ích quốc, lợi dân”.
- Nhân dân ta kính trọng, khâm phục, tin yêu Bác.
=> chúng ta (em) tự hào là con cháu Bác Hồ.
N3: ? Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì?
N3: 
- Tiêu biểu của phẩm chất Chí công vô tư.
- Cần tu dưỡng, học tập theo gương Bác Hồ.
? Qua hai câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
- HS: Mỗi nhóm cử đại diện phát biểu, trình bày (trên giấy khổ lớn).
HS: Nhận xét ý kiến của các nhóm
GV: Nhận xét, kết luận, chuyển ý.
II. Nội dung bài học
Hoạt động 3: Tìm hiểu, rút ra nội dung bài học.
? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là Chí công vô tư?
GV: Cho HS làm bài tập nhanh
GV: Phát phiếu cho lớp
HS: Làm việc - trả lời cá nhân
GV: Nhận xét nêu đáp án đúng.
 Đúng: 1,2,4 
 => giải thích vì sao
 Sai: 3,5
HS: trả lời tự do thế nào là Chí công vô tư?
GV: Cùng HS nhận xét, kết luận
HS: ghi vở.
? GV: Ý nghĩa của phẩm chất đạo đức Chí công vô tư là gì?
HS: Tự do trình bày ý kiến
GV: Nhận xét, kết luận
HS: ghi bài
GV: Cho HS liên hệ (quan sát tranh, tìm ca dao, tục ngữ...) và thực hiện rèn đức tính Chí công vô tư qua thực hiện một số hành vi:
GV: Chuẩn bị ra giấy khổ to.
HS: Trả lời tự do.
GV: Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
?: Em hãy nêu vấn đề về lối sống Chí công vô tư mà em gặp trong cuộc sống?
HS? trả lời theo nhóm Chí công vô tư và không Chí công vô tư.
HS: Trả lời cá nhân
GV: Kẻ đôi bảng - ghi nhanh
GV: Nhận xét, kết luận
? GV: Chúng ta cần rèn luyện đức tính Chí công vô tư ntn?
HS: Thảo luận lớp - bày tỏ ý kiến
GV, HS: Nhận xét, kết luận.
HS: Ghi bài
HS: Đọc lại nội dung bài học
GV: Kết luận chuyển ý
1. Chí công vô tư: Công bằng, ko thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung.
2. Chí công vô tư: đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, phát triển.
3. Rèn luyện Chí công vô tư
- Ủng hộ, quý trọng người có đức tính Chí công vô tư.
- Phê phán hành động trái Chí công vô tư.
Hoạt động 4: Rèn luyện bài tập (SGK)
GV: Cho HS thực hiện bài tập theo nhóm. Phát phiếu cho HS.
N1: Bài tập 2
N2: Bài tập 3
HS: Làm việc
GV: Đọc đáp án các nhóm phiếu
HS: Nhận xét, bổ xung
GV: Kết luận, cho điểm
HS: Chữa bài tập
GV: Kết luận.
III. Bài tập:
- BT2: Tán thành hay ko tán thành quan điểm? vì sao?
+ Tán thành: d,đ
+ Ko tán thành: a,b,c
- BT3: HS trình bày suy nghĩ: phẩn đối các việc làm trên.
4. Củng cố
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
GV: Cho HS chơi sắm vai
HS: Xây dựng kịch bản về 1 trong 2 tình huống
1, Ông Ân, một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng
2, Ông Mạnh phụ trách công ty xây dựng chuyên bòn rút của ông, chiếm đoạt tài sản nhà.
HS: Thể hiện tiểu phẩm
Lớp: Nhận xét, bổ xung
GV: Đánh giá, kết luận
GV: Giao bài tập về nhà: Làm bài tập còn lại trên lớp và kết luận toàn bài.
5.H­íng dÉn häc ë nhµ
- Làm bài tập còn lại
- Đọc trước Bài 2.
 S: TIẾT 2: BÀI 2
G: TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu được thế nào là tính tự chủ, biểu hiện, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống.
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ đặc biệt hành động đúng.
- Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ, có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ.
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: 
Giải quyết vấn đề, thảo luận, đàm thoại, liên hệ.
2. Phương tiện
- Các câu chuyện, tấm gương về tự chủ, tranh (mượn L6)
- Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
KiÓm tra sÜ sè: 
9A ................................;9B.......................;9C ....................;9D............
2. Kiểm tra:
Câu hỏi: Em hãy nêu 1 ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất Chí công vô tư của thầy cô, bạn bè mà em biết?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV vào bài trực tiếp nói lên ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các câu chuyện của phần đặt vấn đề.
GV: Cử 2 HS đọc chuyện SGK
HS: Đọc chuyện: “Một người mẹ”
 “Chuyện của N”
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm- chia nhóm- giao câu hỏi.
I. Đặt vấn đề
1.§äc vÊn ®Ò
 2. NhËn xÐt
N1: (1) Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm ntn?
(2) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
(3) Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
N1: - Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS.
- Bà nén chặt nỗi đau, chăm sóc con. Bà tích cực giúp đỡ người khác bị HIV và vận động người khác cùng giúp đỡ.
- Bà làm chủ tình cảm, hành vi của mình.
N2: (1) Trước đây N là HS có ưu điểm gì?
(2) Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
(3) Vì sao N có kết cục xấu như vậy?
N2:- N bị bạn bè rủ rê hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy
- N trốn học-> thi trượt tốt nghiệp-> bị nghiện, trộm cắp.
- N không làm chủ tình cảm, hành vi bản thân => Hậu quả xấu bản thân, gia đình, xã hội.
N3: (1) Qua 2 câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
(2) Nếu trong lớp em có bạn như N, em và các bạn xử lý ntn?
N3:- Bà Tâm có tính tự chủ, vượt khó, ko bi quan, chán nản. N thiếu tính tự chủ, không tự tin.
- Động viên, gần gũi, phân tích giúp bạn cần thấy rõ tác hại của hành vi đó và cần sống hoà đồng hơn, phát huy tính tự chủ, tránh sai lầm như N.
HS: Thảo luận theo nhóm, cử thư kí, đại diện trình bày.
GV: Hướng dẫn (nếu cần)
HS: Trình bày
Lớp: Nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét phần trả lời của các nhóm. 
=> kết luận chung: Trong cuộc sống cần biết làm chủ bản thân (vượt khó, tránh lối sống thực dụng, ích kỉ) làm chủ hoàn cảnh sống.
HS: ghi vở.
GV: Chuyển ý: Nhấn mạnh về vấn đề cơ chế thị trường, những thách thức của nhà trường, xã hội.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Cho học sinh nhận biết biểu hiện của tự chủ.
(1) Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
(2) Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì?
(3) Vậy em hiểu thế nào là tự chủ?
HS: Trả lời tự do
GV: Gợi ý
Lớp: Nghe, nêu nhận xét.
GV: Tổng kết
HS: ghi vở.
GV: Cử 1 HS đọc lại khái niệm.
GV: a, Cho HS xử lí tình huống
+ Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
+ Bị bạn bè nghi oan.
+ Bố mẹ chưa đáp ứng yêu cầu của em
HS: Bày tỏ cá nhân
Lớp: Trao đổi, bổ sung.
GV: Nhận xét bổ sung
b, Làm bài tập tìm hành vi trái với tính tự chủ, qua phiếu.
HS: Trả lời nhanh.
Lớp: Nhận xét
GV: Kết luận
HS: Ghi bài
? GV: (1) Tự chủ có tác dụng gì trong cuộc sống?
(2) Trong thời kỳ cơ chế thị trường, tự chủ còn quan trọng ko? Vì sao? Cho ví dụ?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Tác động thêm ví dụ (Tham ô, tham nhũng, hàng giả)
HS: Ghi vở
GV: Hướng dẫn HS nêu ra phương pháp rèn luyện vào vở
+ Điều chỉnh hành vi, thái độ
+ Kiềm chế ham muốn, đòi hỏi
+ Tránh việc làm xấu, xa lánh cám dỗ...
GV Kết luận chuyển ý.
II. Nội dung bài học:
1. Tự chủ: Biết làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh sống.
2. Biểu hiện của tính tự chủ:
- Thái độ: Bình tĩnh, tự tin
- Biết điều chỉnh hành vi của mình, đánh giá, kiểm tra lại.
3. Tự chủ có ý nghĩa
- Tự chủ là đức tính quý, giúp ta sống đúng đắn, cư xử có văn hoá, đạo đức, vượt khó, khỏi sự cám dỗ.
Hoạt động 4: Cho học liên hệ thực tế
GV: Nêu tình huống: Quan sát tranh
HS: Giải quyết theo nhóm, đồng thời quan sát tranh.
? (1) Ở nhà: + Đòi bố mẹ mua nhiều quần áo
+ Nhiều bài tập khó, làm mãi ko ra?
(2) Ở trường: + Có bạn rủ trốn học chơi điện tử ăn tiền...
+ Giờ kiểm tra ko làm được bài...
(3) Ở XH: Nhặt được ví tiền rơi, có tiền và giấy tờ...
HS: Nhóm trưởng trình bày. Lớp bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận, chuyển ý.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập 1
HS: Làm bài- trả lời cá nhân
Lớp: Nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, đánh giá- HS ghi vở.
- Giải thích câu ca dao.
HS: Trả lời
GV: Gợi ý sau đó nhận xét, kết luận.
III. Bài tập
- Bài tập 1: Những hành vi thể hiện tính tự chủ.
- Đáp án đúng a, b, d, e.
4. Củng cố
- GV cho học sinh sắm vai.
- Tình huống: Khi ra đường gặp một em bé bị lạc
HS: Tự xây dựng kịch bản, lời thoại- Trình bày tiểu phẩm.
Lớp: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá tiểu phẩm
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập còn lại trang 8 (SGK)
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về tự chủ
- Chuẩn bị bài 3: “Dân chủ và kỉ luật”
 S :
 G : tiÕt 3: BÀI 3
DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được thế nào là dân chủ và kỷ luật, biểu hiện, ý nghĩa của dân chủ, kỷ luật trong nhà trường, xã hội.
- Học sinh biết giao tiếp, ứng xử và thực hiện tốt dân chủ, thùc hiÖn tèt kû luật..
Có ý th¸i ®é t«n träng quyÒn d©n chñ vµ kû luËt cña tËp thÓ
 II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
Động não, thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết tình huống.
2. Phương tiện
- Đĩa ghi tình huống ứng xử thể hiện dân chủ, kỷ luật, giấy A0, bút dạ.
- Các sự kiện, tình huống thể hiện dân chủ, kỷ luật.
III. Hoạt đ ...  bảo vệ tổ quốc vì:
- Non sông đất nước do công lao của cha ông ta xây dựng nên.
- Hiện nay còn nhiều thế lực thù địch, âm mưu thôn tính đất nước ta.
3, BVTQ bao gồm những nội dung gì?
3. Bảo vệ tổ quốc gồm nội dung:
- XD lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Thực hiện chính sách hậy phương quân đội.
- Bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
4, Chúng ta làm gì để góp phần BVTQ?
4. HS: ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, luyện tập quân sự bảo vệ trật tự trường học, nơi cư trú...
HS: Thảo luận (3’), trình bày
HS: Bổ sung
GV kết luận và nhấn mạnh
- Ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12
- Tham gia luật nghĩa vụ quân sự (18-27)
- Hành động BVTQ:
+ Nghĩa vụ quân sự
+ Ủng hộ gia đình, tình nghĩa
+ Tham gia ngày 27/7... Bảo vệ an ninh trật tự xã hội...
HS: ghi vở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ tổ quốc.
GV: Tổ chức
HS: Đọc tài liệu tham khảo SGK (64)
GV: Cho HS vận dụng làm bài tập 1 (SGK).
HS: Làm việc cá nhân. 2-3 HS trình bày: Lớp góp ý bổ sung
- Bài 1: Đáp án đúng: a,c,d,đ,e,h,i
Hoạt động 5: luyện tập
GV: Tổ chức HS làm việc cá nhân, xử lý tình huống. BTập 3 (65)
HS: Nêu cách xử lý
GV: Kết luận cách xử lý đúng
III. Bài tập
- Bài tập 3: Tình huống
Nếu là Hoà e sẽ:
+ Phân tích để mẹ hiểu
+ Nêu gương
+ Nhờ người lớn phân tích
4. Củng cố
GV: Cho HS vận dụng việc bảo vệ ANTT ở địa phương, trường học, nêu ví dụ cụ thể.
HS: Trình bày cá nhan, lớp nhận xét, bổ sung
GV: Kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập còn lại (trang 65-SGK)
- Sưu tầm ca dao- tục ngữ về BVTQuốc.
- Xem lại hệ thống chương trình giáo dục công dân đã học THCS chuẩn bị cho bài 18.
Thực hiện 
 TIẾT 32 – BÀI 18
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học
* Học sinh hiểu được thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 
- Hiểu trách nhiệm của thanh niên cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. từ đó cần rèn luyện toàn diện.
* Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và PL.
* Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của PL trong đời sống hàng ngày. 
II. Phương pháp
Thảo luận, giải quyết tình huống
III. Phương tiện
- Tấm gương về danh nhân đất nước, địa phương 
- Gương người tốt, việc tốt, phiếu học tập
IV. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
KiÓm tra sÜ sè: 
9A ................................;9B.......................;9C ....................;9D............
 2. Kiểm tra bài cũ
GV? Theo em vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Nêu những việc làm cụ thể về bảo vệ Tổ quốc của em và mọi người?
HS: Trả lời cá nhân- Lớp nhận xét bổ sung.
GV: Kết luận cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Nêu các hành vi
+ Chào hỏi lễ phép với thầy cô; đi bên phải đường; tranh chấp tài sản; trốn thuế; chăm sóc cha mẹ khi ốm đau...
GV? Những hành vi trên thực hiện tốt, chưa tốt những chuẩn mực gì?
HS: Trả lời
GV: Dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyện kể- đặt vấn đề
GV: Cử HS đọc truyện SGK
HS: đọc
GV: Tổ chức cho HS trao đổi
I. Đặt vấn đề
1. Đọc truyện
1. Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
2. Nhận xét
- Hải Thoại biết: tự trọng, tự tin, có tâm, trung thực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo-> người có uy tín cty.
2. Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại sống và làm việc theo Pháp luật?
- Giáo dục cho mọi người ý thức kỷ luật lao động, ý thức pháp luật: Nộp thuế đóng BHXH-> phản đối hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng...
3. Động cơ nào thôi thúc anh làm việc đó?
- Động cơ: Xây dựng công ty ngang tầm với sự đổi mới đất nước-> sống có đạo đức.
GV nhấn mạnh: Việc lo cho công ty phát triển góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh-> lối sống có đạo đức.
4. Việc làm của anh đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người, xã hội?
- Việc làm của anh có lợi:
+ Bản thân: Đạt danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
+ Công ty: Tiêu biểu ngành xây dựng, có uy tín-> xây dựng đất nước đi lên CNXH.
GV nhấn mạnh: Việc làm của anh xứng đáng là tấm gương về sống có đạo đức, tuân theo pháp luật.
HS: Trao đổi, trình bày.
Lớp nhận xét bổ sung.
GV: Kết luận nhấn mạnh gương anh Nguyễn Hải Thoại sống có đạo đức, làm việc, cống hiến đem lại lợi ích cho tập thể, cá nhân, gia đình-> quyết tâm đoàn kết..
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
GV: Cho HS tìm ví dụ về gương người tốt, việc tốt, sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật (vận dụng gương ở chương trình người đương thời).
- Hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật -> tác dụng.
HS: liên hệ Bác sĩ Lê Thế Trung
HS Nguyễn Thái Hoàng... 1 số lĩnh vực khác.
- Tìm những hành vi trái đạo đức, pháp luật -> tác hại.
Ví dụ: + Buôn bán ma túy (Vũ Xuân Trường)
+ Cờ bạc, ma tuý, giết người,... (Trương Văn Cam)
+ Tham ô tài sản Nhà nước (Nguyễn Đức Chi) 165 tỷ đồng; Lã Thị Kim Oanh.
+ HS quay cóp bài
+ Đua xe...
Sống ko có đạo đức và làm việc trái pháp luật -> hậu quả.
-> Kế hoạch rèn luyện.
Lớp trao đổi bổ sung
GV: Kết luận và nhấn mạnh mối quan hệ sống có đạo đức, tuân theo pháp luật
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, gợi ý:
II. Nội dung bài học
1. Thê nào là sống có đạo đức, tuân theo pháp luật?
1. Sống có đạo đức
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức (SN, kiên trì, thật thà, làm theo lẽ phải..)
- Chăm lo việc chung, quan tâm mọi người.
- Giải quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ.
- Tôn trọng lợi ích chung
- Kiên trì, hoạt động, thực hiện, mục đích.
2. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
2. Tuân theo pháp luật là
- Sống, hành động theo quy định bắt buộc của pháp luật.
3. Ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
3. Quan hệ sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Sống có đạo đức
Thực hiện pháp luật
- Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định
- Bắt buộc thực hiện quy định của pháp luật do nhà nước đặt ra.
- Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật.
4. Liên hệ trách nhiệm bản thân
4. Trách nhiệm của bản thân
+ Học tập tốt, lao động tốt
+ Rèn luyện đạo đức, tư cách
+ Có quan hệ tốt với bạn bè, gia đình, xã hội.
+ Nghiêm túc thực hiện pháp luật.
Hoạt động 5: Bài tập
- HS làm việc cá nhân bài tập 2
- HS trả lời
- GV kết luận
- GV nêu bài tập
+ Tìm hành vi sống thiếu đạo đức -> hậu quả.
Hành vi ko tuân theo pháp luật-> Hậu quả.
và thái độ của em.
HS: trả lời cá nhân- lớp góp ý.
GV kết luận.
III. Bài tập
- Bài 2:
Đáp án đúng: Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức: a,b,c,d,đ,e
- Hành vi thể hiện làm việc theo pháp luật: g,h,i,k,l.
- HS tự tìm
4. Củng cố
GV: Tổ chức cho HS sắm vai
Tình huống: 1, Gặp một cụ già qua đường bị ngã
2, Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của gia đình em
HS: Thảo luận xây dựng kịch bản - thể hiện
Lớp nhận xét
GV đánh giá, kết luận toàn bài
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập còn lại, sưu tầm ca dao, tục ngữ về sống có đạo đức, tuân theo pháp luật
- Ôn tập các bài đã học (kỳ).
 TIẾT 33: ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiêu bài học
- HS ôn tập, củng cố, khái quát, lại toàn bộ chương trình học từ kỳ 2 (từ bài 11 đến bài 17 và bài 18).
- Biết hệ thống lại các chuẩn mực pháp luật, phân tích, đánh giá, điều chỉnh hành vi, hành động tốt.
- Có lòng tin, niềm tin với Đảng- Nhà nước từ đó thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
II. Phương pháp
Thảo luận, trao đổi
III. Phương tiện
Băng phụ.
IV. Hoạt động dạy, học
1. Ổn định tổ chức
KiÓm tra sÜ sè: 
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập chung
GV tổ chức cho HS thảo luận nội dung
GV? 1, trong học kỳ 2 các em được học? phần của chương trình GĐC Lg? kể tên?
(ở kỳ I học mấy phần ? kể tên?)
I. Khái quát chung
- Lg kỳ 2 - Học phần 2 (các chuẩn mực pháp luật).
+ Từ bài 11- đến bài 17
- Kỳ I học phần 1 (các chuẩn mực đạo đức).
GV: Nhấn mạnh bài 18- bài khái quát chung của cả hệ thống chương trình GĐC
2, Đặc điểm của các chuẩn mực pháp luật.
+ Mục đích
- Ý thức tôn trọng pháp luật
- Chủ động thực hiện
- Tạo sự thống nhất ý chí -> hành động
-> XH ổn định có kỷ cương, nề nếp
+ Hình thức
+ Bắt buộc
+ Cấu trúc:
+ Giáo dục, ngăn ngừa, răn đe.
HS: trình bày
- Theo sự đồng tâm phát triển
Lớp: Nhận xét, bổ sung
II. Cụ thể 1 số bài
GV kết luận chung => Quyền luôn đi đôi với nghĩa vụ.
- HS nêu quyền, nghĩa vụ của một số bài.
3, Nêu quyền của công dân mà em biết?
- Nêu nghĩa vụ của công dân mà em biết ?
- Em có nhận xét gì ?
- Trong mỗi chuẩn mực quyền luôn đi đôi với nghĩa vụ.
HS: trả lời
GV nhấn mạnh hậu quả của việc thực hiện quyền mà không làm đầy đủ nghĩa vụ.
Cho HS nên ví dụ cụ thể
- GV tổ chức cho HS nêu các dạng bài tập và cách làm.
III. Bài tập
+ Bài tập trắc nghiệm
+ Giải quyết tình huống
+ Phân tích vấn đề - ứng xử
4. Củng cố
HS: Cho HS nêu khái quát chung
Nêu thắc mắc
GV: Giải đáp thắc mắc (nếu có)
5. Hướng dẫn học ở nhà
+ Ôn tập toàn bộ chương trình
+ Tuần sau thi kiểm tra kỳ 2. Về tìm hiểu về Nhà nước ta... ngày bầu cử.
TIẾT 34: KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh khái quát, vận dụng kiến thức đã học, từ đó rút kinh nghiệm để có cách điểu chỉnh cho phù hợp hành vi, hành động của mình.
- Học sinh vận dụng làm tốt bài kiểm tra, tự giác.
- Đảm bảo sự nghiêm túc
II. Phương pháp
Làm bài viết
Nhà trường phân công người coi
III. Phương tiện
- Làm trên đề bài thi
IV. Đề bài
TIẾT 35
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
 VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu bài học
- HS tìm hiểu về vấn đề quan trọng đang sắp diễn ra trong cả nước về Nhà nước XHCN Việt Nam và ngày bầu cử Quốc hội khoá XII ngày 20/5/2007.
- HS thấy được ý nghĩa của Nhà nước, ngày bầu cử đối với quyền, nghĩa vụ của công dân.
- HS thực hiện tốt quyền, làm đầy đủ nghĩa vụ của mình.
II. Phương pháp
Trao đổi, thảo luận.
III. Phương tiện
Tư liệu về Nhà nước ta.
IV. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức
KiÓm tra sÜ sè: 
9A ................................;9B.......................;9C ....................;9D............
 2. Kiểm tra
Tiến hành trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về Nhà nước CHXHCN Việt Nam
GV nêu một số lịch sử để HS nhớ, tìm hiểu.
+ Ngày 3/2/1930
+ Ngày 2/9/1945
+ Ngày 7/5/1954
+ Ngày 10/12/1946
HS nêu ý nghĩa từng ngày
Hoạt động 2: Tìm hiểu các sự kiện về các ngày bầu cử QH từ ngày đầu tiên năm 1946.
- GV kể tên các cuộc bầu cử QH từ QH khoá I đến QH khoá XII
- Những ai có quyền đi bầu cử QH?

Tài liệu đính kèm:

  • docGA GDCD 9(2).doc