1)-Kiến thức: Giúp HS :
- Nêu được thế nào là chí công vô tư.
- Kể được một số biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư.
2)- Kĩ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
Tuần Tiết BÀI 1: CHÍ CƠNG VƠ TƯ I-Mục tiêu: 1)-Kiến thức: Giúp HS : - Nêu được thế nào là chí công vô tư. - Kể được một số biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. - Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư. 2)- Kĩ năng: - Phân biệt được những biểu hiện của chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày. - Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. 3)- Thái độ: - Tôn trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư. - Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. II Các hoạt động trên lớp: 1)- Kiểm tra bài cũ: (1’)Giới thiệu sơ qua chương trình lớp 9. 2)- Giới thiệu bài:(1’) - Các em thử hình dung xem, nếu trong xã hội, trong tập thể, ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không?Quyền lợi của mọi người khi ấy có được bảo đảm không? Nội dung bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. - Giải nghĩa cụm từ “chí công vô tư”:hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng. 3)- Bài mới:(36’) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1:Phân tích truyện SGK giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư. - Yêu cầu HS đọc truyện về Tô Hiến Thành SGK. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. + Tô Hiến Thành đã có những suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành? Kết luận. Hoạt động 2:Thảo luận tìm biểu hiện và ý nghĩa. - Yêu cầu HS đọc truyện “Điều mong muốn của Bác Hồ” SGK. - Chia lớp ra 6 nhóm. - Phát câu hỏi cho HS. + Câu 1: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác? + Câu 2: Tìm những biểu hiện về chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống? + Câu 3 : Em hiểu chí công vô tư có tác dụng gì trong cuộc sống? Nhận xét. Hoạt động 3:Thảo luận lớp về cách rèn luyện. - Nêu vấn đề:Có ý kiến cho rằng:chỉ những người lớn, nhất là những người có chức, có quyền mới thể hiện được chí công vô tư, HS còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất này. Em có tán thành ý kiến đó không?Vì sao? - Yêu cầu HS ví dụ về lối sống chí công vô tư và không chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hằng ngày. - Tuyên dương những bạn làm tốt. - Chốt ý. Đọc theo yêu cầu. - Cả lớp chú ý và trả lời cá nhân. Trong việc dùng người, ông căn cứ vào khả năng, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp. Điều đó chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị trong giải quyết công việc, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung của đất nước,không vì lợi ích riêng của bản thân . - Lớp nhận xét, rút ra khái niệm. - Đọc theo yêu cầu. - Di chuyển thành nhóm. - Hai nhóm thảo luận 1 câu. Người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Nhờ phẩm chất cao đẹp đó, Bác được nhân dân dành trọn vẹn tình cảm đối với người:đó là sự tin yêu, lòng kính trọng,sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết. * Biểu hiện chí công vô tư : Tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng, tích cực đóng góp cho việc chung * Biểu hiện không chí công vô tư: Ích kỉ, tham lam, chỉ lo cá nhân, đối xử thiên lệch, tham lợi, trù dập người ngay Tác dụng:Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng,dân chủ,văn minh. - Đại diện nhóm trình bày,nhóm còn lại bổ sung. - Suy nghĩ, tìm ý tham gia thảo luận. Không tán thành, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng có thể thực hiện được. * Suy nghĩ và lần lượt lên bảng ghi vào 2 cột: Chí công vô tư:Làm giàu bằng sức lao động chính đáng;Hiến đất để xây trường;Bỏ tiền cho nhân dân xây cầu;Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo Không chí công vô tư:Chiếm đoạt tài sản nhà nước;Lấy đất công bán thu lợi;Bố trí việc làm cho con cháu, họ hàng;Trù dập người tốt 1)- Thế nào là chí công vô tư? Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2)-Ý nghĩa:Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh,XH công bằng, dân chủ,văn minh. 3)-Cách rèn luyện: - Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. - Phê phán hành động trái với chí công vô tư. 4)-Củng cố:(6’) -GV:Tổ chức cho HS sắm vai. -Tự xây dựng kịch bản, thể hiện tiểu phẩm. -Lớp nhận xét. -GV đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm cho HS. 5)-Dặn dò: (1’) - Làm bài tập SGK trang 5,6. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ có liên quan. - Tìm hiểu trước bài “Tự chủ”. Ca dao: “Ai ơi giữ chí cho bền Tục ngữ: Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. Luật pháp bất vị thân. 6 /Rút kinh nghiệm: Tuần Tiết . Bài 2: TỰ CHỦ I-Mục tiêu: 1)- Kiến thức: Giúp HS : - Hiểu được thế nào là tự chủ. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 2)- Kĩ năng: Biết làm chủ bản thân trong học tập và sinh hoạt. 3)- Thái độ: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. II- Các hoạt động trên lớp: 1)-Kiểm tra bài cũ:(5’) Câu 1:Thế nào là chí công vô tư ?Nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công vô tư mà em biết ? Câu 2: Hôm nay Lan trực cờ đỏ, đi kiểm tra lớp Hồng, lớp Hồng có 2 bạn đi trễ, nhưng Hồng là bạn thân của Lan nên Lan báo cáo lớp Hồng không có vi phạm gì. Em hãy nhận xét hành vi của Lan . Nếu là Lan, em sẽ cư xử thế nào ? GV gọi lần lượt 2 HS lên trả lời-Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, cho điểm. 2)- Giới thiệu bài:(1’) Giới thiệu gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Vậy, thế nào là tự chủ, tự chủ biểu hiện như thế nào, các em sẽ hiểu trong tiết học hôm nay. 3)- Bài mới:(33’) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1:Thảo luận phân tích tình huống phần “Đặt vấn đề”SGK. - Lần lượt yêu cầu 2 HS đọc 2 mẫu chuyện SGK. - Trả lời cá nhân theo câu hỏi sau: + Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con bị HIV/AIDS ? + N đã từ 1 HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào?Vì sao như vậy? + Cách cư xử của Bà Tâm và của N khác nhau ở điểm nào? - GV hỏi tiếp: Vậy theo em, thế nào là một người có tính tự chủ? - GV bổ sung và giải thích.Cho ví dụ. - Đặt câu hỏi tiếp:Theo em, vì sao con người cần phải biết tự chủ? * Gợi ý thêm:Tự chủ có lợi như thế nào?Nếu không biết tự chủ sẽ có hại như thế nào? Hoạt động 2:Dùng phương pháp kích thích tư duy, yêu cầu HS nêu những biểu hiện của tự chủ và ngược lại. - Nêu yêu cầu. - Ghi lên bảng ý kiến của HS theo 2 cột, sau đó hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng. + Nêu những biểu hiện của tính tự chủ? + Nêu những biểu hiện thiếu tự chủ? - Chuyển ý. Hoạt động 3:Liên hệ giúp HS biết cách rèn luyện tính tự chủ. - Yêu cầu HS suy nghĩ và đề xuất cách rèn luyện. - Khẳng định có nhiều cách rèn luyện khác nhau cho mỗi người. - Chốt lại nội dung 3 của nội dung bài học SGK. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Khi có ngưới làm điều gì đó khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự như thế nào? + Khi có người rủ em làm điều gì đó không đúng(ví dụ như hút thuốc lá, uống rượu, trốn học, trốn lao động) em sẽ làm gì? - GV chốt lại. Hai HS lần lượt đọc. Lớp theo dõi. Xung phong phát biểu. Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con;Bà tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS khác;Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi, chăm sóc họ. N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy. N trốn học, thi rớt tốt nghiệp. N bị nghiện, trộm cắp N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội Bà Tâm đã làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mình và làm những việc có ích.Bạn N do không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình đã bị lôi kéo đi đến chỗ sa ngã, hư hỏng. - HS xung phong phát biểu ý kiến cá nhân. - Ghi bài vào vở. - Trả lời ý kiến cá nhân. + Giúp ta sống có ích. + Giúp ta luôn bình tĩnh, tự tin và hành động đúng. + Nếu không làm chủ được bản thân con người dễ bị sa ngã, hư hỏng. - Đọc nội dung mục 1,2 SGK. - Lần lượt nêu những biểu hiện của tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ theo cách biết của mình. Bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng. Tự tin. Có thái độ ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giao tiếp. Biết tự kiềm chế, không hành động thô lỗ. Không bị người khác lôi kéo. Biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình. Biết sửa đổi thái độ, cách cư xử của mình. Suy nghĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn. Hay nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ. Trước khó khăn tỏ ra hoang mang sợ hãi, chán nản. Không vững vàng trước cám dỗ, dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Có những hành vi tự phát:nói tục, thô lỗ với mọi người. -Một vài HS đứng lên trình bày cách rèn luyện của mình. - Ghi bài vào vở. - Trả lời theo ý kiến, cách cư xử khác nhau của HS. 1)-Thế nào là tự chủ? - Tự chủ là làm chủ bản thân. - Người biết tự chủ ... ; Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. II-Tài liệu và phương tiện: SGK GDCD 9. Sách thực hành GDCD 9. III-Các hoạt động trên lớp: 1)-Kiểm Tra bài cũ : (5’) Câu 1:Vì sao có 1 số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là VPPL? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán, vận chuyển ma túy). Câu 2 : Làm bài tập 5 SGK. - GV: Gọi HS lên bảng trả lời, gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm. 2)-Giới thiệu bài: (1’) Kiến thức GDCD rất gần gũi và có liên quan đến đời sống thực tế của chúng ta, nhưng để giúp các em có thể hiểu sâu hơn một số kiến thức của các bài tương đối quan trọng hôm nay các em sẽ thực hành tiết ngoại khóa. 3)-Thực hành, ngoại khóa: (33’) TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 17’ 16’ Hoạt động 1: Đàm thoại với HS. Các câu ca dao sau muốn nói lên điều gì? Đường đi những lách cùng lau Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con. Cái bống cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội, đánh rơi mất chồng Chú lái ơi cho tôi mượn cỗ gầu sòng Tôi tát nước cạn cho chồng tôi lên. Em hãy cho biết hậu quả của nạn tảo hôn và cưỡng ép hôn nhân ? Em hãy cho biết 3 điều mà trong đời người một khi đã đi qua thì không lấy lại được và 3 thứ có giá trị nhất trong đời? - Đọc cho HS nghe lời dạy của Bác (sách thực hành trang 70) và yêu cầu HS cho biết ý chính của lời dạy trên? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Nêu tình huống sách thực hành trang 51. - Bài tập 8 & 10 sách thực hành trang 68. - GV kết luận. - Trả lời câu hỏi của GV. - Làm việc cá nhân. Cưỡng ép hôn nhân. Tảo hôn. VPPL, không hạnh phúc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con Thời gian, lời nói, cơ hội và tình yêu, lòng tự tin, bạn bè. - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. Luôn làm điều phải, tránh làm điều sai trái. Việc rèn luyện đạo đức phải luôn gắn chặt với việc rèn luyện thói quen tuân theo PL. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. Lan đúng. Hồng sai.Vì vừa học vừa yêu sẽ chi phối việc học, học dở, nghỉ học sớm, kết hôn sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con BT 8 : Bà Giáo làm vậy là không đúng, là VPPL. Vì bà đã cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự của con. Người không chấp hành đúng qui định của PL về đăng kí nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính. BT 10 :Trong thời bình nhà nước kêu gọi thanh niên nhập ngũ để củng cố an ninh quốc phòng. - HS trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. -Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 4)-Củng cố: (5’) Yêu cầu HS nhắc lại 1 số nội dung quan trọng. 5)-Dặn dò: (1’) Chuẩn bị lại nội dung từ đầu HK II, tiết sau ôn tập. Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Tuần 36 /Tiết 36. ÔN TẬP HỌC KÌ II I-Mục tiêu: 1)-Kiến thức: HS được củng cố, mở rộng và khắc sâu về các kiến thức PL đã được học trong học kì II. 2)-Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt được những hành vi thực hiện được đúng theo qui định PL và hành vi VPPL. Biết sống và hành động theo Hiến pháp và PL. 3)-Thái độ: Có lòng tin vào PL. Đồng tình, ủng hộ những việc làm đúng, phê phán, lên án, tố cáo những hành vi trái với qui định của PL. II-Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV GDCD 9. Sách thực hành GDCD 9. III-Các hoạt động trên lớp: 1)-Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 2)-Ôn tập: (39’) TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 39’ Thảo luận nhóm, giúp HS hiểu sâu hơn về những qui định của pháp luật. -Chia nhóm HS. - Nêu tình huống sẵn trong giấy phát cho từng nhóm : Tình huống 1:Trong 1 dịp đi dự đám cưới người bạn gái, Thủy tình cờ gặp và làm quen với 1 thanh niên tên Bình, Việt kiều ở Mỹ về. Ngay từ phút đầu, Thủy đã bị choáng ngợp bởi vẻ sang trọng và hào hoa của Bình, bởi vậy, chỉ sau vài lần gặp gỡ, trò chuyện sau đó, Thủy đã nhận lời yêu Bình.Đám cưới của 2 người được tổ chức nhanh chóng và rất linh đình. Thủy rất tự hào với bạn bè và mọi người. Hai người sống hạnh phúc như vậy được 2 tháng thì Bình nói đã đến lúc phải trở lại Mỹ và hứa sau khi thu xếp xong mọi việc sẽ đón Thủy sang để chung sống. Nhưng đã nhiều tháng trôi qua, không có tin tức gì của Bình, Thủy vô cùng lo lắng và tuyệt vọng Câu hỏi : Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong trường hợp của Thủy và Bình ? Tình huống 2 : Bà Nguyễn Thị X. lợi dụng địa thế nhà mình ở bên cạnh rừng cao su để mở 1 nhà hàng giải khát, nhưng thực chất là tổ chức mại dâm. Bà thuê 1 số cô gái trẻ trong nhà để bán hàng, tiếp khách. Bà còn thuê người cảnh giới và làm 1 đường thoát từ nhà ra rừng cao su để đề phòng khi bị công an kiểm soát. Câu hỏi : Bà X. có VPPL về kinh doanh không ? Là vi phạm gì (nếu có) ? Em hãy kể 1 số hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh và về thuế mà em biết ? Tình huống 3 : T là 1 thiếu niên (13 tuổi), rất hay gây sự đánh nhau với mọi người và ăn cắp vặt. Vừa rồi ông A trông thấy T lấy trộm chiếc xe đạp của ông Ba đem bán. Mọi người đã báo công an và T đã bị bắt. Tuy nhiên chỉ nửa ngày sau đã thấy cậu ấy ở ngoài phố. Mọi người bàn tán và đưa ra các ý kiến dưới đây, theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao ? T phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. T không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì chưa đủ 14 tuổi. T đã VPPL hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi trộm cắp của mình. Tình huống 4 : Trong những năm gần đây trước khi ban hành các văn bản PL hoặc các chính sách quan trọng liên quan đến đời sống của cộng đồng, Chính phủ thường tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Theo em, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các văn bản PL quan trọng hoặc các chính sách lớn của Đảng và nhà nước thể hiện quyền gì của người dân ? Quyền bình đẳng trước PL của CD. Quyền tự do ngôn luận của CD. Quyền khiếu nại, tố cáo của CD. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. (Người dân có thể góp ý cho các văn bản này bằng cách nào ?) Tình huống 5 : Có bạn nói : Bảo vệ Tổ quốc là phải trực tiếp cầm súng đánh giặc, chứ việc quan tâm chăm sóc thương binh, các gia đình chính sách thì có gì liên quan đâu ? + Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao? Tình huống 6 : Chị Mai từ Rạch Gía lên thành phố để kiếm việc làm. Chị đã kí kết hợp đồng lao động với công ty may X. Trong quá trình làm việc, có lần chị đã phản đối Giám đốc công ty vì bắt công nhân làm quá giờ lao động nhưng lại không tính tiền tăng ca. Viện cớ chị không có hộ khẩu trong thành phố, ông Giám đốc buộc chị thôi việc khi chưa chấm dứt hợp đồng lao động. + Theo em, việc làm của ông Giám đốc là đúng hay sai ? Vì sao? Chị Mai có quyền tiếp tục làm việc ở công ty X không ? - GV nhận xét, kết luận. - Chia 6 nhóm, cử thư kí, nhóm trưởng, tiến hành thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. Tình yêu và hôn nhân trong trường hợp của Thủy và Bình là cảm tính và vội vàng, thiếu cơ sở hiểu biết rõ về nhau. Chỉ qua vẻ ngoài sang trọng, hào hoa, chỉ qua vài lần gặp gỡ, trò chuyện mà đi đến yêu và quyết định kết hôn, đó là 1 sự mạo hiểm, nhất là đối với 1 thanh niên sống ở nước ngoài về như Bình. Trái lại cần phải có thời gian thì Thủy mới có thể hiểu rõ tình cảm của Bình đối với mình có thật sự sâu sắc, chân thành hay không. Chính vì không thận trọng, vội vàng mà Thủy đã phải gánh chịu hậu quả rất đau lòng. Chúng ta cần phải có thái độ nghiêm túc và thận trọng, tránh thái độ cẩu thả, vội vàng, cảm tính hoặc vụ lợi trong tình yêu và hôn nhân. Bà X có VPPL về kinh doanh, cụ thể là kinh doanh lĩnh vực mà nhà nước cấm (tổ chức mại dâm). Đó là 1 tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ. Ý kiến C đúng. Vì : T chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp xe đạp (theo qui định của PLHS). Tuy nhiên theo pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, T phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi VPPL của mình. + Biện pháp xử lí hành chính đối với T là : Cảnh cáo (theo điểm a, khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh xử lí VPHC) Buộc trả lại tài sản đã lấy cắp (theo điểm a khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh XLVPHC) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn (theo điểm b khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh XLVPHC). Phương anù d. Người dân có thể góp ý cho các văn bản này bằng cách : + Viết thư góp ý và gửi đến các cơ quan tổ chức lấy ý kiến theo địa chỉ cho trước. + Gửi thư góp ý lên các chuyên mục ý kiến của nhân dân trên các báo, đài phát thanh, truyền hình. Em không tán thành với ý kiến đó. Vì: Các thương binh và những người của các gia đình chính sách là những người đã cống hiến sức lực và cả xương máu của mình để BVTQ. Những người đó xứng đáng được sự quan tâm, đền đáp. Sự quan tâm, chăm sóc thương binh và gia đình chính sách là nguồn động viên đối với những người đang phục vụ tại ngũ, khiến họ an tâm công tác và lập công nhiều hơn trong li4ng vực BVTQ. Việc làm đó còn có tác dụng động viên đối với cả những người đang sẵn sàng nhập ngũ. Việc làm của ông Giám đốc là sai. Vì đã vi phạm hợp đồng lao động. Chị Mai có quyền tiếp tục làm việc ở công ty, vì chưa hết hạn hợp đồng. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3)-Củng cố: (5’) Nhắc lại 1 số nội dung trọng tâm của HKII. 4)-Dặn dò: (1’) Ôn tập thật tốt chuẩn bị thi HK. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: