Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 15

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 15

. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là chí công vô tư

 - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư

 - Ý nghĩa của chí công vô tư

2. Kĩ năng:

 - Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

 

doc 96 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tổng hợp lần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
j
Ngày soạn:...thángnăm 
Ngày dạy:thángnăm 
Tiết: 	Bài 1
Chí công vô tư
Đ Đ Đ Đ Đ
A – Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là chí công vô tư
	- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
	- ý nghĩa của chí công vô tư
2. Kĩ năng:
	- Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
	- Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư
3. Thái độ:
	- ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống
	- Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong khi giải quyết công việc
	- Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư
B Phương pháp
GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
	- Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại
	- Nêu vấn đề, tình huống, nêu gương, thảo luận nhóm
C Tài liệu và phương tiện
	- Tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư
	- Ca dao, tục ngữ, chuyện kể về phẩm chất chí công vô tư
D –Hoạt động dạy học
1. ổn định kiến thức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
	Chuyện về "Một ông già lẩm cẩm" gánh trên vai 86 tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi Văn Huyền (còn gọi là ông Tuấn Dũng) nhà ở thôn Thái Bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì, Hà Tây đã, đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời "Học được chữ của người và mang trả cho người"
	- GV đặt câu hỏi: Câu chuyện trên nói về đức tính gì của ông giáo làng Bùi Văn Huyền ?
	- Học sinh trả lời cá nhân
	- GV: Để hiểu được ý nghĩa của đức tính trên chúng ta học bài hôm nay
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
- học sinh đọc mục đặt vấn đề
Giao việc:
Nhóm 1: 
Câu 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Câu 2: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
Câu 3: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì?
Nhóm 2:
Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Câu 2: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
Câu 3: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Suy nghĩ của bản thân em?
Nhóm 3: 
Câu 1: Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì?
Câu 2: Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người
- Học sinh: Trình bày ý kiến của nhóm
- Học sinh: Nhận xét ý kiến các nhóm
- GV: Nhận xét và kết luận
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1:
Câu 1: - Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo
- Trần Trung Tá mãi việc chống giặc nơi biên cương
Câu 2: Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước
Câu 3: Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải
Nhóm 2:
Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no
Câu 2: Mục đích sống của Bác Hồ là "làm cho ích quốc, lợi dân"
Câu 3: Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiết
Bản thân em luôn tự hào là con, cháu của Bác Hồ. Sẽ không có ngôn từ nào để ca ngợi, để biết ơn, để kể hết được tình cảm của em và các bạn
Nhóm 3: 
Câu 1: Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư
Câu 2: Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ
Hoạt động 3
	 tìm hiểu nội dung bài học 
- GV: Cho học sinh làm bài tập nhanh
- GV: Phát phiếu học tập cho cả lớp
Câu 1: Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Vì sao những việc làm còn lại không chí công vô tư?
1. Làm việc vì lợi ích chung
2. Giải quyết công việc công bằng
3. Chỉ chăm lo lợi ích của mình
4. Không thiên vị
5. Dùng tiền bạc, của cải nhà nước
 cho việc cá nhân
Đáp án đúng: 1, 2, 4
Đáp án sai: 3, 5
- GV: Đặt câu hỏi cho cả lớp
Câu hỏi: ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư
- HS: Tự do trình bày ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét kết luận
- HS: Ghi bài
- GV: Cho học sinh liên hệ và từ đó biết cách rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào
Câu hỏi 1: Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư?
1.Giải quyết công việc thiên vị
2. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân
3. Tham lam vụ lợi
4. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng
5. Che giấu khuyết điểm cho người thân, 
 người có chức, có quyền
Đáp án đúng: 1, 2, 3, 5
Câu hỏi 2: Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày
- GV: Tổ chức cho H S trả lời theo nhóm
- HS: Một nửa lớp trả lời ví dụ chí công vô tư. Một nửa lớp trả lời ví dụ không chí công vô tư
- GV: Ghi ý kiến của H S lên bảng theo 2 cột
- HS: Trả lời cá nhân
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình
- Hiến đất để xây trường học
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại
- Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo
- Chiếm đoạt tài sản nhà nước
- Lấy đất công bán thu lợi riêng
- Bố trí việc làm cho con, cháu họ hàng
- Trù dập những người tốt
 - GV: Nhận xét, kết luận
II. Nội dung bài học
1.Thế nào là chí công vô tư?
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
2. ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
- ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư
- Phê phán hành động trái chí công vô tư
Hoạt động 4
 luyện tập bài tập SGK
- GV: Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Bài 2 SGK, trang 5 + 6
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Tại sao?
a. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư
b. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình
c. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư
d. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân
đ. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm
Nhóm 2: Bài tập 3 SGK, trang 6
Em sẽ làm gì mỗi trường hợp sau đây, giải thích vì sao?
a. Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em
b. Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó bị đa số các bạn phản đối
c. Trong danh sách đề cử dự Hội nghị "Cháu ngoan Bác Hồ", bạn Trang rất xứng đáng nhưng một số bạn không đồng ý cử vì Trang hay phê bình các bạn đó khi các bạn có khuyết điểm
- GV: Có thể tổ chức trò chơi "nhanh mắt, nhanh tay" khi thực hiện hoạt động này
- HS: Các nhóm trả lời
- HS: Trả lời nhanh, nộp phiếu học tập cho GV
- GV: Đọc đáp án của học sinh
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét kết luận
- HS: Chữa bài tập vào vở
- GV: Cho điểm cao những học sinh có phương án đúng và có giải thích rõ ràng
- GV: Kết luận chuyển ý
Mỗi chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với phẩm chất chí công vô tư, để cùng mọi người xây dựng một nhà nước công bằng và hạnh phúc
Bài tập 2:
- Tán thành quan điểm d, đ
- Không tán thành a, b, c
Bài tập 3:
HS trình bày suy nghĩ
Phản đối các việc làm trên
Hoạt động 5
Củng cố, dặn dò
Củng cố
- GV: Tổ chức cho H S trò chơi đóng vai
- HS : Tự xây dựng kịch bản về hai tình huống sau:
1. Ông An, một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng
2. Ông Mạnh, phụ trách của một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản nhà nước
- HS: Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV: Đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm cho học sinh
Dặn dò:- Làm tiếp bài tập ở lớp
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
	Tiết 2:	
Bài 2: Tự chủ.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
	- Học sinh hiểu được thế nào là tính tự chủ
	- Biểu hiện của tính tự chủ
	- ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội
2. Kĩ năng:
	- Học sinh biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ
	- Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác
3. Thái độ:
	- Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ
	- Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác
B. Phương pháp
 - Đàm thoại, thảo luận
	- Nêu và giải quyết vấn đề
	- Liên hệ bản thân, tập thể. Liên hệ thực tế, xây dựng kế hoạch và biện pháp rèn luyện
C. Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV GDCD 9.
- Các câu ca dao và tục ngữ.
- Các câu chuyện, gương về đức tính tự chủ.
D. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu một việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn học sinh, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy- trò
Nội dung Kiến thức
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2:
GV: Gọi HS đọc 1 lần 2 câu chuyện trong SGK.
HS: Đọc câu chuyện "Một người mẹ" và "Chuyện của N".
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, giao câu hỏi thảo luận cho từng nhóm.
Nhóm 1:
Câu 1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
Câu 2: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình
Câu 3: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2:
Câu 1: Trước đây, N là học sinh có những ưu điểm gì?
Câu 2: Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
Câu 3: Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
Nhóm 3:
Câu 1: Qua hai câu chuyện về bà Tâm và N, em rút ra bài học gì?
Câu 2: Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lý như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét chéo.
GV: Nhận xét phần trả lời của từng nhóm và kết luận chung.
 Hoạt động 3:
GV: Đàm thoại giúp học sinh bước đầu nhận biết những biểu hiện của tính tự chủ
GV: Đặt câu hỏi
Câu 1: Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
Câu 2: Làm chủ bản thân là làm chủ lĩnh vực ở những lĩnh vực nào.
HS: Trả lời câu hỏi. 
GV: Tổng kết các ý kiến. 
H S: Nhắc lại khái niệm.
GV: Tổ chức trò chơi xử lý tình huống, giúp học sinh biết được những biểu hiện của tính tự chủ.
Câu 1: Em sẽ xử lý như thế nào khi gặp các tình huống sau:
+ Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học
+ Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra
+ Chăm sóc người nhà ốm trong bệnh viện
+ Bị bạn bè nghi oan
+ Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em
+ Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo
HS: Bày tỏ ý kiến cá nhân, cả lớp góp ý, trao đổi
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Cho học sinh làm bài tập nhanh bằng phiếu học tập
Câu 2: Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?
+ Tính đột phát trong giải quyết công việc
+ Thiếu cân nhắc, chín chắn
+ Nói năng, cãi vã, gây g ... ó lí tưởng sống đẹp
+ Bản thân: Tự tin, tự lập
- GV: Kết luận, chuyển ý.
 Hoạt động 4:
- GV: Tổ chức H S làm bài tập SGK
Bài tập 2: (SGK) trang 68, 69
- GV: Có thể cho H S làm vào phiếu học tập, hoặc ghi bài tập lên bảng phụ
- GV: Cử 1 – 2 em học sinh trả lời
- HS: Cả lớp nhận xét
Bài tập 6: (Sách tình huống GDCD): Những hành vi nào sau đây không có đạo đức và không tuân theo pháp luật?
Đi xe đạp hàng 3, hàng 4
Vượt đèn đỏ, gây tai nạn
Vô lễ với thầy cô giáo
Làm hàng giả
I. Đặt vấn đề.
Câu 1: Những biểu hiện về sống có đạo đức:
- Biết tự trọng, tự tin, có tâm, trung thực
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hoá, văn nghệ)
- Trách nhiệm, năng động, sáng tạo (Bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ kiến thức, mở rộng sản xuất)
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty
Câu 2: Những biểu hiện sống, làm việc theo pháp luật
- Làm theo pháp luật
- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động
- Mở rộng sản xuất theo quy định pháp luật
- Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội
- Luôn luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, trốn thuế, đánh cắp, đánh tráo,
Câu 3: 
- Động cơ thúc đẩy anh là: "Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước"
- Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là: "Sống có đạo đức và làm theo Hiến pháp, pháp luật"
Câu 4: Việc làm của anh đã có lợi:
- Bản thân đạt danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới"
- Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng
- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
1. Hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật
* Tác dụng tích cực
2. Hành vi sống không có đạo đức, làm việc trái pháp luật
* Hậu quả 
3. Kế hoạch rèn luyện bản thân
II. Nội dung bài học
1. Sống có đạo đức là:
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người
- Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ
- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích
2. Tuân theo pháp luật là: Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật
3. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật
Sống có đạo đức
Thực hiện pháp luật
- Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định
- Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do nhà nước đề ra
- Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện 
pháp luật
4. Trách nhiệm bản thân:
- Học tập tốt, lao động tốt
- Rèn luyện đạo đức, tư cách
- Quan hệ tốt vời bạn bè, gia đình và xã hội
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ.
III. Bài tập
Bài 2. (SGK) trang 68, 69
Đáp án đúng: - Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức:a, b, c, d, đ, e
- Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật: g, h, i, k, l
Bài 6.
Đáp án:
- Không có đạo đức: c, đ
- Vi phạm pháp luật: a, b, d, e
4. Củng cố:
GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai
- GV: Đưa ra tình huống
Tình huống 1: Gặp 1 cụ già qua đường bị ngã
Tình huống 2: Có người bị công an truy đuổi, ngườ đó dúi vào tay người khác một gói hàng nhờ giấu hộ
- HS: Cử 2 nhóm tham gia
- HS: Tự phân vai, viết lời thoại
- HS: Cả lớp nhận xét
- GV: Đánh giá, tổng kết
- GV cho HS làm bài tập để kiểm tra thái độ, liên hệ trách nhiệm bản thân
Bài tập: Những hành vi nào sau đây mà học sinh chúng ta phải rèn luyện? 
- Có hiếu với cha mẹ
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô
- Hoà thuận, thương yêu anh chị em
 trong gia đình
- Thực hiện an toàn giao thông
- Ngăn ngừa tệ nạn xã hội
5. Dặn dò:
- Làm các bài tập 1, 3, 4, 5, 6 trang 68, 69 SGK
- Sưu tầm thực tế những hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật và ngược lại
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật.
- Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra học kì II.
6. Rút kinh nghiệm
 --------------------------------------------------------	
Tiết 33
Ôn tập học kì II
a. mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS:
 Hệ thống hoá, khái quát hoá các kiến thức đã học ở học kì II: Từ bài 11 đến bài 18.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức đã học.
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức tích cực, chủ động trong học tập.
b. phương pháp
 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
 - Phương pháp xử lí tình huống.
c. tài liệu và phương tiện
- SGK và SGV GDCD 9.
- Những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống.
d. hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ôn tập của học sinh ở nhà.
3. Bài mới:
I. Ôn tập lí thuyết:
GV: Em hãy trình bày những kiến thức đã học ở học kì II?
HS: Trả lời.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ Quốc.
- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 
GV: Tại sao lực lượng thanh niên lại phải có trách nhiệm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
HS: Trả lời:
- Thanh niên là lực lượng trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo...
- Họ là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí cách mạng Việt Nam.
- Lực lượng xung kích....
GV: Em hiểu quyền và nghĩa vụ là gì?
HS: Trả lời:
- Quyền là quyền lợi, là cái mọi công dân được hưởng theo qui định của pháp luật.
- Nghĩa vụ là cái phải làm theo qui định của pháp luật.
GV: Nêu nội dung của những quyền mà công dân được hưởng và nghĩa vụ mà công dân phải làm?
HS: Trả lời:
- Quyền trong hôn nhân
- Quyền tự do kinh doanh
- Quyền tự do lao động
...
- Nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- Nghĩa vụ đóng thuế...
II. Bài tập luyện.
Bài tập 1: Những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? Vì sao.
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện thân thể.
B. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
C. Học tập vì quyền lợi của bản thân.
D. Ngại tham gia các phong trào do đoàn thanh niên tổ chức vì sợ mất thời gian, công sức.
E. Giúp đỡ bạn bè xung quanh để cùng tiến bộ.
Bài tập 2: Cho các hành vi sau, hãy phân loại vi phạm và biện pháp xử lí?
- Trộm cắp xe máy.
- Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán.
- Lấn chiếm đất ở của hàng xóm
- Cướp giật tài sản công dân
- Viết bậy, vẽ bẩn lên tường lớp học.
Bài tập 3:
Cho các tình huống sau:
TH 1: Một người mắc bệnh tâm thần cướp giật túi tiền của người đi đường.
TH 2: Một người say rượu lái xe gây tai nạn.
Theo em ý kiến nào dưới đây là đúng:
a. Cả hai trường hợp đều vi phạm pháp luật.
b. Cả hai trường hợp không vi phạm pháp luật.
c. Trường hợp 1 vi phạm pháp luật.
d. Trường hợp 2 vi phạm pháp luật.
III. Định hướng.
Bài tập 1: 
Biểu hiện có trách nhiệm 
Biểu hiện thiếu trách nhiệm
A
B
E
C
D
Bài tập 2:
Hình sự
Dân sự
Hành chính
Kỉ luật
- Trộm cắp xe máy.
- Cướp giật tài sản công dân
- Lấn chiếm đất ở của hàng xóm
- Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán.
- Viết bậy, vẽ bẩn lên tường lớp học.
Bài tập 3:
Chọn câu trả lời d.
4. Củng cố:
Nêu và xử lí một số tình huống xảy ra ở địa phương em về vấn đề: Hôn nhân
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị nội dung ngoại khoá: Bàn về vấn đề tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương em.
Tiết 34. Thi học kỳ II
 ( Theo đề của phòng GD)
 Ngày soạn: 16/5/2008
 Ngày dạy: 20/5/2008
Tiết 35: 
Thực hành ngoại khoá 
Chủ đề: Tệ nạn xã hội
A. mục tiêu bài học:
- Giúp hs thấy được sự nguy hiểm của các tệ nạn xã hội xảy ra ngay tại địa phương mình
- Hình thành ở HS kỹ năng nhận xét, đánh giá khách quan trung thực.
- Giáo dục ý thức, đạo đức và tránh xa các tệ nạn, khuyên răn, động viên những người sa vào các tệ nạn hãy sửa chữa...
B. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Tổ chức trò chơi sắm vai.
C. Tài liệu và phương tiện.
- Số liệu về những người nghiện ma tuý, bài bạc ở địa phương.
- Bài tập tình huống GDCD lớp 9.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ngoại khoá của học sinh ở nhà.
3. Bài mới:
I. Các tệ nạn xã hội ở đại phương
GV: Sau quá trình tìm hiểu thực tế ở địa phương các nhóm hãy trình bày những ghi nhận của bản thân về tình hình tệ nạn xã hội đang có ở địa phương em.
HS: Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả tìm hiểu thực tế của nhóm mình, nhận xét chéo về khả năng tìm hiểu của các nhóm.
GV: Nhận xét chung:
 Quảng Hùng là một xã vùng biển, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong xã phân bố dân cư làm hai khu vực: vùng miền đồng và vùng biển. Thanh niên vùng biển có công ăn việc làm là đi đánh cá, còn thanh niên vùng miền đồng chủ yếu là đi làm cửu vạn ở Hà Nội. Trong số đó có rất nhiều em đã không tự giữ được mình nên sa vào con đường nghiện ngập, có một số trường hợp tiêm chích quá liều nên xốc thuốc gây tử vong như.... Bên cạnh đó ở địa phương còn một số trường hợp đánh bài bạc và đã bị công an huyện về bắt và giam giữ....
II. Giải pháp
GV: Tổ chức cho HS thảo luận đưa ra các giải pháp cho thực trạng trên.
HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, nhận xét chéo.
Các giải pháp:
- Về phía gia đình: Giáo dục con từ khi còn nhỏ, bố mẹ phải thật sự nghiêm khắc với những lỗi lầm của con, biết được tác hại của ma tuý, mại dâm, bài bạc để mà cảnh báo tác hại với con cái...
- Về phía nhà trường: Có các biện pháp, và phương pháp lồng ghép vào chương trình học để giáo dục cho HS phải tránh xa các tệ nạn xã hội...
- Về phía xã hội: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, triệt phá được các ổ tệ nạn xã hội.
III. Tiểu phẩm tuyên truyền.
GV: Đưa ra yêu cầu HS xây dựng các tiểu phẩm có tác dụng tuyên truyền
HS: Thảo luận nhóm, xây dựng các tiểu phẩm và thể hiện, nhận xét chéo.
Ví dụ:
 Bạn Nam là học sinh lớp 9A. Bạn học giỏi, ngoan ngoãn. Một hôm bố mẹ đi làm có anh hàng xóm sang chơi có đưa cho bạn điếu thuốc và nói: 
 - Kéo một hơi đi phê lắm.
Nam từ chối:
 - Em không biết hút thuốc.
Nhưng anh cứ nài nĩ Nam đã hút thử . Sau lần đó hôm nào Nam cũng gặp anh hàng xóm để xin thuốc. 
HS: Xây dựng tình huống trên có thể có nhiều nhân vật như: Nam, anh hàng xóm, bố mẹ, cô giáo, các bạn học cùng lớp, các chú công an...
Nội dung: Giáo dục tuyên truyền các bạn học sinh thấyđược tác hại của ma tuý học đường...
4. Củng cố:
Tự truyên truyền ở địa bàn nơi em ở về tác hại của ma tuý nói riêng và tác hại của các tệ nạn xã hội nói chung.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học.
- Rèn luyện phấn đấu trong hè để trở thành một công dân tốt.
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong dan 9(2).doc